[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Giá nguyên liệu lập đỉnh khiến giá thành thức ăn chăn nuôi thành phẩm tăng mạnh, ngành chăn nuôi “khó chồng khó” trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp. Điều này không mới, bởi nhiều năm nay, sự lệ thuộc vào nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi nhập khẩu vẫn chưa được tháo gỡ, chỉ cần giá cả thế giới biến động là giá bán thức ăn chăn nuôi trong nước lại tăng cao. Đã tới lúc, câu chuyện động nguyên liệu thức ăn chăn nuôi nên được đưa ra giải quyết căn cơ bằng các chiến lược bài bản, khoa học và xứng tầm.
Mỗi năm chi 5-6 tỷ USD mua nguyên liệu thức ăn chăn nuôi
Năm 2020, nước ta có tổng đàn bò đạt 5,87 triệu con; đàn trâu đạt 2,41 triệu con; tổng đàn lợn cả nước tại thời điểm 31.12.2020 đạt 27,3 triệu con; tổng đàn gia cầm khoảng 510 triệu con.
Nhập khẩu ngô để sản xuất thức ăn chăn nuôi tại một doanh nghiệp
(Ảnh: QUỐC MINH)
Trong chăn nuôi, thức ăn chăn nuôi chiếm khoảng 70% giá thành sản phẩm. Ước tính có tới 65% nguyên liệu thức ăn truyền thống cho sản xuất TĂCN công nghiệp được nhập khẩu. Cụ thể, theo Cục Chăn nuôi, tổng lượng nguyên liệu TACN nhập khẩu năm 2015 là 15,4 triệu tấn (tương đương 5,3 tỷ USD), đến năm 2020 lượng nhập khẩu tăng lên 20,2 triệu tấn (tương đương 6,0 tỷ USD). Tốc độ tăng trung bình hàng năm trong giai đoạn 2015-2020 là 6,2%/năm.
Các nguyên liệu nhập khẩu chiếm tỷ lệ lớn là nguyên liệu thức ăn có nguồn gốc thực vật. Số liệu nhập khẩu năm 2020: ngô hạt 9,9 triệu tấn (tương đương 1,9 tỷ USD), khô dầu các loại 4,7 triệu tấn (tương đương 1,6 tỷ USD), DDGS 1,1 triệu tấn (tương đương 256 triệu USD), bột thịt xương và các phụ phẩm từ động vật 1,2 triệu tấn (tương đương 560 triệu USD), thức ăn bổ sung 661 nghìn tấn (tương đương 876 triệu USD). Quý I/2021, tổng lượng TACN nhập khẩu đạt 5,4 triệu tấn, tương đương 1,66 tỷ USD; tăng 3,94% về số lượng và 5,53% về giá trị so với cùng kỳ 2020.
Các nguyên liệu thức ăn chăn nuôi này còn được dùng để sản xuất thức ăn thủy sản và một phần xuất khẩu, năm 2020 Việt Nam xuất khẩu 2,309 triệu tấn thức ăn chăn nuôi với trị giá 800.783,4 USD.
Do nhiều nguyên nhân, giá các loại nguyên liệu chính của TACN bắt đầu tăng từ tháng 10/2020 và tăng cao đến thời điểm hiện nay với mức tăng trung bình từ 30-35%, tuy nhiên giá TACN thành phẩm chỉ bắt đầu tăng nhẹ từ tháng 12/2020 và tăng dần đến thời điểm hiện nay. Tính từ lần tăng giá đầu tiên tại thời điểm cuối năm 2020 đến tháng 5.2021, giá TACN thành phẩm trong nước đã tăng trung bình từ 6-7 đợt, có công ty 8 đợt (mức tăng 200-300 đ/kg/lần), với tổng mức tăng chung là 10-15% (tương đương 1.000-1.500 đ/kg, tùy từng loại). Giá thức ăn chăn nuôi tăng cao ảnh hưởng trực tiếp đến ngành chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi gia cầm.
Dự báo, giá các loại nguyên liệu TACN chính chưa có chiều hướng giảm ngay trong Quý II/ 2021, dự kiến sẽ giảm dần và ổn định từ tháng 7/2021. Giá TACN thành phẩm sẽ còn tăng, tối thiểu là 5-10% (500-1.000 đ/kg) tùy loại để đạt mức tăng chung là 20% thì mới có thể dừng lại, khi đó thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho lợn thịt và gà thịt ở giai đoạn vỗ béo có thể sẽ lên mức trên 11.000-11.300 đ/kg và đây là mức giá đã được thiết lập vào năm 2014.
Các biện pháp trước mắt
Trước tình thế trên, theo Cục Chăn nuôi, các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất, kinh doanh TACN cần chủ động tìm kiếm và tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trong nước có thể thay thế được nguồn nhập khẩu để chế biến thức ăn chăn nuôi (khô dầu hạt điều, cám điều, bã sắn, cám gạo…); cân bằng khẩu phần ăn tối ưu nhất; quản trị tốt nguồn nguyên liệu và giảm tối đa các chi phí sản xuất để hạ giá thành TACN thành phẩm.
Cơ sở chăn nuôi cần áp dụng tối đa các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ cao trong chăn nuôi về chuồng trại, thiết bị, con giống, quản trị trại thật tốt để tăng tối đa hiệu quả sử dụng thức ăn chăn nuôi (giảm thấp nhất FCR/đơn vị sản phẩm chăn nuôi).
Người chăn nuôi cần tăng cường các biện pháp kỹ thuật để giảm FCR trong chăn nuôi
Chủ động sản xuất các nguyên liệu thức ăn trong nước có thể sản xuất được như chế phẩm probiotic, enzym, thảo dược, các loại khoáng đa lượng (bột đá, MCP, DCP…), khoáng vi lượng (CuSO4, FeSO4…).
Cục Chăn nuôi cũng đang đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, ban hành Quyết định gia hạn thời gian thực hiện Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg ngày 4/9/2014 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2015-2020.
Đề nghị Bộ Công thương khẩn trương tiến hành đàm phán song phương với các nước mà Việt Nam nhập khẩu số lượng lớn nguyên liệu TACN (Mỹ, Achentina, Braxin, Ấn Độ…) có chính sách ưu đãi về giá, ưu tiên đáp ứng đủ số lượng và đảm bảo chất lượng nguyên liệu thức ăn cho thị trường TACN tại Việt Nam.
Kiến nghị với Bộ Tài Chính có chính sách tạm thời giảm thuế nhập khẩu ngô, khô đậu tương và lúa mỳ trong thời gian ngắn hạn; giảm mức thu phí lưu kho, lưu bãi với nguyên liệu thức ăn chăn nuôi nhập khẩu.
Với bộ Giao thông vận tải, Cục đề nghị chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho hoạt động nhập khẩu mặt hàng nguyên liệu TACN; làm việc với các hãng vận tải biển đã ký kết với VN đảm bảo duy trì cơ số tầu, contener cho thị trường Việt Nam; khuyến khích đầu tư phát triển hệ thống Logistics, hạ tầng kho, cảng, hệ thống xà lan nổi để tăng năng lực vận chuyển lưu thông hàng hóa nông sản, TACN.
Đề nghị Bộ NN&PTNT chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan trong hoạt động kiểm soát chất lượng, ATTP nguyên liệu TACN nhập khẩu phải đơn giản tối đa các thủ tục hành chính và tiết kiệm nhất chi phí kiểm tra cho các doanh nghiệp, góp phần giảm chi phí TACN nhập khẩu.
Sớm hoàn thiện, trình Chính phủ xem xét, ban hành Quyết định phê duyệt 05 Đề án ưu tiên thực hiện Chiến lược phát triển chăn nuôi (Quý II/2021).
Kiến nghị Ngân hàng nhà nước có chính sách tín dụng và ngoại hối ưu đãi cho các doanh nghiệp vay, mua trong hoạt động nhập khẩu nguyên liệu và sản xuất, kinh doanh TACN trong năm 2021….
Kỳ vọng vào đề án phát triển công nghiệp hóa ngành thức ăn chăn nuôi
Tuy nhiên, xét về tổng thể, và lâu dài để ngành thức ăn chăn nuôi Việt Nam chủ động trước những biến cố trên thế giới, trong quý 2 năm nay, Bộ NN&PTNT này sẽ trình Chính phủ phê duyệt đề án ưu tiên phát triển công nghiệp hóa ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi từ nay đến năm 2030. Trong đó nhấn mạnh kế hoạch phát triển nguồn nguyên liệu trong nước, để một mặt đáp ứng nhu cầu 40 triệu tấn thức ăn tinh và 144 triệu tấn thức ăn thô xanh trong vòng 10 năm tới, một mặt giảm lệ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu.
Điểm mới trong đề án chỉ ra những lĩnh vực ưu tiên khuyến khích nông dân mở rộng diện tích từ 200 đến 300.000 nghìn ha để trồng cỏ, trồng ngô sinh khối và một số cây khác làm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào việc thu mua nguyên liệu để chế biến thức ăn chăn nuôi. Đặc biệt trong đề án cũng đưa ra các chính sách ưu đãi về vốn, đất đai để khuyến khích người dân, doanh nghiệp mạnh dạn tham gia vào chuỗi giá trị chăn nuôi.
Một trong những điểm đáng chú ý trong đề án công nghiệp hóa ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi vừa đề cập ở trên, Bộ Nông nghiệp chỉ rõ cần tận dụng tối đa nguồn phế phụ phẩm từ nông nghiệp. Hiện nay mỗi năm chúng ta có hàng triệu tấn bã bia, 40 triệu tấn rơm, bã sắn, bã dứa… chưa được sử dụng. Giải pháp tận dụng phế phụ phẩm để làm thức ăn chăn nuôi, được các chuyên gia đánh giá là hoàn toàn có cơ sở vì trên thực tế đã có những doanh nghiệp đi tiên phong trong lĩnh vực này.
Còn theo GS Vũ Duy Giảng – Học viện Nông nghiệp Việt Nam, cần phải đánh giá nguồn TACN Quốc gia theo phương pháp khuyến cáo của FAO, để dự báo nhu cầu ngắn hạn và dài hạn về nguồn thức ăn này. Các phương pháp đánh giá nguồn TACN được FAO đưa ra trong cuốn: “CONDUCTING NATIONAL FEED ASSESSMENTS” xuất bản năm Ngành sản xuất TACN của Việt Nam đã có những bước phát triển đáng kể 2012 (mã số ISSN1810-1119).
Cùng với đó, cần trọng việc sử dụng công nghệ vi sinh trong chế biến, bảo quản phụ phẩm. Ngoài ra, việc ứng dụng công nghệ sinh học sản xuất chế phẩm sinh học: Protein đơn bào, axit amin, vi tảo, tảo biển, probiotics, enzyme, bacteriocins, khoáng hữu cơ, axit hữu cơ…cũng cần được chú trọng…
TS Nguyễn Tất Thắng – Tổng Thư kí Hội Chăn nuôi Việt Nam: Cần có chính sách khuyến khích chế biến phụ phẩm nông nghiệp thành TACN
Trong ngắn hạn các cơ sở chăn nuôi nhỏ lẻ nên chủ động chuyển sang sản xuất hữu cơ, sử dụng các nguyên liệu sẵn có ở địa phương, tự chế biến thức ăn chăn nuôi và ít phụ thuộc vào thức ăn công nghiệp. Như vậy vừa giúp giảm giá thành sản xuất mà giá trị sản phẩm tăng lên. Việt Nam là nước nông nghiệp. Trong quá trình chế biến nông lâm thủy sản có hàng chục triệu tấn phụ phẩm, chủng loại phong phú như bã dứa, bã sắn, men bia, phụ phẩm lò mổ, mỡ cá tra, vỏ đầu tôm… Nhà nước cần có chính sách khuyến khích các chủ thể đầu tư nghiên cứu, áp dụng công nghệ mới để sử dụng các phụ phẩm này chế biến thành thức ăn cho chăn nuôi, như vậy cũng giảm bớt sức ép từ nguồn nguyên liệu nhập khẩu”.
Ông Nguyễn Văn Chiến – Phó TGĐ Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam: Tăng cường dự trữ, tránh tình trạng “ăn đong” nguyên liệu
C.P đã tăng cường các thiết bị để dự trữ nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, tránh tình trạng “ăn đong” mua nguyên liệu thức ăn chăn nuôi giá cao ảnh hưởng đến đội giá thành sản xuất thức ăn chăn nuôi. Đối với chi phí logistics, phần lớn nguyên liệu C.P nhập hàng rời, giúp giảm chi phí và thời gian. Cùng với đó, C.P ưu tiên sử dụng nguyên liệu trong nước, cám, gạo, bột cá, bột đậu tôm, bột lông vũ… để giảm giá thành sản phẩm thức ăn chăn nuôi.
HÀ NGÂN
Để “thoát” khỏi sự lệ thuộc vào nguồn nguyên liệu sản xuất TACN nhập khẩu nhằm chủ động hơn về giá thức ăn chăn nuôi trong nước là bài toán mà Việt Nam đã đặt ra trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, các doanh nghiệp sản xuất TACN vẫn ưu tiên các loại nguyên liệu nhập khẩu hơn do có nhiều ưu điểm hơn, vậy nên nhiều năm đã qua, sự lệ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu vẫn còn đó, chưa thể giải quyết một cách căn cơ. Mặt khác, các loại nguyên liệu trong nước vẫn sản xuất không đủ hoặc có giá thành quá cao so với sản phẩm nhập khẩu cùng loại. Nói như vậy không có nghĩa Việt Nam “buông xuôi” với sự lệ thuộc đó, mà trái lại, sau những “cú sốc” lớn như dịch Covid-19, có lẽ động lực sắp xếp, tái cơ cấu của mọi ngành kinh tế đều sẽ lớn hơn với phương châm càng chủ động được đến đâu càng tốt đến đó. Và kể cả sau khi dịch bệnh thoái lui, đây vẫn phải là một phương hướng cần đầu tư lâu dài, bài bản.
- nguyên liệu thức ăn chăn nuôi li> ul>
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
Tin mới nhất
T2,25/11/2024
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất