2 tháng đầu năm 2022 nhập khẩu thức ăn chăn nuôi đạt 627,86 triệu USD, giảm 7,9% so với cùng kỳ năm 2021.
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu nhóm hàng thức ăn chăn nuôi về Việt Nam tháng 2/2022 giảm 21,6% so với tháng 1/2022, đạt 275,87 triệu USD; so với tháng 2/2021 cũng giảm 12,5%.
Tính chung 2 tháng đầu năm 2022 nhập khẩu nhóm hàng này đạt 627,86 triệu USD, giảm 7,9% so với cùng kỳ năm 2021, chiếm 1,14% trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa các loại của cả nước.
Thức ăn chăn nuôi nhập khẩu về Việt Nam nhiều nhất có xuất xứ từ Achentina chiếm 27% trong tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này của cả nước, đạt gần 169,59 triệu USD, giảm 11,4% so với cùng kỳ năm 2021; trong đó riêng tháng 2/2022 đạt 72,1 triệu USD, giảm 24,1% so với tháng 1/2022 nhưng tăng 4,1% so với tháng 2/2021.
Đứng sau thị trường chủ đạo Achentina là thị trường Brazil chiếm tỷ trọng 19,1%, đạt trên 119,96 triệu USD, tăng mạnh 981,8%; riêng tháng 2/2022 nhập khẩu từ thị trường này đạt 45,31 triệu USD, giảm 39% so với tháng 1/2022 nhưng tăng mạnh 631,9% so với cùng tháng năm trước.
Tiếp đến thị trường Mỹ trong tháng 2/2022 giảm 8,9% so với tháng 1/2022 và giảm mạnh 58,8% so với tháng 2/2021, đạt 40,16 triệu USD; công chung cả 2 tháng đầu năm 2022 nhập khẩu từ thị trường này cũng giảm mạnh 52,6% so với cùng kỳ năm 2021; đạt 84,24 triệu USD, chiếm 13,4% trong tổng kim ngạch.
Bên cạnh đó, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi từ EU 2 tháng đầu năm 2022 giảm 8,5% so với 2 tháng đầu năm 2021, đạt 62,83 triệu USD; Nhập từ thị trường Đông Nam Á tăng 9,4%, đạt 53,42 triệu USD.
Ở chiều ngược lại, xuất khẩu thức ăn chăn nuôi sang các thị trường trong tháng 2/2022 đạt 77,96 triệuUSD, giảm 6,9% so với tháng1/2022; tính chung 2 tháng đầu năm 2022 xuất khẩu đạt 161,62 triệu USD, tăng 46,2% so với cùng kỳ năm 2021. Như vậy Việt Nam nhập siêu nhóm hàng thức ăn chăn nuôi 466,24 triệu USD, giảm 18,4% so với cùng kỳ năm 2021.
Trung tâm TT CN&TM
- Thịt và trứng gia cầm của Việt Nam chính thức bước vào thị trường Singapore
- Nghị định 73/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi
- Anh nông dân miền núi để dành được 30 triệu đồng mỗi tháng nhờ nuôi lợn
- Vĩnh Phúc đề nghị sửa đổi, bổ sung Luật Chăn nuôi
- Thức ăn gia súc nhập khẩu từ thị trường Achentina tăng 182%
- Triển khai mô hình sản xuất gà giống chất lượng cao
- Bắc Giang: Gắn chăn nuôi với thị trường tiêu thụ
- Brazil sẽ đầu tư 100 triệu USD cho nhà máy chế biến thịt bò ở Việt Nam
- Người dân sử dụng đất chăn nuôi tập trung theo Luật Đất đai 2024 cần lưu ý điều gì?
- EW Nutrition mở rộng danh mục sản phẩm chăm sóc sức khỏe đường ruột với thương vụ mua lại mới
Tin mới nhất
T4,02/04/2025
- Thịt và trứng gia cầm của Việt Nam chính thức bước vào thị trường Singapore
- Nông sản Việt nhiều cơ hội thâm nhập thị trường Halal
- Cải thiện hiệu quả sử dụng thức ăn của vật nuôi bằng chọn và nhân giống (Kỳ I)
- Nghị định 73/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi
- Anh nông dân miền núi để dành được 30 triệu đồng mỗi tháng nhờ nuôi lợn
- Vĩnh Phúc đề nghị sửa đổi, bổ sung Luật Chăn nuôi
- Thức ăn gia súc nhập khẩu từ thị trường Achentina tăng 182%
- Triển khai mô hình sản xuất gà giống chất lượng cao
- Bắc Giang: Gắn chăn nuôi với thị trường tiêu thụ
- Brazil sẽ đầu tư 100 triệu USD cho nhà máy chế biến thịt bò ở Việt Nam
- Chẩn đoán sức khỏe đường ruột nhanh chóng với công nghệ tiên tiến từ Orffa & Florates
- VIV ASIA 2025: Giao thoa công nghệ và cơ hội đưa ngành chăn nuôi Việt Nam vươn tầm quốc tế
- Tannin thủy phân: Giải pháp hoàn hảo cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
Bình luận mới nhất