[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong những năm gần đây, tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu TACN&NL từ khối thị trường EU trong tổng kim ngạch TACN&NL của cả nước liên tục được cải thiện, nếu như năm 2020 tỷ trọng chỉ đạt 6,5%, thì sang năm 2021 đạt tỷ trọng 7,1% và lên 10,3% trong 6 tháng đầu năm 2022. Với những thuận lợi do Hiệp định EVFTA mang lại, dự báo kim ngạch nhập khẩu TACN&NL từ thị trường EU tăng khá trong năm 2022 và trong những năm tiếp theo, cùng tỷ trọng nhập khẩu không ngừng tăng, năm sau cao hơn năm trước.
- Nhập khẩu khô đậu tương năm 2022 dự báo đạt trên 5 triệu tấn
- Khối lượng ngô nhập khẩu 7 tháng đầu năm 2022 giảm 20,5%
- Kim ngạch nhập khẩu thức ăn gia súc 7 tháng đầu năm 2022 tăng 4,9%
- 7 tháng năm 2022: Nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi lên tới 3,1 tỷ USD
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, kim ngạch nhập khẩu TACN&NL từ khối thị trường EU trong quý 2/2022 tăng mạnh, đạt 153,9 triệu USD, tăng 33,6% so với quý trước và tăng 22,3% so với quý 2/2021. Tính chung 6 tháng đầu năm 2022, kim ngạch nhập khẩu TACN&NL từ khối thị trường EU đạt 269 triệu USD, tăng 2,3% so với cùng kỳ năm 2021. Kim ngạch nhập khẩu TACN&NL từ thị trường EU trong 6 tháng đầu năm 2022 chiếm 10,3% tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này của Việt Nam, giảm nhẹ so với 10,8% của cùng kỳ năm 2021.
Thị trường cung cấp: Trong 6 tháng đầu năm 2022, kim ngạch nhập khẩu TACN&NL từ một số thị trường trong khối EU tăng mạnh như Hungari, Hà Lan, Tây Ban Nha, CH Ailen… Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu TACN&NL từ một số thị trường giảm so với cùng kỳ năm 2021 như Ba Lan, Pháp, Slovenia…
Trong quý 2/2022, kim ngạch nhập khẩu TACN&NL từ một số thị trường chính tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2021 như Hungari, Pháp, Rumani… Hungari là thị trường cung cấp TACN&NL lớn nhất cho Việt Nam trong quý 2/2022 và 6 tháng đầu năm 2022, đạt 105,6 triệu USD trong quý 2/2022, tăng 46,9% so với quý trước và tăng 37,3% so với quý 2/2021, chiếm 68,6% tổng kim ngạch nhập khẩu TACN&NL từ EU.
Kim ngạch
Tính chung 6 tháng đầu năm 2022, kim ngạch nhập khẩu TACN&NL từ thị trường này đạt 177,5 triệu USD, tăng 10,2% so với cùng kỳ năm 2021 và chiếm 66% tỷ trọng nhập khẩu từ EU. Ba Lan là thị trường cung cấp TACN&NL lớn thứ 2 trong khối EU, trong 6 tháng đầu năm 2022, kim ngạch nhập khẩu TACN&NL từ thị trường này đạt 18,7 triệu USD, giảm 13,3% so với cùng kỳ năm 2021 và chiếm 7% tỷ trọng nhập khẩu TACN&NL từ khối EU. Riêng trong quý 2/2022, kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này đạt 9,9 triệu USD, tăng 12,2% so với quý trước và tăng 13,4% so với quý 2/2021.
Chủng loại nhập khẩu: Trong 6 tháng đầu năm 2022, bột protein động vật là mặt hàng nhập khẩu chính từ khối thị trường EU. Một số chủng loại nhập khẩu tăng mạnh trong 6 tháng đầu năm 2022 như bột thịt xương, bột huyết tương do đây là những mặt hàng chưa được tiêu thụ tại EU và giá cạnh tranh so với các thị trường cung cấp khác. Ngoài ra, chất tổng hợp và bổ trợ, bột gia cầm cũng là những mặt hàng nhập khẩu lớn từ EU.
Bột thịt xương: Trong quý 2/2022, lượng nhập khẩu bột thịt xương từ khối thị trường EU đạt 129,5 nghìn tấn, trị giá 72,9 triệu USD, tăng 24,6% về lượng và tăng 39,8% về trị giá so với quý trước, tăng 9,6% về lượng và tăng 23,8% về trị giá so với quý 2/2021. Tính chung 6 tháng đầu năm 2022, lượng nhập khẩu mặt hàng bột thịt xương từ EU đạt 233,4 nghìn tấn, trị giá 125,1 nghìn tấn, tăng 7,5% về lượng và tăng 25,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021. Nhập khẩu bột thịt xương từ khối thị trường EU chiếm 63,7% về lượng và 63,3% về trị giá trong tổng nhập khẩu bột thịt xương của Việt Nam. Dự báo lượng nhập khẩu bột thịt xương của Việt Nam từ EU trong năm 2022 tăng mạnh so với năm 2021 do những thuận lợi của Hiệp định EVFTA mang lại.
Trong khối thị trường EU, Hà Lan là thị trường cung cấp lớn nhất mặt hàng bột thịt xương cho Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2022, đạt 54 nghìn tấn, tăng 6,8% so với cùng kỳ năm 2022 và chiếm 23,1% tổng lượng bột thịt xương nhập khẩu trong khối. Giá nhập khẩu bình quân mặt hàng này từ Hà Lan đạt 525 USD/tấn, tăng 12,2% so với cùng kỳ năm 2022. Mức giá nhập khẩu này thấp hơn so với giá nhập khẩu trung bình từ toàn khối EU là 536 USD/tấn.
Italy là thị trường cung cấp bột thịt xương lớn thứ 2 cho Việt Nam, đạt 49,3 nghìn tấn trong 6 tháng đầu năm 2022, tăng 37% so với cùng kỳ năm 2021 và chiếm 21,1% tỷ trọng nhập khẩu trong khối. Giá nhập khẩu bình quân bột thịt xương từ thị trường này trong 6 tháng đầu năm 2022 ở mức 562 USD/tấn, tăng 20,6% so với cùng kỳ năm ngoái.
Kim ngạch nhập khẩu bột thịt xương từ một số thị trường đạt mức tăng trưởng 3 con số như: Pháp, Latvia, Rumani… Nhập khẩu bột thịt xương từ một số thị trường tăng ở mức 2 con số như: Ba Lan, CH Ailen, Áo… 6 tháng đầu năm 2022, giá nhập khẩu bình quân mặt hàng bột thịt xương từ thị trường Latvia có giá thấp nhất; Tiếp đến là giá nhập khẩu từ Áo và Ba Lan đạt 506 USD/tấn.
+ Nhóm chất tổng hợp và bổ trợ (CTH&BT):
CTH&BT là mặt hàng đạt kim ngạch lớn thứ 2 trong khối EU. Trong quý 2/2022, kim ngạch nhập khẩu nhóm chất này đạt 10,5 nghìn tấn, trị giá 20,4 triệu USD, tăng 9,8% về lượng và tăng 23,6% về trị giá so với quý trước, nhưng giảm 2,9% về lượng và giảm 13,8% về trị giá so với quý 2/2021. Tính chung 6 tháng đầu năm 2022, nhập khẩu CTH&BT đạt 20,2 nghìn tấn, trị giá 26,9 triệu USD, giảm 7,9% về lượng và giảm 15,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.
Thị trường cung cấp: Trong 6 tháng đầu năm 2022, Hà Lan là thị trường cung cấp lớn nhất nhóm CTH&BT của Việt Nam, đạt 9,3 nghìn tấn, tăng 4,4% so với cùng kỳ năm 2021 và chiếm 46% tổng lượng nhập khẩu CTH&BT từ EU, tăng so với 40,6% của cùng kỳ năm 2021. Các chất nhập khẩu chính từ Hà Lan là Premulac 20, Serolat HL, Nuklospray S20-20…
Bột gia cầm
Bột gia cầm là mặt hàng nhập khẩu lớn thứ 2 trong khối EU (tính theo lượng), đạt 15,9 nghìn tấn, trị giá 12,2 triệu USD trong quý 2/2022, tăng 120,6% về lượng và tăng 129,4% về trị trị giá so với quý trước, tăng 4,3% về lượng và tăng 9,7% về trị giá so với quý 2/2021. Tính chung 6 tháng đầu năm 2022, lượng nhập khẩu mặt hàng bột gia cầm đạt 223,1 nghìn tấn, trị giá 17,5 triệu USD, giảm 40,9% về lượng và giảm 35,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021. Nhập khẩu mặt hàng bột gia cầm về Việt Nam từ EU chiếm 22,5% về lượng và 18,5% về trị giá trong tổng nhập khẩu bột gia cầm của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2022, giảm so với tỷ trọng 31,4% về lượng và 26,5% về trị giá của cùng kỳ năm 2021. Chủng loại nhập khẩu TACN&NL từ EU quý 2/2022 và 6 tháng đầu năm 2022 (Lượng: tấn; Trị giá: nghìn USD).
Đánh giá triển vọng:
Trong thời gian tới, dự kiến hoạt động nhập khẩu TACN&NL từ thị trường EU sẽ đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn do những mặt hàng trong nhóm bột protein động vật chưa được phép tiêu thụ tại thị trường các nước trong khối, các mặt hàng như bột thịt xương, bột gia cầm, bột lông vũ… được sản xuất ra chỉ để xuất khẩu. Do đó, nguồn cung các mặt hàng này rất dồi dào, cùng với những lợi thế mà Hiệp định EVFTA khiến các dòng thuế nhập khẩu hầu hết bằng không nên tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhập khẩu. Hiện Việt Nam là thị trường xuất khẩu ngoại khối ngày càng quan trọng của EU.
Theo số liệu thống kê của ITC, trong 5 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu nhóm mặt hàng protein động vật gồm bột thịt xương, bột gia cầm, bột gan mực, bột cá (HS 2301) của 27 thị trường thuộc Liên minh EU đạt 779,9 triệu USD, giảm 20,6% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sang Việt Nam đạt 115,3 triệu USD, chỉ giảm nhẹ 0,4% so với cùng kỳ năm trước. Với kết quả này, hiện Việt Nam là thị trường xuất khẩu TACN&NL (HS 2301) ngoại khối lớn thứ 4 của EU và lớn nhất tại châu Á.
PV
- nhập khẩu tacn li>
- nhập khẩu nguyên liệu li> ul>
- Thời điểm vàng để ngành chăn nuôi chuyển mình mạnh mẽ
- Chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP: Hướng phát triển bền vững
- Nghiên cứu của Châu Âu tiết lộ các phương pháp bổ sung để hỗ trợ kiểm soát ASF
- Năm 2024, sản lượng thức ăn chăn nuôi đạt 21,5 triệu tấn, tăng 3,4%
- “Thủ phủ” hươu sao Hà Tĩnh ước thu hơn 200 tỷ đồng từ nhung hươu dịp tết
- Cách chăm sóc lợn đực con sau khi triệt sản
- Tiêu thụ thịt lợn ở Achentina năm 2024 đạt mức cao kỷ lục
- Ngành thú y kiểm soát tốt dịch bệnh giúp chăn nuôi tăng trưởng 5,2 – 5,5%
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- Bình Định: An Lão phát triển chăn nuôi trâu, bò
Tin mới nhất
T7,04/01/2025
- VUSTA kiến nghị sửa đổi Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Luật Tiêu chuẩn, Quy chuẩn kỹ thuật
- Thời điểm vàng để ngành chăn nuôi chuyển mình mạnh mẽ
- Chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP: Hướng phát triển bền vững
- Nghiên cứu của Châu Âu tiết lộ các phương pháp bổ sung để hỗ trợ kiểm soát ASF
- Năm 2024, sản lượng thức ăn chăn nuôi đạt 21,5 triệu tấn, tăng 3,4%
- “Thủ phủ” hươu sao Hà Tĩnh ước thu hơn 200 tỷ đồng từ nhung hươu dịp tết
- Cách chăm sóc lợn đực con sau khi triệt sản
- Tiêu thụ thịt lợn ở Achentina năm 2024 đạt mức cao kỷ lục
- Ngành thú y kiểm soát tốt dịch bệnh giúp chăn nuôi tăng trưởng 5,2 – 5,5%
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất