Cục Thú y cho biết, việc thúc đẩy thương mại trong nhập khẩu động vật và sản phẩm động vật giữa hai nước nhằm kiểm soát an toàn đối với gia cầm nhập khẩu.
Hiện, Cục Thú y Việt Nam và Cục Thú y Trung Quốc vẫn đang đàm phán song phương các vấn đề liên quan đến quy trình này. Song theo ông Phạm Văn Đông – Cục trưởng Cục Thú y, để đi tới một thỏa thuận về thương mại động vật và sản phẩm động vật giữa hai nước còn cần nhiều thời gian và qua nhiều bước.
Nhiều lo ngại xung quanh việc thúc đẩy việc nhập khẩu gia cầm Trung Quốc
Dù vậy, người chăn nuôi cũng như người tiêu dùng trên cả nước vẫn lo ngại về sản phẩm gia cầm, đặc biệt là phụ phẩm như chân, cánh, mề gà… tạm nhập tái xuất bị tuồn ngược trở lại Việt Nam tiêu thụ và được hợp pháp hóa bằng hàng nhập chính ngạch. Ông Trần Duy Khanh, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam bày tỏ: “Tôi phản đối việc thúc đẩy thương mại trong việc buôn bán gia cầm và sản phẩm gia cầm với phía Trung Quốc. Theo thống kê, lượng gia cầm chăn nuôi trong nước đủ cung cấp cho dân số hơn 90 triệu người của Việt Nam, thậm chí còn để xuất khẩu”.
Theo lãnh đạo Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam, việc thông thương giữa các nước thì không thể “ngăn sông cấm chợ”, nhưng quan trọng phải có hàng rào kỹ thuật đủ mạnh để siết hàng nhập khẩu, để kiểm soát tình trạng lập lờ, lợi dụng thương mại để hợp pháp hóa hàng lậu, hàng kém chất lượng.
Ông Trần Duy Khanh nêu quan điểm: “Chúng tôi đã kiến nghị, phải có quy định về hạn sử dụng, cụ thể như với gà đông lạnh nguyên con hạn sử dụng tối đa là 6 tháng, các sản phẩm như chân, cánh, đùi, hạn sử dụng tối đa là 4 tháng, nhưng không được cơ quan chức năng hồi âm”. Bên cạnh đó, ông Trần Duy Khanh cũng lo ngại về tình trạng, một số đối tượng sẽ lợi dụng chính sách thông thương này để hợp pháp hóa sản phẩm gia cầm đông lạnh tạm nhập tái xuất từ Trung Quốc.
Thực tế, lo ngại của ông Trần Duy Khanh cũng như hàng chục triệu người tiêu dùng Việt Nam không phải là không có cơ sở, khi trung bình mỗi năm có khoảng 3 triệu tấn sản phẩm gia cầm tạm nhập tái xuất qua Việt Nam để xuất sang Trung Quốc. Tuy nhiên, không ít số hàng hóa này đã bị phát hiện tuồn trở lại Việt Nam tiêu thụ. “Việc thúc đẩy này rất dễ tạo “cửa” cho hàng tạm nhập tái xuất vào Việt Nam”, ông Trần Duy Khanh nhìn nhận.
Lãnh đạo Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam cho rằng, Cục Thú y nên thảo luận, lấy ý kiến của các doanh nghiệp chăn nuôi, các Hội Chăn nuôi gia cầm địa phương. Đặc biệt, cần có hàng rào kỹ thuật đủ mạnh, quản lý tốt để kiểm soát được nguồn hàng nhập, tránh tình trạng hàng tạm nhập tái xuất lập lờ. Còn đại diện Cục Thú y trả lời các vấn đề này cho biết, khi các nội dung trao đổi tại cuộc họp song phương giữa Việt Nam và Trung Quốc được Bộ NN&PTNT đồng ý về chủ trương thì sẽ thông tin.
Tuyết Nhung (Theo Báo An ninh thủ đô)
Hoạt động buôn bán gia cầm qua biên giới 2 nước là bất hợp pháp
Cục Thú y khẳng định, đến thời điểm này, các cơ quan chức năng của Việt Nam và Trung Quốc chưa ký kết thỏa thuận nào về xuất khẩu, nhập khẩu gia súc, gia cầm và sản phẩm gia súc, gia cầm giữa hai nước.
Do vậy, các hoạt động vận chuyển gia súc, gia cầm và sản phẩm gia súc, gia cầm qua biên giới hai nước đều là bất hợp pháp. Tuy nhiên, trong thực tế, việc vận chuyển gia súc, gia cầm và sản phẩm gia súc, gia cầm bất hợp pháp qua biên giới hai nước vẫn đã và đang diễn ra.
- 8.000 cơ sở giết mổ không giấy phép: Kiểm soát an toàn thực phẩm Tết ra sao?
- Năm 2024, xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi đạt hơn 533 triệu USD
- Không tiếp cận được thuế suất thuế NK 1% cho khô dầu đậu tương, Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai gửi công văn lên Chính phủ
- Thời điểm vàng để ngành chăn nuôi chuyển mình mạnh mẽ
- Chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP: Hướng phát triển bền vững
- Nghiên cứu của Châu Âu tiết lộ các phương pháp bổ sung để hỗ trợ kiểm soát ASF
- Năm 2024, sản lượng thức ăn chăn nuôi đạt 21,5 triệu tấn, tăng 3,4%
- “Thủ phủ” hươu sao Hà Tĩnh ước thu hơn 200 tỷ đồng từ nhung hươu dịp tết
- Cách chăm sóc lợn đực con sau khi triệt sản
- Tiêu thụ thịt lợn ở Achentina năm 2024 đạt mức cao kỷ lục
Tin mới nhất
T2,06/01/2025
- 8.000 cơ sở giết mổ không giấy phép: Kiểm soát an toàn thực phẩm Tết ra sao?
- Năm 2024, xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi đạt hơn 533 triệu USD
- Năm 2024, giá trị sản xuất chăn nuôi tăng 5,4%
- Không tiếp cận được thuế suất thuế NK 1% cho khô dầu đậu tương, Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai gửi công văn lên Chính phủ
- VUSTA kiến nghị sửa đổi Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Luật Tiêu chuẩn, Quy chuẩn kỹ thuật
- Thời điểm vàng để ngành chăn nuôi chuyển mình mạnh mẽ
- Chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP: Hướng phát triển bền vững
- Nghiên cứu của Châu Âu tiết lộ các phương pháp bổ sung để hỗ trợ kiểm soát ASF
- Năm 2024, sản lượng thức ăn chăn nuôi đạt 21,5 triệu tấn, tăng 3,4%
- “Thủ phủ” hươu sao Hà Tĩnh ước thu hơn 200 tỷ đồng từ nhung hươu dịp tết
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất