[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] Nhập khẩu các sản phẩm chăn nuôi vào Việt Nam việc hoàn toàn bình thường, phù hợp với thông lệ quốc tế đã kí cam kết. Tuy nhiên, điều này cũng khiến thị trường chăn nuôi nước ta gặp rất nhiều áp lực, đòi hỏi nhà chăn nuôi phải liên tục cải thiện năng suất và hạ giá thành sản phẩm, để cạnh tranh trên chính “sân nhà”.
Việt Nam sẽ trở thành một nước nhập khẩu thịt?
Mặt hàng |
Loại sản phẩm |
2017 |
2021 |
So sánh |
Lợn thịt
|
Thịt lợn (tấn) |
6.300 |
102.997 |
16,34 lần |
Lợn sống (con) |
0,0 |
447.651 |
|
|
Gia cầm |
Thịt gia cầm |
74.638 |
160.180 |
214,63 |
Gia súc ăn cỏ
|
Bò sống (con) |
240.461 |
554.875 |
230,75
|
Thịt trâu, bò và dê cừu |
41.45 |
93.635 |
255,89
|
|
Nguyên liệu |
Nguyên liệu (triệu tấn) |
19,88 |
22,3 |
12,1 |
Nguồn: Hội Chăn nuôi Việt Nam tổng hợp
Hiện nay tốc độ nhập khẩu các sản phẩm chăn nuôi tăng cao hơn rất nhiều mức tăng của sản xuất trong nước.Theo số liệu của Hội Chăn nuôi Việt Nam cung cấp: thịt lợn và các sản phẩm lợn thịt nhập khẩu tăng rất nhanh, nếu chưa tính số lượng lợn sống nhập khẩu về giết thịt của năm 2020, thì thịt lợn và các sản phẩm của lò mổ, như chân giò, nội tạng nhập khẩu đã tăng trên 16,34 lần năm 2017 so với năm 2021, trong khi đó, mặt hàng thịt lợn vẫn đang có thuế nhập khẩu cao, trên 20%. Đây là vấn đề đáng báo động đối với ngành chăn nuôi nước ta – một nước có ngành chăn nuôi lợn thuộc top 10 thế giới, có thị phần chiếm trên 65% các sản phẩm chăn nuôi trong nước.
Thịt gia cầm và các sản phẩm gia cầm (chân, đầu, cổ, cánh) nhập khẩu tiếp tục tăng đều và tăng nhanh trong giai đoạn 2017-2022. Với mức tăng trên trên 214,63% trong 5 năm qua, cũng là con số rất đáng quan ngại, vì số lượng sản phẩm sản phẩm thịt gia cầm nhập khẩu đã chiếm khoảng 20% sản phẩm thịt gia cầm trong nước. Trong khi đó, mặt hàng thịt gia cầm vẫn còn trong nhóm mặt hàng chịu thuế nhập khẩu cao trên 20%, và sẽ về mức 0% sau 5 năm tới.
Sản phẩm gia súc ăn cỏ nhập khẩu liên tục tăng nhanh và chiếm tỷ trọng lớn so với các sản phẩm trong nước: mức tăng của việc nhập khẩu bò sống về nuôi vỗ béo giết thịt trong giai đoạn 2017-2021 là trên 230,755, tương tự với mức tăng của thịt và phủ tạng trâu, bò, dê, cừu nhập khẩu là 255,89%. Theo con số thống kê trên, nếu quy đổi theo khối lượng thịt hơi (tỉ lệ thịt xẻ tính chung cho các loại vật nuôi trong nhóm này là 45%), thì hàng năm Việt Nam đang nhập khẩu khoảng 364.539 tấn thịt hơi các loại gia súc ăn cỏ (Chủ yếu là bò thịt) bằng 77,11% so với tổng các loại gia súc ăn cỏ sản xuất trong nước. Rõ ràng, hiện nay Việt Nam đang là nước nhập khẩu nhiều nhất sản phẩm gia súc ăn cỏ, cụ thể là nhập khẩu bò thịt.
Còn theo Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công thương, nếu chỉ tính 6 tháng đầu năm 2022, Việt Nam nhập khẩu 289,37 nghìn tấn thịt và các sản phẩm từ thịt, trị giá 648,51 triệu USD từ 47 thị trường trên thế giới. Trong đó, 45,18 nghìn tấn thịt lợn tươi ướp lạnh hoặc đông lạnh, trị giá 95,92 triệu USD, từ 22 thị trường. Cũng trong 6 tháng đầu năm nay, xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi rất khiêm tốn, theo Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong 6 tháng đầu năm 2022, Việt Nam xuất khẩu 8,59 nghìn tấn thịt và các sản phẩm thịt, trị giá 34,69 triệu USD.
Nhiều nguy cơ?
Theo TS Nguyễn Xuân Dương, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Chăn nuôi Việt Nam, áp lực cạnh tranh về thị trường của các sản chăn nuôi nhập khẩu ngày càng lớn, nhất là khi các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới phát huy hiệu lực, các dòng thuế nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi về 0%. Đặc biệt là hầu hết các nước trong CPTPP và EVFTA đều có không gian và trình độ chăn nuôi tốt hơn Việt Nam. Hiện nay tốc độ nhập khẩu các sản phẩm chăn nuôi tăng cao hơn rất nhiều mức tăng của sản xuất trong nước.
TS Nguyễn Xuân Dương, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Chăn nuôi Việt Nam
Các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới mà Việt Nam ký kết có hiệu lực đã có những tác động rất đáng kể đến chăn nuôi trong nước, trong đó phải kể đến là Hiệp định CPTPP, EVFTA, Hiệp định Thương mại Việt – Mỹ… làm gia tăng nhanh áp lực thị trường của các sản phẩm chăn nuôi nhập khẩu đối với sản phẩm chăn nuôi trong nước.
TS Nguyễn Xuân Dương cho rằng, vấn đề nhập khẩu các sản phẩm chăn nuôi nếu Nhà nước không không có chính sách, giải pháp phù hợp, kịp thời để kiểm soát thì nhất định Việt Nam sẽ trở thành nước nhập khẩu thịt lợn trong 5 năm tới khi dòng thuế quan về 0%; không có giải pháp chính sách kịp thời để hạn chế sản phẩm gia cầm nhập khẩu, tăng cường xuất khẩu và kiểm soát tốt quy mô phát triển đàn gia cầm sản xuất trong nước phù hợp với thị trường thì ngành chăn nuôi sẽ luôn là ngành sản xuất bấp bênh.
Ở một góc nhìn khác về các sản phẩm chăn nuôi nhập khẩu, đặc biệt là thịt, ông Nguyễn Văn Ngà, Cố vấn Chiến lược Công ty TNHH Mebipha cho rằng, thịt nhập khẩu có tác động đến ngành chăn nuôi về mặt tổng thể. Nhưng nhu cầu thịt trên đầu người của người Việt cũng tăng hàng năm. Và như vậy thịt nhập khẩu bù đắp vào một phần lớn nhu cầu tăng thêm đó. Giá thịt rẻ xuống sẽ kích cầu tiêu thụ thịt (tăng room tiêu dùng), kéo theo tăng cơ hội cho ngành chăn nuôi. Việc còn lại là ngành chăn nuôi Việt Nam tính toán giảm giá sản xuất, tăng năng suất, tăng hiệu quả đầu tư.
Để cạnh tranh trên chính “sân nhà”!
Trong gần 30 năm qua, ngành chăn nuôi có mức tăng trưởng bình quân từ 5 -6%/năm. Nhiều lĩnh vực của chăn nuôi Việt Nam hiện có thứ bậc cao trong khu vực và trên thế giới, như quy mô đàn lợn đứng thứ 6 – 7, đàn thủy cầm đứng thứ 2 thế giới. Công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi, năng suất bò sữa và công nghiệp chế biến sữa đứng đầu các nước ASEAN… cả nước hiện có hơn 2 triệu hộ nuôi lợn, gần 2,2 triệu hộ nuôi trâu bò, gần 7 triệu hộ nuôi gia cầm và hàng trăm ngàn hộ nuôi các loại vật nuôi khác. Chuỗi giá trị ngành chăn nuôi (chăn nuôi, giống, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, giống, thiết bị, giết mổ…) đã và đang là sinh kế của hàng triệu người.
Xét tổng thể về hạ tầng cơ sở vật chất, kỹ thuật, trình độ quản lý và quy mô đàn vật nuôi các loại, thì ngành chăn nuôi nước ta hoàn toàn có khả năng sản xuất đáp ứng đủ nhu cầu các loại thực phẩm thiết yếu cho tiêu dùng trong nước và gia tăng xuất khẩu trong những năm tới đây. Cùng với đó, thói quen tiêu dùng thịt nóng của người Việt cũng là “hàng rào” tự nhiên để ngăn cản các sản phẩm thịt và các sản phẩm đông lạnh vào Việt Nam.
Cuối năm 2021, Hội Chăn nuôi Việt Nam – Hội ngành lớn nhất trong lĩnh vực chăn nuôi đã gửi công văn kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo: Bộ NN&PTNT phối hợp với Bộ Công thương kiểm soát chặt vấn đề nhập khẩu các sản phẩm chăn nuôi, nhất là sản phẩm giá rẻ và vật nuôi sống thương phẩm; chỉ đạo các bộ liên quan tạo điều kiện tốt nhất cho hoạt động lưu thông và bình ổn thị trường sản phẩm chăn nuôi; mở rộng hệ thống cửa hàng, siêu thị thực phẩm mát trên thị trường, ngay cả ở các vùng nông thôn; tích cực đàm phán mở cửa thị trường xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi,…
Đáng chú ý, Hội Chăn nuôi kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo Bộ Tài chính nghiên cứu điều chỉnh chính sách thuế nhập khẩu nhằm hỗ trợ sản xuất chăn nuôi trong nước theo các khung thuế xuất mà Việt Nam cam kết trong các hiệp định thương mại. Cụ thể, theo phương án tăng hoặc giữ mức thuế nhập với mặt hàng thịt lợn, thịt gia cầm; giảm thuế nhập khẩu với ngô, đậu tương và điều chỉnh tăng thuế nhập khẩu một số nguyên liệu, thức ăn chăn nuôi bổ sung mà trong nước có thể sản xuất được, như: các loại thức ăn khoáng, axit hữu cơ…
TS NGUYỄN XUÂN DƯƠNG, PHÓ CHỦ TỊCH THƯỜNG TRỰC HỘI CHĂN NUÔI VIỆT NAM: Giảm thiểu phụ thuộc vào TACN nhập khẩu
Nhập khẩu nguyên liệu TACN cũng tăng đều theo mức độ tăng đàn của các loại, với mức tăng trên 12,1%, khoảng 3%/năm cũng phù hợp với mức tăng trưởng của đàn vật nuôi trong giai đoạn 2017-2022. Tuy nhiên, với tỉ lệ nguyên liệu TACN chiếm khoảng 70% nhu cầu các loại thức ăn tinh cho đàn vật nuôi và khoảng 90% cho khu vực sản xuất TACN công nghiệp, thì sự lệ thuộc về TACN của Việt Nam với nước ngoài ra rất lớn, có thể thuộc nhóm cao nhất trong khu vực hiện nay (gần tương tự như Đài Loan. Vấn đề đặt ra là cần tìm những giải pháp gì để giảm thiểu đi sự lệ thuộc này? Đó là: (1) Tăng cường các biện pháp trồng cây nguyên liệu TACN; (2) Tận dụng tốt các phụ phẩm công, nông nghiệp; (3) Giảm chi phí nhập khẩu; (4) Tiết kiệm nguyên liệu trong chế biến và nâng cao hiệu quả sử dụng TACN.
ThS NGUYỄN VĂN NGÀ, CỐ VẤN CHIẾN LƯỢC CÔNG TY MEBIPHA: Ngành chăn nuôi đang lãng phí rất lớn
Từ tới giờ, ngành chăn nuôi Việt Nam đang lãng phí rất lớn. Ví dụ: 01. Số đầu heo thịt xuất chuồng /1 heo nái / 1 năm. Hiện nay người ta chỉ quan tâm số heo con sơ sinh / 1 nái / năm (mà cũng chưa quá 20 con). Trong khi nước khác họ đã từ 30 con sơ sinh trở lên, và như vậy số heo thịt xuất chuồng cũng sẽ cao. 02. Các nước Châu Âu và Mỹ, Nhật họ nuôi heo thịt đến 130kg mới giết mổ. Như vậy sẽ giảm chi phí con giống / 1kg heo thịt (chia cho 130kg sẽ thấp hơn chia cho 90kg). Tương tự như vậy với gà đẻ, vịt đẻ, gà thịt, vịt thịt.
Tại Đức, trại heo, trại gà đẻ của họ đa số họ dùng cám bột. Chỉ dùng cám viên cho heo con tập ăn. Để sản xuất cám viên tốn trung bình 100 VNĐ/kg. Cám hỗn hợp của người ta chở xe bồn, cám Việt Nam phải cho vào bao 25kg, mà phải đẹp nữa. Riêng việc bao bì này đã tốn khoảng 160 VNĐ/ 1 kg cám (cỡ bao 25 kg là 6.000 VNĐ/ 1 cái bao). Rồi nhà chăn nuôi quản lý khâu cho ăn, bị rơi đổ khá nhiều. Heo gà không ăn được số này. Theo quan sát ước tính trên heo phần rơi đổ khoảng 1% nữa.Thuốc men thì dùng quá liều lượng khuyến cáo cũng làm tăng chi phí. Chăm sóc nuôi dưỡng không đáp ứng nhu cầu của giống cũng không giúp vật nuôi sinh trưởng tối đa tiềm năng của giống cũng là dạng lãng phí.
TÂM AN
Đối với các sản phẩm chăn nuôi nhập khẩu từ EU vào Việt Nam, Việt Nam cam kết thuế nhập khẩu thị tlợn đông lạnh từ mức 27,5% sẽ về 0% sau 7 năm; thuế nhập khẩu lợn tươi sốngtừ 37,5% sẽ về 0% sau 9 năm; thịt gà xóa bỏ thuế nhập khẩu sau 10 năm, thịt bò sau 3 năm. Sữa và sản phẩm từ sữa: khoảng 44% xóa bỏ thuế nhập khẩu ngay khi EVFTA có hiêu lực hoặc sau 3 năm. Phần còn lại sẽ xóa bỏ thuế quan sau 5 năm. Trứng gia cầm sẽ áp dụng hạn ngạch thuế quan, với mức thuế trong hạn ngach được xóa bỏ dần trong vòng 11 năm, còn mức thuế ngoai hạn ngach không có cam kết.
Với CPTPP, Mức cam kết của Việt Nam cắt giảm thuế xuất nhâp khẩu (NK) đối với sản phẩm chăn nuôi như sau: Thịt gà: xóa bỏ thuế NK vào năm thứ 11/12; Thịt lợn xóa bỏ thuế NK vào năm thứ 10 đối với thịt lợn tươi và 8 năm đối với thịt lợn đông lạnh. Thực phẩm chế biến từ thit xóa bỏ vào năm thứ 8-11; chế biến từ thủy sản xóa bỏ vào năm thứ 5. Trứng xoá bỏ thuê vào năm thứ 6. Riêng sữa và sản phẩm sữa: xóa bỏ ngay khi Hiệp đinh có hiệu lực, một số loại xóa bỏ vào năm thứ 3. Có 6 dòng thuế gồm các sản phẩm gia cầm sẽ áp dung hạn ngạch.
- nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi li> ul>
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Tập đoàn Nhật Sojitz khai trương nhà máy chế biến thịt bò mát 10.000 tấn tại Tam Đảo
Tin mới nhất
CN,22/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất