GS.TS. Lê Viết Ly
Chiếu dời đô là văn bản do Lý Thái Tổ ban hành vào mùa xuân năm 1010, trong đó nhắc đến lợi thế của đất Thăng Long. Việc dời đô từ Hoa Lư đến Đại La thể hiện con mắt tinh tường của vị vua xưa muốn có một Thủ đô xứng tầm với nước Đại Việt. Và, Thăng Long trong suốt chiều dài lịch sử đã xứng đáng là vùng “đất thiêng”.
Thế nhưng, Thăng Long – Hà Nội cũng đã từng trải qua những ngày nguy cấp khi Nguyễn Ánh (hiệu Gia Long) chọn Huế là thủ đô cho triều Nguyễn.
Đời vua Minh Mạng đã đổi Bắc Thành thành tỉnh Hà Nội. Năm 1835, Minh Mạng cho hạ thấp tường thành xuống một thước tám tấc (tương đương với 3,7 mét), cho bịt hai cửa Tây và Nam. Và từ đấy Hà Nội trở thành tỉnh như 30 tỉnh phía Bắc. Hà Nội – Thăng Long, nơi Lý Công Uẩn chọn để dời đô bị hạ cấp và lãng quên dần.
Cũng may là thực dân Pháp lúc bấy giờ nhìn ra những lợi thế nên chọn Hà Nội là thủ phủ của ba nước Việt – Miên – Lào dưới sự đô hộ của Pháp.
Hai ông toàn quyền Pháp đầu tiên đã để lại dấu ấn với những công trình xây cho Hà Nội, trong đó phải kể đến Cầu Long Biên (Paul Doumer), Phủ toàn quyền (nay là Phủ Chủ tịch), Nhà hát lớn, và nhiều dãy phố mang kiến trúc châu Âu.
Cũng phải nói thêm một điều thể hiện sự thâm độc của thực dân Pháp khi chia Việt Nam thành ba kỳ: Nam Kỳ bị cai trị như kiểu thuộc địa; Trung Kỳ cai trị theo kiểu phong kiến nhà Nguyễn – tuy có Thống sứ Pháp quyết định những sự kiện lớn; Bắc Kỳ thì do Thống sứ Pháp cai quản, Bắc Bộ phủ như ta thường gọi được xây dựng từ năm 1918 cai quản từ Ninh Bình đến biên giới Việt Trung.
Có thể thấy, Hà Nội – thủ đô nước ta là nơi giao thoa giữa hai nền văn minh Việt – Pháp, không chỉ về kiến trúc mà cả về văn hóa, ẩm thực,…
Và một điều thú vị nữa là Cầu Long Biên là nơi chứng kiến sự rút lui nhục nhã của quân đội Pháp, và từ đó vĩnh viễn kết thúc chủ nghĩa Thực dân trên đất nước ta.
Cầu Long Biên (Paul Doumer)
- Hà Nội li>
- Thăng Long li>
- Cầu Long Biên li> ul>
- EU: Sản lượng thức ăn chăn nuôi đạt 147 triệu tấn năm 2024
- Nghiên cứu tìm ra nguyên nhân ‘vô hình’ gây ra tình trạng thiếu thức ăn chăn nuôi
- Chủ động tăng đàn bảo đảm nguồn cung thực phẩm dịp cuối năm
- Nga cung cấp hơn 100 triệu USD thịt heo cho Trung Quốc
- Việt Nam xuất khẩu thịt sang thị trường nào nhiều nhất?
- Mỗi tháng, Đồng Nai cung cấp ra thị trường gần 60 ngàn tấn thịt các loại
- Tháo gỡ điểm nghẽn trong quy định của Luật tiêu chuẩn, kỹ thuật
- Trại chim công đẹp trên đất B’Lao
- Gần 2.000 cơ sở ở ‘thủ phủ chăn nuôi’ Đồng Nai ngừng hoạt động
- Trung Quốc cấm nhập khẩu một số động vật do lo ngại lây lan dịch lưỡi xanh
Tin mới nhất
T2,16/12/2024
- EU: Sản lượng thức ăn chăn nuôi đạt 147 triệu tấn năm 2024
- Nghiên cứu tìm ra nguyên nhân ‘vô hình’ gây ra tình trạng thiếu thức ăn chăn nuôi
- Chủ động tăng đàn bảo đảm nguồn cung thực phẩm dịp cuối năm
- Nga cung cấp hơn 100 triệu USD thịt heo cho Trung Quốc
- Việt Nam xuất khẩu thịt sang thị trường nào nhiều nhất?
- Mỗi tháng, Đồng Nai cung cấp ra thị trường gần 60 ngàn tấn thịt các loại
- Tháo gỡ điểm nghẽn trong quy định của Luật tiêu chuẩn, kỹ thuật
- Trại chim công đẹp trên đất B’Lao
- Gần 2.000 cơ sở ở ‘thủ phủ chăn nuôi’ Đồng Nai ngừng hoạt động
- Trung Quốc cấm nhập khẩu một số động vật do lo ngại lây lan dịch lưỡi xanh
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất