[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Tình trạng nhập lậu gia súc, gia cầm qua biên giới vào nước ta trong thời gian vừa qua vẫn diễn ra phức tạp, không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến chăn nuôi trong nước, mà còn tiềm ẩn nguy cơ xâm nhiễm các loại dịch bệnh nguy hiểm đến các đàn gia súc, gia cầm.
Cơ quan chức năng phát hiện vịt bơ nhập lậu (Ảnh: Minh Phúc)
Gia cầm nhập lậu từ phía Bắc; bò, lợn nhập lậu qua biên giới Tây Nam bộ
Theo ông Phan Quang Minh, Phó Cục trưởng Cục Thú y, gia súc, gia cầm và sản phẩm gia súc, gia cầm nhập lậu không được đánh giá nguy cơ dịch bệnh trước khi nhập khẩu, không được lấy mẫu xét nghiệm sạch bệnh và không tuân thủ các quy định về kiểm dịch nhập khẩu, dẫn đến nguy cơ các bệnh động vật mới xâm nhập vào trong nước; các biến chủng vi rút ngoại nhập vào nước ta. Do đó, gây ra các đợt bùng phát dịch bệnh động vật nguy hiểm do chưa có vắc xin hay các biện pháp phòng bệnh cho các bệnh/chủng vi rút ngoại lai, gây thiệt hại về kinh tế cho đàn gia súc, gia cầm nuôi trong nước và ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng do nguy cơ lây nhiễm các dịch bệnh truyền lây giữa động vật và người là rất cao.
Động vật, sản phẩm động vật không bảo đảm vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm, sử dụng chất cấm, gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người và môi trường; ảnh hưởng nghiêm trọng đến phát triển chăn nuôi bền vững; ảnh hưởng đến truy xuất nguồn gốc, xuất khẩu động vật, sản phẩm động vật; gian lận thương mại, trốn thuế.
Thời điểm này, người chăn nuôi gia cầm trong nước đang tăng đàn để chuẩn bị cung ứng sản phẩm gia cầm vào dịp cuối năm, do vậy, nhu cầu về con giống tăng cao. Nắm bắt được thực tế đó, các đối tượng buôn lậu tìm mọi cách nhập lậu gia cầm giống để tiêu thụ, khiến tình trạng vận chuyển, buôn bán trái phép gia cầm và các sản phẩm gia cầm qua biên giới vào Việt Nam càng trở nên phổ biến.
“Tình hình buôn bán, vận chuyển trái phép trâu, bò qua biên giới các tỉnh miền Trung và miền Nam vào Việt Nam diễn ra khá phổ biến, phức tạp, nhất là tại các địa bàn biên giới với Lào, Campuchia, làm gia tăng nguy cơ xâm nhiễm, lây lan các loại dịch bệnh nguy hiểm như bệnh lở mồm long móng, viêm da nổi cục… dẫn đến nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành chăn nuôi trong nước, công tác phòng, chống dịch và sức khỏe người dân”, ông Minh cảnh báo.
Số liệu thống kê của Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam (VIPA) cho thấy, ước tính lượng gà sống nhập tiểu ngạch, nhập lậu qua biên giới lên tới 200.000 – 250.000 tấn/năm. VIPA cũng cho biết mỗi tháng có hàng chục nghìn tấn gà thải loại được nhập lậu qua biên giới vào nước ta.
Ông Lương Trọng Quỳnh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn, cho biết, địa phương này xuất hiện tình trạng vận chuyển, buôn bán trái phép gia cầm giống qua biên giới tại H.Lộc Bình. Thủ đoạn phổ biến là lợi dụng đêm tối, giờ giao ca của lực lượng chức năng để mang vác nhỏ lẻ qua các khu vực hàng rào biên giới về các thôn, bản thuộc địa bàn các xã biên giới. Sau đó, các đối tượng vận chuyển bằng xe máy, ô tô về các tỉnh nội địa tiêu thụ. Các đối tượng vận chuyển gia cầm, gia súc nhập lậu bằng xe máy, xe ô tô rất manh động, thậm chí cử người theo dõi lực lượng chức năng, điều khiển phương tiện giao thông luồn lách, chạy xe tốc độ cao nhằm trốn tránh lực lượng chức năng.
Theo ông Lê Trọng Đảm, Phó Tổng biên tập Báo Nông nghiệp Việt Nam cho biết, trở lại thời điểm từ tháng 6 đến tháng 8/2023, giá lợn hơi trong nước bình quân khoảng 58.000 – 65.000 đồng/kg và có sự chênh lệch khá lớn với giá lợn hơi của các nước láng giềng, do đó,oạt động vận chuyển trái phép lợn từ Campuchia về Việt Nam diễn ra rất phức tạp. Đặc biệt, tại tỉnh Long An, có những đêm hàng nghìn con lợn thịt được vận chuyển bằng sà lan qua kênh Cái Cỏ (có chiều rộng chỉ khoảng 10m) tại địa bàn huyện Tân Hưng. Những con lợn này sau đó được đưa về một số trang trại chăn nuôi vùng giáp biên giữa 2 nước để “tẩy trắng hồ sơ” nguồn gốc xuất xứ trước khi đưa vào sâu trong nội địa tới các lò mổ, qua mặt lực lượng chức năng.
Thậm chí, có đầu lậu còn cung cấp cả chất cấm Sabultamol để các trang trại cho lợn ăn kèm để tạo nạc. Ngoài lợn thịt, các loại gia súc, gia cầm như trâu, bò, gà cũng được đưa sang Việt Nam qua lối này với số lượng không hề nhỏ.
Riêng đối với giống gia cầm (gà, vịt) nhập lậu, qua nắm bắt thông tin, từ tháng 8/2023, nhóm phóng viên Báo Nông nghiệp Việt Nam theo nhiều mũi để thâm nhập, bóc gỡ các đường dây vận chuyển gà, vịt nhập lậu từ Trung Quốc vào Việt Nam. Gà giống lậu được đưa vào Việt Nam cả đường bộ thông qua các đường mòn, lối mở ở biên giới phía Bắc và đường biển. Số lượng vận chuyển mỗi chuyến hàng lên tới cả vạn con.
Thậm chí, một số đầu lậu còn chia sẻ, muốn vận chuyển được hàng hóa trên từ biên giới vào Việt Nam thì phải bao biên, làm luật. Tại chợ đầu mối giống gia cầm Đại Xuyên, huyện Phú Xuyên (TP Hà Nội) nơi cung cấp con giống cho các tỉnh phía Bắc, thời điểm cuối tháng 8, đầu tháng 9/2023, các giống gà, vịt nhập lậu được bán tràn lan, công khai.
Rất nhiều chủ buôn gà, vịt lậu đều khẳng định đó là con giống nhập lậu từ Trung Quốc, không có giấy kiểm dịch, không hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ, không kiểm định chất lượng và không được tiêm vắc xin. Đặc biệt, do được vận chuyển từ Trung Quốc về Việt Nam nên gà, vịt giống hay bị khô chân, nếu người dân vận chuyển về để nuôi thì tỷ lệ chết rất cao. Ví dụ, tỷ lệ chết của các giống vịt bơ Tàu có lô lên tới 50%.
KHÔNG ĐƯỢC ĐỂ NGÀNH CHĂN NUÔI BỊ PHÁ HOẠI TỪ BÊN NGOÀI
Thiếu tướng Bùi Trọng Thế, Phó Cục trưởng Cục An ninh kinh tế (Bộ Công an) cho biết, tình hình nhập lậu gia súc, gia cầm thời gian qua hết sức phức tạp, ảnh hưởng tiêu cực tới ngành chăn nuôi trong nước. Trong thời gian qua, lực lượng chức năng Lạng Sơn đã bắt giữ 31 vụ vi phạm liên quan tới kinh doanh và vận chuyển gia cầm nhập lậu, xử phạt hành chính hơn 214 triệu đồng, thu tiêu hủy trên 100.000 con giống gia cầm các loại.
Tại Quảng Ninh, lực lượng chức năng đã bắt 3 vụ với trên 50.000 con giống gia cầm các loại, trên 19.000 quả trứng. Tại Long An, Công an Long An đã bắt giữ 2 vụ, khởi tố 4 đối tượng có hành vi buôn lậu trên 50 con lợn, trị giá trên 188 triệu đồng. Tại Tây Ninh bắt 7 đối tượng nhập lậu trên 50 con bò, trị giá trên 300 triệu đồng.
“Càng về cuối năm, nhu cầu thực phẩm tăng cao, nguồn cung con giống trong nước hạn chế, giá bán có sự chênh lệch. Khu vực biên giới có địa hình phức tạp dẫn tới khó khăn trong công tác xử lý. Việc kiểm soát chất lượng con giống tại các chợ đầu mối chưa tốt, ý thức của bộ phận người dân chưa cao… dẫn đến tình trạng nhập lậu và vận chuyển trái phép gia súc gia cầm vẫn diễn ra”, ông Thế nêu thực tế.
Đại tá Nguyễn Văn Hiệp, Phó Cục trưởng Cục Phòng chống ma túy và tội phạm, Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng khẳng định quyết tâm chính trị cao của lực lượng làm công tác kiểm soát liên quan đến vấn đề nhập lậu gia súc, gia cầm. Công tác đấu tranh chống buôn lậu gia cầm, gia súc đã chuyển biến nhiều, hạn chế tại biên giới Việt Nam – Trung Quốc và các nước khác.
“Công tác đấu tranh chống buôn lậu không hề đơn giản do phạm vi kiểm soát, quản lý rộng lớn, địa hình phức tạp, do vậy cần có cái nhìn đa chiều hơn trong vấn đề này. Tất các các ngành cần chia sẻ trách nhiệm, tập trung chống buôn lậu, song ngành chăn nuôi và thú y cần có giải pháp căn cơ như xây dựng các trang trại lớn, quy mô công nghiệp, sự tham gia của các doanh nghiệp chăn nuôi lớn để giải quyết tình trạng nhập lậu này.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến khẳng định “Ngành chăn nuôi phải lớn mạnh, đứng vững, không để bị phá hoại từ bên ngoài. Quy mô và tốc độ tăng trưởng ngành chăn nuôi với hơn 6 triệu hộ nông dân đã góp phần quan trọng vào sự phát triển của toàn ngành nông nghiệp”.
Thứ trưởng cho rằng hiện tại các nghị định, luật, thông tư, chỉ thị, công điện… về quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh, buôn bán, xuất nhập khẩu gia súc, gia cầm, sản phẩm động vật… đã có đầy đủ, vấn đề quan trọng là công tác tổ chức thực hiện thế nào cho hiệu quả. Do đó, các đơn vị, địa phương cần thực hiện nghiêm túc, quyết liệt theo đúng tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
“Còn trâu, bò lậu, lợn lậu, gà vịt lậu thì ngành chăn nuôi không thể phát triển. Do đó, đề nghị các lực lượng phối hợp chặt chẽ, xây dựng quy chế phối hợp cụ thể, không nói chung chung, hằng năm có sơ kết tổng kết, rút kinh nghiệm”, Thứ trưởng nhấn mạnh.
Để giải quyết dứt điểm vấn nạn nhập lậu gia súc gia cầm, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đề nghị Bộ Công an tăng cường chỉ đạo các lực lượng nghiệp vụ điều tra nắm bắt tình hình các đối tượng đầu lậu, các đường dây chuyên buôn bán, nhập lậu động vật, sản phẩm động vật qua biên giới.
Đề nghị Bộ đội Biên phòng (Bộ Quốc phòng) tổ chức kiểm tra, kiểm soát chống buôn lậu, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật qua biên giới và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong phạm vi địa bàn quản lý.
Đề nghị Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính) chỉ đạo tổ chức kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu, quá cảnh, phòng chống buôn lậu, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật qua biên giới trong phạm vi địa bàn quản lý của Hải quan. Đề nghị Bộ Công Thương chỉ đạo kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi buôn bán, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật vận chuyển trái phép.
TÂM AN
ÔNG PHÙNG ĐỨC TIẾN, THỨ TRƯỞNG BỘ NN&PTNT: Nhập lậu gia súc, gia cầm ảnh hưởng đến môi trường đầu tư
Nhập lậu gia súc, gia cầm đang là vấn đề rất nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của thị trường trong nước, thu hút đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài vào lĩnh vực này. Việt Nam là đất nước chăn nuôi nhưng lại để xảy ra tình trạng nhập lậu từ gà, vịt, lợn, trâu, bò… thì ngành chăn nuôi trong nước không thể phát triển được. Công tác ngăn chặn gia súc, gia cầm nhập lậu lâu nay các địa phương vẫn làm chủ yếu kiểu “ném đá ao bèo”. Khi báo chí vào cuộc phản ánh thì làm cao trào nhưng sau đó lại bỏ đấy thì không ăn thua”.
ÔNG NGUYỄN XUÂN DƯƠNG, CHỦ TỊCH HỘI CHĂN NUÔI VIỆT NAM: Số vụ việc bắt giữ gia súc, gia cầm nhập lậu báo cáo là quá ít so với thực tế
Tôi ví dụ mỗi ngày có hàng nghìn con lợn nhập lậu qua biên giới các tỉnh biên giới phía nam, nhưng số liệu báo cáo chỉ bắt được một vài vụ, mỗi vụ vài chục con thì ăn thua gì. Tôi có cảm giác các cơ quan chức năng chưa đánh giá hết được vấn đề nguy hiểm, tác hại của gia cầm, gia súc nhập lậu để thực sự siết chặt kiểm soát. Không kiểm soát tốt nhập lậu, không thể kiểm soát được dịch bệnh truyền nhiễm; phần lớn bệnh dịch trong chăn nuôi ở Việt Nam hiện nay đều do truyền nhiễm từ nước ngoài vào. Không kiểm soát được nhập lậu thì không kiểm soát được an toàn thực phẩm, sức khỏe người tiêu dùng bị đe dọa.
Gia súc, gia cầm nhập lậu còn nguy hiểm, tác hại hơn cả ma túy, thuốc phiện. Vì ma túy, thuốc phiện chỉ ảnh hưởng đến một số người thôi, còn sản phẩm chăn nuôi nhập lậu gây hại từ người chăn nuôi, doanh nghiệp đến người tiêu dùng. Nếu không kiểm soát được thì không bảo vệ được thị trường trong nước.
P.V ghi
- gia cầm giống nhập lậu li>
- gà giống nhập lậu li>
- lợn nhập lậu li>
- gà nhập lậu li> ul>
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất