Những biến động về địa chính trị trên thế giới thời gian gần đây đang ảnh hưởng nặng nề đến thị trường nông sản. Ngay khi xung đột ở khu vực Biển Đen vừa có dấu hiệu hạ nhiệt, thì mới đây mối quan hệ ngoại giao giữa Mỹ và Trung Quốc lại đang trở nên căng thẳng hơn. Điều này làm dấy lên lo ngại rằng một cuộc đối đầu về thương mại giữa hai cường quốc kinh tế này có thể xảy ra như năm 2018 và sẽ tác động lớn lên giá đậu tương.
- Giảm lệ thuộc nguyên liệu thức ăn chăn nuôi nhập khẩu
- Vì sao giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi tăng cao nửa đầu năm?
- Nội địa hóa nguyên liệu thức ăn chăn nuôi
- Giá TACN tăng cao: “Hạ nhiệt” bằng nguồn nguyên liệu thay thế
- Cạnh tranh gay gắt trong phát triển cây nguyên liệu thức ăn chăn nuôi
Ảnh minh họa.
Cuộc chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc nổ ra vào ngày 22/03/2018, khi mà Tổng thống Donald Trump tuyên bố áp mức thuế 50 tỷ USD lên hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc. Mâu thuẫn tiếp tục gia tăng cho tới 2 năm sau đó, cả hai nước đã ký thỏa thuận bước đầu kết thúc cuộc chiến thương mại sau nhiều nỗ lực đàm phán. Trong bản thỏa thuận này, Trung Quốc cam kết sẽ mua 200 tỷ USD hàng hóa của Mỹ, trong đó có 40-50 tỷ USD nông sản trong vòng 2 năm. Đổi lại, Mỹ cũng cam kết sẽ không áp thêm thuế lên hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc.
Thị trường đậu tương và mối quan hệ Mỹ-Trung
Trong nhiều năm trở lại đây, Mỹ luôn là quốc gia xuất khẩu đậu tương lớn trên thế giới, trong khi Trung Quốc là nhà nhập khẩu đậu tương lớn nhất toàn cầu. Do đó, những thông tin liên quan đến chính sách thương mại giữa hai cường quốc trên sẽ ảnh hưởng mạnh đến nhu cầu đối với đậu tương và qua đó tác động đến giá đậu tương Chicago.
Trước khi cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung chính thức nổ ra vào 22/3/2018, giá đậu tương có xu hướng tăng do những căng thẳng ngày càng leo thang giữa hai nước. Vào tháng 8/2018, Trung Quốc đã đánh thuế 25% lên đậu tương nhập khẩu từ Mỹ, và điều đó đã tạo sức ép rất lớn tới giá đậu tương CBOT. Khi Trung Quốc tăng thêm 10% thuế nhập khẩu đậu tương vào 09/2019 để trả đũa các động thái của Washington, giá mặt hàng này cũng suy yếu nhưng với mức giảm nhẹ hơn.
Tháng 2/2020, một tháng sau khi hai nước ký thỏa thuận thương mại, Trung Quốc tuyên bố sẽ miễn các mức thuế bổ sung đối với đậu tương Mỹ. Tuy nhiên, giá đậu tương vẫn chưa thể hồi phục do sau đó, Trung Quốc chủ yếu vẫn mua đậu tương từ Brazil và lấy lý do đại dịch Covid-19 để tạm hoãn thực hiện cam kết mua đậu tương Mỹ trước đó.
Phải đến cuối tháng 4/2020, khi mà đại dịch đã tạm lắng xuống, Trung Quốc đã liên tục mua thêm đậu tương của Mỹ với khối lượng lớn với hai mục đích chính: tận dụng mức giá FOB rẻ hơn từ Mỹ so với Brazil và đồng thời thực hiện các cam kết thương mại hồi tháng 1. Lúc này, nhu cầu từ Trung Quốc cải thiện đã giúp giá đậu tương CBOT bật tăng mạnh trở lại trong giai đoạn sau chiến tranh thương mại.
Cú sốc mới đối với chuỗi cung ứng?
Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu vẫn đang đối mặt với nhiều bất ổn, mối căng thẳng thương mại sẽ không chỉ khiến cho Mỹ và Trung Quốc mà còn nhiều quốc gia phụ thuộc bị ảnh hưởng. Dù vậy, xét riêng về khía cạnh nông nghiệp, thiệt hại có thể sẽ nghiêng về phần Mỹ nhiều hơn.
Trong những năm qua, Trung Quốc đã liên tục đẩy mạnh sản xuất lương thực nội địa cũng như đa dạng hóa nguồn cung nhập khẩu để tránh phụ thuộc vào nông sản của Mỹ, đặc biệt là đậu tương. Do đó, nếu bị Mỹ áp đặt các biện pháp hạn chế thương mại, kịch bản Trung Quốc đánh thuế nhập khẩu đối với các mặt hàng nông sản Mỹ có thể cũng sẽ lặp lại như giai đoạn 2018.
Đối với đậu tương, nguồn cung từ Brazil và các nước Nam Mỹ là hoàn toàn có thể đáp ứng đủ nhu cầu của Trung Quốc, nhất là trong bối cảnh tốc độ nhập khẩu của nước này đang có dấu hiệu chậm lại. Theo báo cáo từ Hải quan Trung Quốc, trong 7 tháng đầu năm 2022, tổng lũy kế nhập khẩu đậu tương của nước này đã giảm 5,9% so với cùng kỳ năm ngoái do tỷ suất lợi nhuận thấp và tiêu thụ nội địa kém hơn. Vì vậy, đây là thời điểm mà nguồn cung đậu tương Mỹ khó có thể đe dọa an ninh lương thực của quốc gia đông dân nhất thế giới.
Đối với Mỹ, việc mất đi một khách hàng lớn có thể khiến cho nền nông nghiệp của nước này chịu nhiều ảnh hưởng. Nông dân Mỹ đã đẩy mạnh diện tích gieo trồng đậu tương trong 2 năm qua và Trung Quốc vẫn là đối tác nhập khẩu lớn nhất. Dù Mỹ đã thiết lập các thị trường mới ở Đông Á và Trung Đông, tuy nhiên, điều này có thể là chưa đủ để giảm bớt sự ảnh hưởng của Trung Quốc.
Vì vậy, theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), nếu chiến tranh thương mại Mỹ-Trung thực sự nổ ra, giá đậu tương CBOT hoàn toàn có thể sẽ sụt giảm mạnh. Tuy nhiên, với bối cảnh mùa vụ tại Mỹ đang gặp nhiều đe dọa bởi thời tiết bất lợi như hiện tại, áp lực lên giá có thể sẽ không quá mạnh như giai đoạn trước.
Anh Tú – Dương Bùi
Nguồn: Báo Nhân Dân
- Giảm lệ thuộc nguyên liệu thức ăn chăn nuôi nhập khẩu
- Vì sao giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi tăng cao nửa đầu năm?
- Nội địa hóa nguyên liệu thức ăn chăn nuôi
- Giá TACN tăng cao: “Hạ nhiệt” bằng nguồn nguyên liệu thay thế
- Cạnh tranh gay gắt trong phát triển cây nguyên liệu thức ăn chăn nuôi
- nhập khẩu nguyên liệu li>
- Nguyên liệu chăn nuôi li> ul>
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
- Thị trường nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
- Thị trường nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất