Trong khi cả nước đang đối phó với với dịch tả lợn châu Phi, thì ngược lại Tập đoàn Quế Lâm cùng một số hộ chăn nuôi liên kết đã thành công khi ứng dụng quy trình công nghệ vi sinh trong mô hình chăn nuôi lợn hữu cơ.
Đoàn công tác của Bộ NN&PTN do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến dẫn đầu đang tham quan một gia trại ứng dụng quy trình công nghệ vi sinh trong mô hình chăn nuôi lợn hữu cơ ở xã Thủy Bằng, TX Hương Thủy
Ngày 30/6, đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến dẫn đầu vào kiểm tra thực tế một số hộ chăn nuôi áp dụng mô hình này và làm việc với Tập đoàn Quế Lâm. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế Bùi Thanh Hà cùng đại diện các sở ngành liên quan đã tham dự.
Đoàn đã đi thực tế và kiểm tra tình hình chăn nuôi các gia trại, trang trại áp dụng quy trình công nghệ vi sinh trong mô hình chăn nuôi lợn hữu cơ của Tập đoàn Quế Lâm tại thị xã Hương Thủy và huyện Phong Điền. Đoàn tỏ ra vui mừng khi mô hình này được áp dụng một cách thành công trước tình hình dịch tả lợn châu Phi, cung cấp cho thị trường một nguồn thịt lợn với chất lượng được đảm bảo, mức giá ổn định.
Tại trại heo của hộ ông Lê Văn Hoàng (xã Phong Thu, huyện Phong Điền) đoàn kiểm tra đã khá bất ngờ dù các hộ lân cận bị ảnh hưởng bởi dịch tả lợn châu Phi nhưng đàn lợn hơn 70 con của ông không bị ảnh hưởng. Ông Hoàng cho hay, đã áp dựng quy trình công nghệ vi sinh này 2 năm, được hỗ trợ từ khâu con giống, thức ăn, đầu vào và đảm bảo đầu ra ổn định. “Nhờ áp dụng công nghệ này mà đàn lợn của gia đình đã tăng sức đề kháng, không bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Vì thế dù giá thị trường lên xuống nhưng Tập đoàn Quế Lâm vẫn thu mua với mức giá ổn định, mỗi lứa xuất chuồng khoảng 30 con, trọng lượng khoảng 85kg/con, lời khoảng 20 triệu đồng” – ông Hoàng khoe.
Báo cáo với đoàn công tác, ông Tôn Thất Các, Trưởng ban Kỹ thuật miền Trung của Tập đoàn Quế Lâm cho hay, việc phát triển chăn nuôi hữu cơ theo công nghệ vi sinh của Tập đoàn Quế Lâm được ứng dụng từ năm 2013, đã liên kết với các hợp tác xã, bà con nông dân. Thời gian đầu, chỉ nuôi một mô hình 20-30 con, đến nay đã phát triển chăn nuôi hữu cơ lên hàng ngàn con có sự kiểm soát từ đầu vào đến đầu ra, đã được ngành nông nghiệp đánh giá và chứng nhận chuỗi sản xuất chăn nuôi hữu cơ an toàn.
Phó Bí thư Thường tỉnh Tỉnh ủy Bùi Thanh Hà cùng đoàn công tác của Bộ NN&PTNT kiểm tra một hộ chăn nuôi lợn ở xã Phong Thu, huyện Phong Điền ứng dụng quy trình công nghệ vi sinh trong mô hình chăn nuôi
Để có được thành công nay, Tập đoàn Quế Lâm chú trọng từ khâu giống sạch, thức ăn chất lượng tốt, chuồng nuôi phải đảm bảo an toàn với diện tích hợp lý, nơi thải chất thải được ủ với men vi sinh phân giải tốt đảm bảo yêu cầu đông mát, hè ấm… Ngoài ra, việc sử dụng công nghệ vi sinh làm gia tăng sức đề kháng, tăng hiệu suất sử dụng thức ăn, lợn ăn hết khẩu phần, vừa đạt hiệu quả kinh tế, vừa giảm phát thải tối đa khí độc, chất thải ra môi trường làm lây lan dịch bệnh như nuôi truyền thống phải đặt ra.
Ông Nguyễn Văn Hưng, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi – Thú y tỉnh cho hay, trước tình hình dịch tả lợn châu Phi, ngành chăn nuôi thú ý tỉnh nhận thức rằng giải pháp về củng cố an toàn sinh học là giải pháp duy nhất, và sắp tới sẽ nhân rộng trên địa bàn. Mô hình của Tập đoàn Quế Lâm đã áp dụng rất thành công, không sử dụng thức ăn tận dụng, con giống đưa từ vùng dịch vào. Thay vào đó, áp dụng mô hình con giống, thức ăn khép kín ngay tại chỗ.
Ngoài ra, đảm bảo được việc chăn nuôi không bị ô nhiễm, tăng cường sức đề khán, giảm mùi hôi… “Vì thế mà lợn từ các mô hình chăn nuôi này dù giá cao nhưng vẫn được thị trường ưa chuộng, chấp nhận bởi đảm bảo nguồn gốc rõ ràng”, ông Hưng nói và cho biết đang tập trung tuyên truyền mạnh đến với hộ chăn nuôi để áp dụng mô hình này.
Kết luận trong chuyến làm việc lần này, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cho rằng việc ứng dụng quy trình công nghệ vi sinh trong mô hình chăn nuôi lợn hữu cơ của Tập đoàn Quế Lâm và những hộ chăn nuôi liên kết là rất tốt. Từ nguồn giống, thức ăn, nước uống, không gian chuồng nuôi đều được vệ sinh, sát trùng theo một quy trình khép kín rất chuẩn.
Dù dịch tả lợn châu Phi lan nhanh, ngay tại Huế cũng không tránh khỏi nhưng mô hình của Tập đoàn Quế Lâm áp dụng vào chăn nuôi lợn không bị ảnh hưởng. “Từ mô hình này, Bộ sẽ cùng Tập đoàn Quế Lâm đặt đề tài nghiên cứu khoa học, một khi đã có luận cứ khoa học rõ ràng cùng tập đoàn triển khai mô hình này nhân rộng ra toàn quốc”, thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh.
Bài, ảnh: NHẬT MINH
Nguồn: Báo Thừa Thiên Huế
- Việt Nam sắp nhập thịt bò từ Belarus
- Lợn ăn bột chè xanh giúp tăng đề kháng, thịt thơm ngon
- Xuất khẩu thịt lợn của Brazil tháng 2/2025 đạt mức cao kỷ lục
- ‘Bão’ giá lợn càn quét: Kinh nghiệm bình ổn giá của Trung Quốc
- Tuyên Quang: Dự án trại lợn công nghệ cao 2.400 nái đã hoàn thành 90%
- Thịt và trứng gia cầm của Việt Nam chính thức bước vào thị trường Singapore
- Nghị định 73/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi
- Anh nông dân miền núi để dành được 30 triệu đồng mỗi tháng nhờ nuôi lợn
- Vĩnh Phúc đề nghị sửa đổi, bổ sung Luật Chăn nuôi
- Thức ăn gia súc nhập khẩu từ thị trường Achentina tăng 182%
Tin mới nhất
T4,02/04/2025
- Việt Nam sắp nhập thịt bò từ Belarus
- Lợn ăn bột chè xanh giúp tăng đề kháng, thịt thơm ngon
- Xuất khẩu thịt lợn của Brazil tháng 2/2025 đạt mức cao kỷ lục
- ‘Bão’ giá lợn càn quét: Kinh nghiệm bình ổn giá của Trung Quốc
- Tuyên Quang: Dự án trại lợn công nghệ cao 2.400 nái đã hoàn thành 90%
- Thịt và trứng gia cầm của Việt Nam chính thức bước vào thị trường Singapore
- Nông sản Việt nhiều cơ hội thâm nhập thị trường Halal
- Cải thiện hiệu quả sử dụng thức ăn của vật nuôi bằng chọn và nhân giống (Kỳ I)
- Nghị định 73/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi
- Anh nông dân miền núi để dành được 30 triệu đồng mỗi tháng nhờ nuôi lợn
- Chẩn đoán sức khỏe đường ruột nhanh chóng với công nghệ tiên tiến từ Orffa & Florates
- VIV ASIA 2025: Giao thoa công nghệ và cơ hội đưa ngành chăn nuôi Việt Nam vươn tầm quốc tế
- Tannin thủy phân: Giải pháp hoàn hảo cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
Bình luận mới nhất