[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Đó là thông tin được đưa ra tại Hội nghị triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn các tỉnh phía Bắc được tổ chức ngày 15/2/2018 tại Hà Nội do Bộ NN&PTNT chủ trì.
Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho biết, nguy cơ các mầm bệnh H5N1, H7N9, dịch tả lợn châu Phi… lây nhiễm vào Việt Nam rất cao. Thứ trưởng cho rằng, kinh nghiệm cho thấy, việc phòng chống dịch bệnh phải quyết liệt ngay từ đầu năm mới có kết quả. Đồng thời, phải đánh giá lại công tác phòng chống dịch bệnh thời gian qua và đưa ra các giải pháp quyết liệt trong phòng chống dịch bệnh thời gian tới.
Ông Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT phát biểu tại Hội nghị triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn các tỉnh phía Bắc
Tình hình bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên thế giới
TS Nguyễn Văn Long, Trưởng phòng Dịch tễ (Cục Thú y), cho biết, tính từ năm 2017 đến ngày 14/02/2019, đã có 20 quốc gia báo cáo bệnh Dịch tả lợn Châu Phi. Tổng cộng đã có hơn 1,08 triệu con lợn buộc phải tiêu hủy (Báo cáo từ Tổ chức Thú y Thế giới OIE).
Tại Trung Quốc: Theo thông tin từ OIE và Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO), từ ngày 03/8/2018 đến ngày 14/02/2019, Trung Quốc thông báo tổng cộng có 105 ổ dịch xuất hiện tại 25 tỉnh. Tổng cộng đã có hơn 950 nghìn con lợn các loại buộc phải tiêu hủy.
Ngoài ra, vào ngày 17/01/2019, một con lợn chết được tìm thấy trên đảo Mẫu Đơn Giang (đảo không có người ở, đảo hoang), Liên Giang, Đài Loan và đã được xét nghiệm cho kết quả dương tính với bệnh Dịch tả lợn Châu Phi. Kết quả giải trình tự gien của vi rút này tương đồng 100% với vi rút Dịch tả lợn Châu Phi tại Trung Quốc.
Nguy cơ bệnh Dịch tả lợn Châu Phi từ nước ngoài xâm nhiễm vào Việt Nam là rất cao
Cũng theo Cục Thú y, nguy cơ bệnh Dịch tả lợn Châu Phi từ nước ngoài xâm nhiễm vào Việt Nam là rất cao vì những lý do sau đây:
Hiện nay, trên thế giới bệnh Dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) đã xuất hiện tại 20 nước, trong đó dịch bệnh đã được xác định lây lan rất nhanh từ các nước như Liên bang Nga sang Trung Quốc, Đài Loan và Mông Cổ, nên nguy cơ dịch bệnh lây lan sang Việt Nam và các nước khác là rất cao (có thể thông qua vật chủ trung gian như chim di cư tiếp xúc với lợn chết, có mầm bệnh được mang từ nơi này, nơi khác).
Buôn bán, vận chuyển, tiêu thụ lợn, sản phẩm của lợn nhập lậu, nghi nhập lậu, không rõ nguồn gốc, nhất là tại các tỉnh biên giới phía Bắc vào dịp cuối năm và Tết Nguyên đán; tần suất vận chuyển lợn, sản phẩm lợn gia tăng mạnh vào các tháng cuối năm và dịp Tết Nguyên đán.
Cư dân biên giới giữa Việt Nam và các nước có nhiều hoạt động giao thương, qua lại giữa Việt Nam và các nước (đặc biệt tại một số địa phương như Quảng Ninh, có ngày có trên 10.000 lượt người qua lại ở biên giới hai nước); lượng xe cộ, phương tiện vận chuyển cũng được người dân Việt Nam và các nước sử dụng nhiều nên rất có thể mang theo mầm bệnh DTLCP vào Việt Nam.
Lượng khách đi du lịch từ các nước qua đường bộ, đường hàng không và đường biển vào Việt Nam rất lớn, nhất là khách từ các nước Châu Á thường có thói quen mang theo thực phẩm có chứa thịt lợn nên có thể đưa mầm bệnh DTLCP vào Việt Nam (tương tự như đã phát hiện tại Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan,…).
Một số nước xung quanh Việt Nam có thể đã có DTLCP nhưng chưa phát hiện được hoặc chưa báo cáo, thông tin chính thức, nên chưa tổ chức có hiệu quả các biện pháp phòng, chống và ngăn chặn dịch bệnh lây lan.
Do bệnh DTLCP không lây nhiễm và gây bệnh ở người, nên nhiều người dân vì lợi ích trước mắt, vì giá lợn hơi các tháng cuối năm cao nên không quan ngại dịch bệnh, vẫn buôn bán, vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ lợn chết, lợn bệnh, lợn không rõ nguồn gốc làm cho dịch bệnh lây lan, khó kiểm soát.
Tại nước ta, phần lớn hiện nay vẫn là chăn nuôi nhỏ lẻ, mật độ chăn nuôi cao, khó hoặc không thực hiện đầy đủ, thường xuyên các biện pháp vệ sinh phòng bệnh; tình trạng sử dụng thực phẩm thừa trong chăn nuôi là khá phổ biến, nên nếu chủ chăn nuôi sử dụng các sản phẩm thịt lợn dư thừa sẽ dẫn đến dịch bệnh lây lan nhanh; Hoạt động thương mại, giết mổ lợn trong nước tăng mạnh vào dịp Tết Nguyên đán.
Thời tiết biến đổi bất lợi, rét và mưa nhiều, tạo điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh phát triển, lây lan; trong khi hiện nay chưa có vắc xin và thuốc điều trị được bệnh DTLCP.
Một số giải pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn châu Phi
Theo Cục Thú y, để phòng chống bệnh Dịch tả lợn châu phi, cần thiết phải tổ chức giám sát chặt chẽ tại cửa khẩu, đường mòn, lối mở khu vực biên giới đối với người và phương tiện vận chuyển xuất phát từ các nước có bệnh Dịch tả lợn Châu Phi nhập cảnh vào Việt Nam; kiểm soát chặt chẽ các hoạt động buôn bán, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật, không để lợn và các sản phẩm lợn từ địa phương của các nước có bệnh Dịch tả lợn Châu Phi xâm nhập vào Việt Nam; lấy mẫu xét nghiệm và tiêu hủy lợn, sản phẩm lợn nhập lậu;
Chỉ đạo chính quyền, cơ quan chuyên môn các cấp chủ động tổ chức giám sát, lấy mẫu xét nghiệm tại phòng thí nghiệm có thẩm quyền để xét nghiệm, xác định chính xác tác nhân gây bệnh; báo cáo kịp thời, đầy đủ thông tin, số liệu dịch bệnh động vật; duy trì và tăng cường hệ thống thú y các cấp theo đúng quy định của Luật thú y để bảo đảm các yêu cầu tổ chức triển khai có hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật;
Nhà chăn nuôi cần thực hiện nghiêm túc việc vệ sinh, tiêu độc khử trùng, đảm bảo an toàn sinh học trong chăn nuôi.
Tổ chức giám sát chặt chẽ nơi buôn bán, giết mổ, trung chuyển lợn; thực hiện vệ sinh, khử trùng tiêu độc sau mỗi buổi họp chợ, mỗi ca giết mổ lợn; xây dựng phương án đóng cửa chợ, cơ sở giết mổ, nơi buôn bán lợn, các sản phẩm của lợn; có biện pháp xử lý kịp thời khi phát hiện bệnh Dịch tả lợn Châu Phi;
Chỉ đạo chính quyền các cấp tổ chức thực hiện Kế hoạch hành động ứng phó khẩn cấp với bệnh Dịch tả lợn Châu Phi do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành và hướng dẫn thực hiện;
Tổ chức thông tin, tuyên truyền liên tục để người chăn nuôi hiểu rõ mức độ nguy hiểm của các loại dịch bệnh động vật, các biện pháp xử lý, mức hỗ trợ của nhà nước đối với động vật nghi mắc bệnh, mắc bệnh, chết và buộc phải tiêu hủy để ngăn chặn dịch bệnh lây lan./.
TÂM AN
- Dịch tả lợn Châu Phi li>
- dịch tả heo châu Phi li>
- bệnh Dịch tả lợn Châu Phi li> ul>
- Cân bằng điện giải trong thức ăn gia cầm trong thời kỳ chuyển mùa
- Tự động hóa và kỹ thuật số trong nhà máy sản xuất TĂCN
- Phòng chống dịch tả lợn châu Phi ở Đông Nam Á: Cần chiến lược kiểm soát
- Hội Chăn nuôi thỏ Việt Nam: Đẩy mạnh kết nối chuỗi giá trị ngành chăn nuôi thỏ
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
Tin mới nhất
T5,26/12/2024
- Cân bằng điện giải trong thức ăn gia cầm trong thời kỳ chuyển mùa
- Tự động hóa và kỹ thuật số trong nhà máy sản xuất TĂCN
- Phòng chống dịch tả lợn châu Phi ở Đông Nam Á: Cần chiến lược kiểm soát
- Hội Chăn nuôi thỏ Việt Nam: Đẩy mạnh kết nối chuỗi giá trị ngành chăn nuôi thỏ
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Đồng Nai: Heo hơi tăng giá, đảm bảo nguồn cung Tết Nguyên đán 2025
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất