Sau khi càn quét qua vùng gà thả vườn Bắc Giang các năm 2015, 2016 khiến người chăn nuôi lao đao, những tưởng giống gà trống Tàu nhập lậu đã biến mất. Nhưng gần đây, giống gà này lại dạt về Hải Dương, Hải Phòng khiến nhiều hộ chăn nuôi lâm cảnh tay trắng.
Gà chíp Tàu lậu nuôi tại một trang trại ở huyện Tứ Kỳ, Hải Dương
Tiếp chúng tôi trong những ngày nắng nóng đỉnh điểm của mùa hè, anh Nguyễn Văn Thành ở, xã Đại Thắng, huyện Tiên Lãng (Hải Phòng) vẫn chưa hết bàng hoàng sau vụ lỗ trắng tay lứa gà Tàu cách đây chưa lâu.
Anh chia sẻ, các giống gà lậu của Trung Quốc có ưu điểm tỉ lệ trống cao, đặc biệt giống rất rẻ, giá chỉ bằng một nửa so với gà trong nước nên dù được nghe cảnh báo nhiều về giống gà này, anh Thành vẫn liều vào 2.000 con gà với giá 8.000 đồng/con.
Thời gian đầu, gà phát triển bình thường, độ đồng đều cao, tỷ lệ trống lên tới trên 90% khiến anh Thành mừng ra mặt vì giá gà thịt đang khá tốt. Nếu lứa gà Tàu thành công anh có thể lãi vài chục triệu.
Tuy nhiên, khi đàn gà Tàu được 2 – 2,5 tháng, thời điểm sinh trưởng, phát triển mạnh nhất, cận kề ngày xuất bán, gà bắt đầu chết dần chết mòn, mỗi ngày vài chục con khiến vợ chồng anh mất ăn mất ngủ.
Đem gà đi mổ chẩn đoán bệnh, anh Thành phát hiện gà của mình mắc bệnh Marek, một bệnh dạng khối u rất phổ biến trên gia cầm châu Á, đặc biệt là ở Trung Quốc. Với bệnh Marek, cách khắc phục duy nhất là tiêm vacxin phòng ngừa, một khi gà đã nhiễm và phát bệnh chỉ có nước đem chôn.
“Chỉ vài ngày sau đó, đàn gà chết sạch khiến lứa gà đó vợ chồng tôi bay mất hơn 100 triệu. Sau lần lãnh đủ vì ham giống giá rẻ, tôi cạch mặt gà lậu Tàu đến già. Giờ tôi chỉ dám mua giống gà của các doanh nghiệp lớn, có uy tín, tuy giá có cao hơn nhưng yên tâm về chất lượng. Qua bài học xương máu của tôi mong các trang trại khác cân nhắc đến hiệu quả kinh tế cuối cùng thay vì chỉ nhìn vào mỗi giá con giống”, anh Thành tâm sự những lời gan ruột.
Giáp Tiên Lãng, huyện Tứ Kỳ (Hải Dương) rất nhiều chủ trại gà cũng đang lao đao khi cơn bão gà lậu Tàu tràn qua. Cởi trần đón khách với gương mặt sạm đi vì nắng, anh H ở xã Hà Thanh, huyện Tứ Kỳ nói thật vừa phải “bán tháo” đàn gà Tàu hơn 3.000 con do dính bệnh Marek.
Cũng bởi lý do duy nhất giá giống gà Tàu rẻ quá, chỉ có 6.000 – 8.000 đồng/con, lại được đầu nậu quảng cáo gà có tiêm phòng Marek đầy đủ, anh H liền vào 3.000 con.
Nhưng cũng giống như hầu hết các hộ đã nuôi gà Tàu khác, khi gà được 2 – 2,5 tháng bắt đầu phát đủ các loại bệnh từ hen đến khớp, chữa tốn thêm cả chục triệu tiền thuốc mà gà vẫn chết đều, cuối cùng anh H phải bán tháo đàn gà non mong gỡ gạc được đồng nào hay đồng đó.
Về việc thời gian gần đây, một số lái buôn quảng cáo gà Tàu lậu được tiêm Marek, anh T ở xã An Thanh, huyện Tứ Kỳ, một người không lạ gì con gà chip Tàu khẳng định chỉ là nói khoác.
Đi sang Trung Quốc như đi chợ, anh T cho biết việc giống gà Tàu có tỷ lệ trống cao không có gì cao siêu mà đơn giản bên đó người chăn nuôi và tiêu dùng chỉ chuộng gà mái nên khi gà nở 1 ngày tuổi họ chọn ra gà mái để bán nội địa, còn gà trống gần như là sản phẩm tận dụng bán theo cân.
Theo ông T, bản thân gà giống của Trung Quốc cũng rất tốt, không có vấn đề gì cả, song riêng con gà trống là sản phẩm tận dụng, bán được đồng nào hay đồng đó nên các trang trại, doanh nghiệp giống bên họ không tiêm phòng bất cứ loại vacxin nào.
Việc các đầu nậu ở Việt Nam quảng cáo gà tiêm đầy đủ Marek là nói dối để bán giống, bởi 1 liều Marek hiện lên tới vài nghìn đồng, lại phải vận chuyển hàng nghìn km qua các chốt kiểm soát ở biên giới, có thể bị bắt và tiêu hủy bất cứ lúc nào nên chẳng đầu nậu nào dại gì bỏ thêm chí phí vài nghìn đồng/con để tiêm phòng.
Gà chíp Tàu lậu khiến nhiều hộ chăn nuôi lâm cảnh tay trắng
Theo ông T, hay chăng là sau khi nhập lậu chót lọt vào nội địa, các đầu nậu thuê các hiệu bán thuốc thú y đến cửa trại tiêm để tăng uy tín. Song việc tiêm Marek vào thời điểm này tác dụng hầu như không đáng kể bởi hiệu lực của thuốc rất thấp. Vì vậy, đã chấp nhận nuôi gà Tàu lậu là người chăn nuôi phải xác định sẵn là “năm ăn năm thua”.
Nguyên An
Nguồn: nongnghiep.vn
Theo các chuyên gia thú y, Marek là một bệnh truyền nhiễm của gà do một loại virus thuộc nhóm herpes (hecpec) gây ra. Đặc trưng của bệnh là sự tăng sinh cao độ tế bào limphô dưới hình thức khối u ở tổ chức thần kinh ngoại biên, các cơ quan nội tạng, da và cơ làm xuất hiện các triệu chứng rối loạn vận động và bại liệt. Marek hiện không có thuốc đặc trị mà chỉ có thể phòng ngừa bằng vacxin và thời gian tiêm tốt nhất là sau 2 – 4 tiếng từ lúc gà con nở.
- chăn nuôi gà li>
- giống gà li>
- bệnh marek li>
- gà giống li>
- gà nhập lậu li> ul>
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
- Thị trường nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
- Thị trường nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất