Nhân giống rắn ri voi cho hiệu quả cao - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 62.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 60.000 - 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 61.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 63.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 62.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Khánh Hòa 60.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 61.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi TP. Hồ Chí Minh 62.000 đ/kg
    •  
  • Nhân giống rắn ri voi cho hiệu quả cao

    Sở hữu trại rắn ri voi hàng ngàn con bố mẹ, anh Nguyễn Văn Nhựt Khanh (33 tuổi, ngụ ấp Quý Thạnh, xã Tân Hội, thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang) thu lãi trên 600 triệu đồng/năm nhờ xuất bán con giống.

    Anh Nguyễn Văn Nhựt Khanh kiểm tra đàn rắn con.

     

    Trại của anh Khanh được biết đến là trại rắn có quy mô “khủng” nhất tại tỉnh Tiền Giang. Hiện anh sở hữu số lượng rắn bố mẹ lên đến 1.500 con. Anh Khanh kể, năm 2011 khi vừa hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về, loay hoay chưa biết làm nghề gì để trang trải cuộc sống nên anh chọn làm nông nghiệp. Ban đầu, anh chọn nuôi thỏ, nhưng gặp thất bại liên tục. Tình cờ, qua báo, đài, anh biết được mô hình nuôi rắn ri voi đem lại hiệu quả kinh tế cao. Quyết tâm làm giàu trên chính mảnh đất quê nhà, anh đánh liều vay vốn đầu tư khởi nghiệp.

     

    “Khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự ra, thấy người trạc tuổi trong xóm kéo nhau đi làm công nhân, nhưng bản thân tôi lại thích làm nông nghiệp, chăn nuôi. Thấy nuôi rắn ri voi tiềm năng, tôi quyết định vay vốn để nuôi, chấp nhận rủi ro bởi kinh nghiệm là con số không!”, anh Khanh kể. Cầm số tiền gần 80 triệu đồng trong tay, anh mua hơn 100 con rắn giống về nuôi thử nghiệm và xây dựng trại. Nhờ kiên trì, chịu khó học hỏi đúc rút kinh nghiệm trong quá trình nuôi, anh dần nắm rõ tập tính của loài rắn này và cho rắn sinh sản thành công, nhân đàn lên. Quyết tâm gắn bó với con rắn, cũng như dự định dài hơi phát triển mở rộng, chấp nhận không có thu nhập từ mô hình thời điểm ban đầu. Bởi rắn con đều được anh giữ lại toàn bộ để tăng đàn. Hiện anh Khanh nhân đàn thành công, luôn duy trì số lượng hơn 1.500 con rắn bố mẹ.

     

    Ưu điểm của rắn ri voi dễ nuôi, nhẹ công chăm sóc, ít bệnh. Tuy nhiên, khâu chọn giống quan trọng, phải chọn nuôi con đồng đều, nhanh nhẹn, không dị tật. Hiện trại anh Khanh có trên 20 hồ nuôi, mật độ nuôi thưa từ 10-15 con/m2 để rắn phát triển tốt. Anh tận dụng dây ni lông cho vào bể làm giá thể trú ngụ cho rắn. Ngoài ra, anh còn tạo môi trường tự nhiên bằng cách thả tàu dừa, lục bình, rau, bèo,… vào hồ. “Bởi rắn là loài chui rúc, nên khi nuôi trong môi trường nhân tạo phải tạo giá thể cho rắn cảm thấy thoải mái, mới mau lớn, đạt hiệu quả. Dây ni lông khi cho vào bể cũng phải ngâm nước vài tiếng để dây sạch mới cho vào”, anh Khanh nói.

     

    Thức ăn của rắn cũng được anh Khanh kiếm mua hoặc bắt ngoài tự nhiên, chủ yếu cho rắn ăn cá da trơn, ếch, nhái… Riêng các loại cá có vảy, phải đánh vảy thật sạch mới cho rắn ăn để không ảnh hưởng đường tiêu hóa. Cách 5-7 bữa mới cho rắn ăn 1 lần nên rất tiết kiệm thức ăn. “Rắn rất dễ nuôi bởi là loài hoang dã nên sức đề kháng rất mạnh. Cơ bản là tự ăn, tự lớn, không cần can thiệp gì nhiều. Có hao hụt cũng chỉ từ 2-3% thôi”, anh Khanh cho biết. Để rắn khỏe mạnh, phải đảm bảo nguồn nước sạch. Khoảng 1 tháng thay nước 1 lần, thường xuyên vệ sinh, phun xịt khử khuẩn để hạn chế nấm gây bệnh. Do nuôi công nghiệp nên rắn thường bị nấm. Do vậy phải phun xịt chuồng trại thường xuyên. Nếu rắn nhiễm bệnh thì phải xử lý muối, thuốc tím… Rắn nuôi khoảng 1,5 năm, đạt trọng lượng 1kg có thể cho sinh sản từ 7-8 con, rắn càng lớn sẽ cho sinh sản càng nhiều. Rắn con thường không được rắn bố mẹ chăm sóc, phải tự tìm thức ăn. Để rắn nhanh lớn, ít hao hụt, anh Khanh bắt ra nuôi trong bể riêng và cho ăn thức ăn thích hợp.

     

    Hiện mỗi năm anh xuất bán cho thương lái ở TP Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Tây với số lượng hơn 5.000 con giống, giá 70.000-80.000 đồng/con (loại 1 tuần tuổi). Riêng rắn thịt anh chỉ xuất bán số lượng gần 100 kg/năm với giá 550.000 đồng/kg. Nhờ đó anh thu lãi trên 600 triệu đồng. Anh Khanh còn phát triển thêm mô hình nuôi rắn ri cá, trùn quế, lươn thương phẩm… Sẵn sàng hỗ trợ, chia sẻ kỹ thuật cho những người trẻ ở địa phương muốn khởi nghiệp từ các loại vật nuôi này.

     

    Bài, ảnh: NGUYỄN TRINH

    Nguồn: Báo Cần Thơ

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.