[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Dự kiến đến năm 2020, ngành chăn nuôi – thú y ở nước ta cần một nguồn nhân lực qua đào tạo lớn để đáp ứng nhu cầu phát triển chăn nuôi hiện đại theo quy mô khép kín và hội nhập kinh tế quốc tế. Song, cần chú trọng vào chất lượng của nguồn nhân lực hơn nữa.
Doanh nghiệp phỏng vấn tìm nhân lực tại Ngày hội việc làm Học viện Nông nghiệp năm 2018
Cần nhiều nhân lực nhưng cẩn thận kẻo thừa
Theo phân tích thị trường lao động đến năm 2020, nước ta đang cần đến 3,2 triệu lao động ngành Nông – Lâm – Ngư qua đào tạo, tập trung chủ yếu ở lĩnh vực chăn nuôi công nghệ cao.
Hiện nay, bên cạnh các “lò” có truyền thống đào tạo nhân lực Chăn nuôi Thú y như Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh, Trường Đại học Nông Lâm Huế, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên….mỗi năm tuyển sinh hàng ngàn sinh viên, thì rất nhiều trường Đại học cũng tham gia vào đào tạo hai ngành này.
Theo PGS TS Nguyễn Xuân Bả, Trưởng khoa Chăn nuôi Thú y, Trường Đại học Nông Lâm Huế, trong giai đoạn trước mắt, vài ba năm tới, nhu cầu về nhân lực cho ngành chăn nuôi Thú y ở Việt Nam còn khá lớn do: một số doanh nghiệp tiếp tục mở rộng quy mô, thậm chí có doanh nghiệp dịch chuyển sang một số nước lân cận (Lào) và vẫn tuyển dụng nhân lực tại Việt nam; ngành chăn nuôi lợn và chăn nuôi gia cầm sẽ tiếp cận với đỉnh về số lượng, song chăn nuôi bò sữa, bò thịt sẽ có xu hướng phát triển mạnh, do nhu cầu thịt bò, sữa bò đang tăng nhanh, trong khi đó chăn nuôi Việt Nam mới đáp ứng thấp, dẫn đến nhập nội khá lớn.
Tuy vậy, vấn đề đặt ra là chất lượng sinh viên sau khi ra trường có đáp ứng cho thị trường lao động không? Đây là câu hỏi lớn cho các cơ sở đào tạo. Các doanh nghiệp hiện nay họ tuyển dụng số lượng khá lớn, nhưng tỷ lệ loại thải cũng cao, nếu như chất lượng/năng lực của người lao động không đáp ứng. Vì vậy, khong nên ồ ạt đào tạo, tăng số lượng tuyển sinh trong những năm tiếp theo, nên tập trung ở các trường có đủ năng lực, đào tạo chất lượng, tránh khủng hoảng thừa trong 5-7 năm tới.
Ông Ngô Quốc Cường, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Công nghệ sinh học R.E.P, cho rằng nhân sự ngành chăn nuôi thú y sẽ chỉ “hot” trong thời gian ngắn thôi. Các trường nên tăng điểm đầu vào các để hạn chế sinh viên. Cùng với đó, sinh viên cũng phải trang bị kiến thức chuyên môn thật vững, ngoại ngữ tốt và kỹ năng mềm để có cạnh tranh, nếu không sẽ khó khăn trong tương lai gần, chứ không phải tương lai xa.
Nguyễn Trà My, sinh viên khoa Thú y Học viện Nông nghiệp Việt Nam chia sẻ: “Bản thân em thấy ngành Chăn nuôi Thú y thời gian tới sẽ khó khăn trong việc làm hơn các anh chị trước đó. Vì vậy em đã tập trung học để ra trường sớm hơn so với quy trình đào tạo 1 năm. Em vẫn thấy vẫn có cơ hội cho con gái thú y nhưng cần trình độ Tiếng Anh tốt và kỹ năng giao tiếp tốt”.
Doanh nghiệp bắt tay cùng nhà trường đào tạo lao động
Tại Ngày hội việc làm Học viện nông nghiệp năm 2018, ông Nguyễn Tất Cảnh, Phó giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam cho rằng, sự phát triển của các doanh nghiệp Việt Nam trong những năm gần đây, là cơ hội việc làm rất tốt đối với sinh viên Học viện Nông nghiệp. Có 5 yếu tố quyết định sự thành công của doanh nghiệp, đó là vốn 14%; thị trường 42%; con người 32% nhưng nhân lực là vốn quan trọng, chỉ có nhân lực tốt mới có thể tận dụng được thị trường và tổ chức doanh nghiệp. Học viện Nông nghiệp nhận thức được rằng, để tìm kiếm được việc làm, sinh viên phải xác định các như: mục tiêu rõ ràng trong tương lai; kế hoạch sự nghiệp; thu nạp kiến thức chuyên ngành; kỹ năng mềm; xây dựng mối quan hệ; tích cực làm thêm; tăng cường thực tập; hiểu được nhà tuyển dụng….
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Nhân lực ngành chăn nuôi phải làm tốt hơn
Tại buổi góp ý cho dự án Luật Chăn nuôi ngày 8/6/2018, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: Về vấn đề đào tạo nguồn nhân lực ngành chăn nuôi, tới đây phải làm tốt hơn, hiện nay một số trường về nông nghiệp như Học viện Nông nghiệp vẫn ít đào tạo chăn nuôi thú y, chưa quý trọng ngành này trong khi ngành đang tạo ra của cải vật chất lớn cho đất nước. Việt Nam là đất nước nhiệt đới, có nhiều lợi thế so với các nước ôn đới, có nhân lực tốt, có đầu tư, nếu có nguồn lao động có trình độ, có khoa học công nghệ tốt thì nhất định chúng ta sẽ thành công trong chăn nuôi.
Vì thế, trong những năm qua và đặc biệt những năm gần đây, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã không ngừng đổi mới chương trình, nội dung đào tạo. Học viện đang tiếp tục phát triển chương trình đào tạo theo hướng nghiên cứu và định hướng nghề nghiệp. Đồng thời, tăng cường mở các chương trình đào tạo tiên tiến, chất lượng cao, chương trình liên kết quốc tế; đưa sinh viên đi thực hành, thực tế nghề nghiệp cho sinh viên để nâng cao chất lượng đào tạo. Học viện luôn coi trọng mối quan hệ cho sinh viên; tăng cường phối hợp đào tạo, thực tập kỹ năng nghề nghiệp, tài trợ học bổng và hỗ trợ nghiên cứu khoa học…
Không chỉ Học viện Nông nghiệp mà Khoa Nông Lâm Ngư Trường Đại học Hùng Vương cũng đang phối hợp với các công ty và các trang trại chăn nuôi đưa sinh viên đi thực tập tại các trang trại, phối hợp cùng các công ty trong nghiên cứu khoa học và giải quyết các vấn đề thực tiễn…
Ông Vũ Anh Tuấn, Phó TGĐ công ty CP Việt Nam nói: “Công ty cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam đã ký kết hợp tác với Học viện Nông nghiệp Việt Nam trong nhiều năm nay. Hàng năm, công ty đã tiếp rất đón nhiều đoàn sinh viên đến thực tập nghề nghiệp, thăm quan học tập mô hình quản trị sản xuất hiện đại của công ty. Chúng tôi đã tuyển dụng nhiều sinh viên tốt nghiệp của Học viện làm cán bộ, nhân viên công ty thông qua Ngày hội việc làm, Ngày hội doanh nghiệp… Đồng thời, công ty cũng phối hợp với Học viện tổ chức các chương trình đào tạo kỹ năng mềm, ngày hội hiến máu, hội thảo khoa học, giao lưu sinh viên… Học viện là nơi đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng, đáp ứng được yêu cầu công việc của công ty CP Việt Nam”.
Ông Ngô Quốc Cường, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần công nghệ sinh học R.E.P cho biết, công ty đã kết hợp với trường Đại học Nông Lâm Huế trong việc đào tạo sinh viên. Cụ thể, lãnh đạo công ty đã tham gia vào những buổi bảo vệ khóa luận của sinh viênđể phản biện, tìm ra những đề tài có thể áp dụng vào thực tiễn hoặc những ý tưởng có thể khởi nghiệp. Đây là mô hình kết hợp đầu tiên doanh nghiệp với Trường Đại học Nông Lâm Huế. “Rất mong chương trình đào tạo của các trường Đại học, Cao đẳng có tính áp dụng thực tiễn cao hơn; cùng với đó, các giáo trình nên cập nhật tình hình chăn nuôi tiên tiến trên thế giới vào giảng dạy, đáp ứng nhu cầu của ngành chăn nuôi đang thay đổi nhanh chóng từng ngày”.
Theo nhiều chuyên gia kinh tế về chăn nuôi, khi nước ta đã tham gia Hiệp định CPTPP, ngành chăn nuôi được dự báo sẽ là ngành chịu nhiều sức ép cạnh tranh lớn, nhất là chăn nuôi lợn, là tiểu ngành sản xuất truyền thống lớn nhất của Chăn nuôi Việt Nam . Vì vậy, cũng rất cần thiết phải có chương trình đào tạo nhân lực cho ngành Chăn nuôi trong quá trình hội nhập. Chú trọng chất lượng đào tạo công nhân chuyên nghiệp, đội ngũ trại trưởng, cán bộ thị trường…cho ngành chăn nuôi.
TÂM AN
Trường Đại học Nông Lâm Huế: Đổi mới trong quá trình đào tạo, đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp
PGS TS Nguyễn Xuân Bả (ảnh), Trưởng khoa Chăn nuôi Thú y trường Đại học Nông Lâm Huê đã có cuộc trao đổi nhanh với phóng viên Chăn nuôi Việt Nam trong việc đổi mới đào tạo, tăng cường liên kết với doanh nghiệp để áp dụng thực tiễn.
Đào tạo đáp ứng với yêu cầu nhà tuyển dụng là hướng đi, chiến lược phát triển đào tạo tại khoa Chăn nuôi Thú y trường Đại học Nông Lâm Huế. Vậy từ đó việc xác định ai là nhà tuyển dụng sinh viên của khoa sau khi ra trường? Họ cần những năng lực gì? Họ cần những năng lực gì? Vị trí việc làm của sinh viên chúng ta tại các doanh nghiệp đó là gì? Và vì vậy, xác định thật tốt chuẩn đầu ra? Hay nói cách khác xác định năng lực của sinh viên sau khi ra trường như thế nào? Trên cơ sở như vậy, khoa Chăn nuôi Thú y Trường Đại học Nông Lâm Huế đang có một số hoạt động:
1. Điều chỉnh chương trình đào tạo, sát với chuẩn đầu ra hơn (Chuyên gia của doanh nghiệp có tham gia cùng khoa trong việc điều chỉnh chương trình/cập nhật chương trình); 2. Doanh nghiệp tham gia vào tiến trình đào tạo: Định hướng nghề nghiệp cho tân sinh viên (tăng lòng yêu nghề ngay từ đầu, xác định tốt định hướng cho học tập); Tham gia đào tạo kỷ năng mềm, chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức chuyên ngành rất thực tiễn cho sinh viên; Chuyên gia của doanh nghiệp đào tạo một số kỹ năng nghề nghiệp tại trường cho sinh viên; cùng với giáo viên khoa hướng dẫn thực tế nghề, thực tập tốt nghiệp của sinh viên tại các trang trại của doanh nghiệp, cùng với giáo viên khoa đánh giá kết quả học tập của sinh viên. 3. Trường đang xây dựng các chương trình riêng cho một số doanh nghiệp lớn: Hiện tại khoa đang có 4 lớp (150 sinh viên) đào tạo theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp chăn nuôi Greenfeed. 4. Hướng tương lai: Nhu cầu nhân lực cho ngành sữa sẽ tăng, khoa sẽ có một số điều chỉnh chương trình đào tạo, tăng một số học phần, nội dung cho sinh viên theo hướng chuyên cho chăn nuôi bò sữa.
Tôi đang có suy nghĩ xây dựng học kỳ doanh nghiệp, đào tạo theo hướng problem based learning, có như vậy chất lượng sinh viên sẽ nâng lên, đáp ứng người sử dụng lao động được. Hàng năm khoa Chăn nuôi Thú y của trường Đại học Nông Lâm Huế tuyển sinh khoảng 400 sinh viên cho 2 ngành (Chăn nuôi Thú y và Thú y), như vậy trong vòng 3 năm lại đây, mỗi năm có khoảng 350-450 sinh viên tốt nghiệp từ khoa Chăn nuôi Thú y. Tỷ lệ có việc làm của sinh viên tốt nghiệp hiện tại rất cao, gần như 100% sinh viên ra trường đều được công ty tuyển dụng, nhiều sinh viên được 3-4 doanh nghiệp lựạ chọn. Tuyển sinh năm 2018, khoa Chăn nuôi Thú y của Trường Đại học Nông Lâm Huế sẽ không tuyển đào tạo hệ cao đẵng (3 năm) nữa, chỉ tập trung đào tạo 4 năm cho ngành Chăn nuôi Thú y và 5 năm cho chuyên ngành Thú y.
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất