Hiện nay, bình quân người Việt Nam tiêu thụ 55 – 57 kg thịt các loại, 130 – 135 quả trứng/năm, chỉ bằng 70 – 80% so với các nước châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc.
Chia sẻ tại Diễn đàn trực tuyến kết nối cung cầu chuỗi thịt và trứng gia cầm vùng Đông Nam bộ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức sáng 8/12, ông Đinh Viết Tú – Phó Chi cục trưởng Chi cục Chế biến và phát triển thị trường nông sản Vùng I – thông tin: Hiện nay bình quân người Việt Nam tiêu thụ 55 – 57kg thị các loại/năm, 130 – 135 quả trứng/năm, chỉ bằng 70 – 80% so với các nước châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc.
Người Việt Nam tiêu thụ thịt và trứng còn ít so với các nước châu Á
Tổng lượng thịt chúng ta sản xuất được khoảng 6,5 triệu tấn và trứng gia cầm, thủy cầm là 17 tỷ quả/năm. Phần lớn là sản xuất phục vụ tiêu thụ nội địa, tỷ lệ xuất khẩu chiếm rất thấp. “Hiện chúng ta đang xuất khẩu thịt và trứng đi 26 nước, trong đó 4 thị trường lớn là Hồng Kông, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc”, ông Đinh Viết Tú chia sẻ.
Trong 11 tháng năm 2022, Việt Nam đã nhập khẩu trên 3 tỷ USD về mặt hàng thịt. Trong đó, thịt lợn tươi chiếm thị phần lớn nhất, tiếp đến là các loại thịt khác và phụ phẩm gia cầm. “Số lượng thịt và trứng sản xuất ra chủ yếu là tiêu thụ nội địa, thông qua hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại, các cửa hàng tiện lợi, tiệm tạp hóa, cửa hàng nông sản an toàn và các chợ truyền thống”, ông Đinh Viết Tú thông tin thêm.
Trong bối cảnh người Việt Nam tiêu thụ thịt và trứng còn ít so với các nước châu Á. Sản lượng thịt, trứng được sản xuất ra chủ yếu tiêu thụ tại thị trường trong nước. Nguồn cung tăng cao, khiến đầu ra của các sản phẩm thịt, trứng gặp khó khăn.
Ông Đỗ Hữu Phương – đại diện Cục Chăn nuôi phía Nam đánh giá, Đông Nam bộ là vùng trọng điểm phía Nam, đi đầu cả nước về chăn nuôi, đặc biệt là gia cầm. Qua 11 tháng theo dõi, phân tích, gà công nghiệp lông trắng là đối tượng biến động giá phức tạp nhất, tăng giảm nhiều nhất. 2 tháng đầu năm, gà lông trắng chịu lỗ, bình quân giá gà xuất chuồng 31.800 đồng, mỗi kg gà chịu lỗ 1.063 đồng. Giá gà lông màu tương đối ổn, bà con lãi ít. 10 tháng xuất khẩu gia cầm đạt 1 nghìn tấn (trị giá 2,2 triệu USD).
Trong bối cảnh nguồn cung thịt tại thị trường trong nước dồi dào, ông Đỗ Hữu Phương đề xuất một số giải pháp nhằm giảm giá thành và giảm nhập khẩu gà đông lạnh. Đồng thời khuyến cáo doanh nghiệp hạn chế nhập khẩu khi nguồn cung trong nước đang dồi dào.
Bên cạnh đó, ông Phương cũng đề cập tới việc giảm giá bán lẻ để kích cầu, tăng cường chế biến sâu sản phẩm thịt gia cầm, tạo nguồn dự trữ, đảm bảo đa dạng hóa sản phẩm, từ đó bình ổn thị trường cũng như nâng cao giá trị gia tăng. Đại diện Cục Chăn nuôi phía Nam cũng đề nghị ngân hàng hỗ trợ tín dụng, giúp giảm khó khăn cho nông dân, xem xét phương án phù hợp hỗ trợ người chăn nuôi.
Ngoài ra, đại diện Cục Chăn nuôi phía Nam cũng đề xuất kiểm tra rà soát, đánh giá thực trạng kênh phân phối để đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng, người chăn nuôi; thành lập quỹ bình ổn về giá thịt để hỗ trợ điều tiết thị trường tốt hơn….
Nói riêng về nghịch lý tỉnh Đồng Nai đang đối mặt, ông Nguyễn Trí Công – Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai – thông tin, tỉnh hiện có 1,7 triệu gia cầm nhưng lại không có cơ sở giết mổ gia cầm tập trung, sản phẩm của tỉnh phải ngược về Long An giết mổ và trở lại người tiêu dùng Đồng Nai, từ đó người tiêu dùng phải sử dụng giá cao, người chăn nuôi bán giá thấp.
Do đó, ông Long đề nghị, tỉnh cần quan tâm quy hoạch, kêu gọi doanh nghiệp xây dựng khu giết mổ tập trung gia cầm quy mô lớn. Bên cạnh đó, Đồng Nai cần quan tâm môi trường, xử lý phân hữu cơ từ các trang trại để nâng cao giá trị.
Khẳng định khâu dự báo thị trường của tỉnh khá yếu, người chăn nuôi hầu như không nắm được biến động thị trường, hầu hết sản xuất theo hướng rủi may, thị trường lên giá thì không được hưởng lợi, nhưng khi thị trường đi xuống thì họ gánh chịu là chính. Do đó, dự báo thị trường rất cần thiết. Đồng thời, cần chú trọng công tác kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm.
Bên cạnh đó, hiện lãi suất ngân hàng rất biến động, lãi suất rất cao trong khi người nuôi vẫn đang chịu lỗ, từ việc trở thành đặc thù, Nhà nước có cơ chế để ngân hàng giữ nguyên lãi suất và có lãi suất trong thời gian dài để người chăn nuôi ổn định sản xuất.
Chuỗi sản xuất – tiêu thụ thịt và trứng gia cầm vùng Đông Nam bộ có sự khác nhau giữa các hình thức. Cụ thể, không liên kết (thịt gia cầm 86%, trứng gia cầm 74%); có liên kết (thịt gia cầm 12%, trứng gia cầm 22%); hợp nhất (thịt gia cầm 2%, trứng gia cầm 4%). Giá trong chuỗi thịt không liên kết rẻ hơn 10%, lợi nhuận thấp hơn 10,9%.
Từ đặc điểm thị trường tiêu thụ chủ yếu là TP. Hồ Chí Minh và Bình Dương, để nâng cao giá trị chuỗi ngành hàng thịt và trứng gia cầm vùng Đông Nam bộ, ông Vũ Cường – Trưởng phòng Phát triển thị trường sản phẩm chăn nuôi (Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản) cho rằng, cần tổ chức sản xuất theo chuỗi có liên kết hoặc hình thức hợp nhất. Bên cạnh đó, cần thay đổi tư duy trong tổ chức sản xuất (dựa theo nhu cầu thị trường và theo hợp đồng liên kết). Đẩy mạnh đầu tư cho khâu chế biến nhằm đa dạng hóa sản phẩm, đáp ứng và thúc đẩy thị hiếu tiêu thụ…
Nguyễn Hạnh
- tiêu thụ thịt lợn li>
- tiêu thụ trứng li> ul>
1 Comment
Để lại comment của bạn
- Bí quyết nuôi gà đẻ sai trứng, cứng vỏ
- L-Histidine cải thiện chất lượng thịt, giảm rỉ dịch, cho màu thịt đẹp
- Xuất khẩu thức ăn gia súc sang các thị trường 11 tháng đầu năm 2024
- Cargill khánh thành ba điểm trường mới phục vụ hơn 300 học sinh trong năm 2024, đạt mốc 117 trường tại Việt Nam
- CNC Group: Tỏa sáng tại giải thưởng Sao Vàng đất Việt 2024
- Cân bằng điện giải trong thức ăn gia cầm trong thời kỳ chuyển mùa
- Tự động hóa và kỹ thuật số trong nhà máy sản xuất TĂCN
- Phòng chống dịch tả lợn châu Phi ở Đông Nam Á: Cần chiến lược kiểm soát
- Hội Chăn nuôi thỏ Việt Nam: Đẩy mạnh kết nối chuỗi giá trị ngành chăn nuôi thỏ
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
Tin mới nhất
T6,27/12/2024
- Bí quyết nuôi gà đẻ sai trứng, cứng vỏ
- L-Histidine cải thiện chất lượng thịt, giảm rỉ dịch, cho màu thịt đẹp
- Xuất khẩu thức ăn gia súc sang các thị trường 11 tháng đầu năm 2024
- Cargill khánh thành ba điểm trường mới phục vụ hơn 300 học sinh trong năm 2024, đạt mốc 117 trường tại Việt Nam
- CNC Group: Tỏa sáng tại giải thưởng Sao Vàng đất Việt 2024
- Cân bằng điện giải trong thức ăn gia cầm trong thời kỳ chuyển mùa
- Tự động hóa và kỹ thuật số trong nhà máy sản xuất TĂCN
- Phòng chống dịch tả lợn châu Phi ở Đông Nam Á: Cần chiến lược kiểm soát
- Hội Chăn nuôi thỏ Việt Nam: Đẩy mạnh kết nối chuỗi giá trị ngành chăn nuôi thỏ
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Những sai lầm về học thuyết dinh dưỡng và công tác tuyên truyền kiến thức thường thức về dinh dưỡng đã làm cho đại bộ phận cư dân sợ ăn nhiều thịt và trứng. Chúng ta quảng bá quá rầm rộ nguy cơ xơ vữa động mạch từ chế độ ăn nhiều thịt trứng và mỡ động vật trong khi thực tế ko phải vậy. Ngành y tế mà cụ thể là Viện dinh dưỡng quốc gia thiếu hướng dẫn bài bản – ví dụ như hệ thống mức chuẩn dinh dưỡng năng lượng cho từng đối tượng dân cư, lứa tuổi….hậu quả là như mọi người đã thấy, trẻ phát phì loãng xương tăng nhanh cùng với tiểu đường, tim mạch ngày càng nhiều.