Thời gian qua, nhiều loại dịch bệnh như dịch tả lợn châu Phi, viêm da nổi cục… đã tái phát tại Cao Bằng, trong khi tỉ lệ tiêm phòng nhiều nơi đạt rất thấp.
- Không tiêm phòng vacxin viêm da nổi cục, trâu bò chết không được hỗ trợ
- Nên tiêm phòng vacxin cho đàn vật nuôi 2 đợt mỗi năm
Cao Bằng là tỉnh miền núi, biên giới nên chăn nuôi ở các địa phương phần lớn là chăn nuôi hộ gia đình, nhỏ lẻ nên bệnh dịch tả lợn Châu Phi, viêm da nổi cục trâu bò vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ bùng phát.
Từ ngày 1/6, bệnh dịch tả lợn Châu Phi đã tái phát trở lại tại một số huyện (Hạ Lang, Trùng Khánh, Bảo Lạc, Bảo Lâm). Đến nay, dịch bệnh làm mắc và tiêu hủy hơn 400 con lợn các loại, tổng trọng lượng hơn 17 tấn. Toàn tỉnh còn 16 ổ dịch chưa qua 21 ngày.
HTX Nông nghiệp Bảo Hưng, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng làm tốt công tác phòng, chống dịch bệnh tả lợn Châu Phi. Ảnh: Công Hải.
Anh Lê Bảo Hưng, Giám đốc HTX Nông nghiệp Bảo Hưng, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng chia sẻ: Dịch tả lợn Châu Phi vẫn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát nên trước khi tái đàn, HTX đã tổng vệ sinh chuồng trại, rắc vôi bột khử khuẩn.
Hiện nay, HTX duy trì nuôi 10 con lợn nái, 40 – 50 lợn thịt/lứa. Đã từng bị nhiễm dịch tả lợn Châu Phi nên HTX luôn chú trọng đến công tác phòng chống dịch bệnh. Việc tự chủ động được con giống từ đàn lợn nái cũng là yếu tố chính để hạn chế việc bị lây lan dịch bệnh.
Bà Lương Thị Phin, xóm Đồng Chúp, xã Hưng Đạo (TP Cao Bằng) tâm sự: “Năm 2021, gia đình tôi tái đàn lợn xong lại bị nhiễm dịch tả lợn Châu Phi nên khu chuồng trại của tôi và các con liền kề đều chưa dám tái đàn.
Ngoài lo ngại dịch bệnh, giá thức ăn chăn nuôi tăng cao, trong khi giá lợn tăng chậm nên rủi ro vẫn khá cao, chúng tôi chỉ đành nuôi ít gia cầm để không trống chuồng. Không chỉ gia đình tôi mà nhiều hộ dân trong xóm vẫn để trống chuồng, chưa dám tái đàn lợn”, bà Phin cho biết.
Nhiều hộ dân ở xóm Đồng Chúp, xã Hưng Đạo, Thành phố Cao Bằng vẫn chưa dám tái đàn lợn do sợ dịch bệnh tả lợn Châu Phi tái phát. Ảnh: Công Hải.
Trên đàn trâu bò, bệnh bệnh viêm da nổi cục xuất hiện tại Cao Bằng từ cuối năm 2020. Năm 2021, dịch bùng phát mạnh tại các địa phương làm hơn 10.000 con trâu, bò bị mắc bệnh; 765 con bị chết. Số trâu, bò mắc bệnh cao nhất là các huyện Bảo Lâm, Bảo Lạc, Hòa An, Hà Quảng…
Khi dịch bệnh bùng phát mạnh, ngành nông nghiệp tỉnh đã yêu cầu các địa phương, hộ chăn nuôi thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống, vệ sinh, tiêu độc khử trùng chuồng trại, khu vực chăn nuôi, diệt trừ côn trùng là đối tượng trung gian lây truyền mầm bệnh.
Đồng thời, tổ chức tiêm phòng hơn 80.000 liều vacxin theo kế hoạch đăng ký của các địa phương; cấp 10.595 lít hóa chất phun khử trùng tiêu độc; 15.000 lọ hóa chất phun ve, mòng, ruồi, muỗi. Đến cuối năm 2021, dịch bệnh viêm da nổi cục ở trâu, bò đã được khống chế thành công.
Tuy nhiên, bệnh viêm da nổi cục đã tái phát ngày 3/6/2022 tại huyện Bảo Lâm làm 7 con gia súc mắc bệnh. Nguyên nhân tái phát tại ổ dịch cũ khi đàn gia súc đã hết thời gian miễn dịch đối với bệnh sau tiêm phòng của năm 2021. Đến nay, không có thêm ổ dịch viêm da nổi cục tái phát.
Theo Chi cục Trồng trọt và Chăn nuôi tỉnh Cao Bằng, ngoài dịch bệnh tả lợn Châu Phi và viêm da nổi cục, bước vào mùa hè, nhiều dịch bệnh cũng có nguy cơ tái phát, như bệnh tụ huyết trùng làm 63 con gia súc, lợn mắc bệnh, 23 con bị chết.
Dịch bệnh viêm da nổi cục đã được kiểm soát tốt so với năm 2021, song vẫn để xẩy ra tái phát tại một số địa phương ở Cao Bằng. Ảnh: Công Hải.
Ông Hoàng Minh Đạt, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Chăn nuôi tỉnh Cao Bằng cho biết: Năm nào cũng vậy, mùa hè là thời điểm nhiều dịch bệnh có nguy cơ bùng phát mạnh trở lại, nhất là dịch bệnh tả lợn Châu Phi và viêm da nổi cục nên không thể chủ quan.
Ngay từ đầu mùa hè, Chi cục đã cấp vacxin cho các địa phương nhưng tỷ lệ tiêm đạt thấp, chủ yếu từ 27 – 40%. Lý do chính là hệ thống thú y tại các địa phương còn thiếu, một số làm công tác kiêm nhiệm, không có chuyên môn. Công tác tiêm phòng vacxin nhiều nơi còn phó mặc cho lực lượng thú y tự triển khai, không có sự tham gia, phối hợp của cán bộ xã, xóm.
- An Giang tổ chức tiêm phòng vacxin miễn phí cho đàn vật nuôi
- Kinh nghiệm nâng tỷ lệ tiêm phòng cho gia súc, gia cầm
Công Hải
Nguồn: nongnghiep.vn
Thời gian tới, ngành nông nghiệp Cao Bằng chỉ đạo các địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân thực hiện tiêm phòng vacxin cho đàn vật nuôi. UBND cấp xã, thị trấn lập biên bản các hộ chăn nuôi không thực hiện tiêm phòng đầy đủ cho số lượng gia súc trong diện phải tiêm; cho hộ dân ký cam kết tự chịu trách nhiệm, đồng thời chịu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định…
- tiêm phòng vắc xin li>
- tiêm phòng li> ul>
- Trao quyết định bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- CP Foods thu gần 68.000 tỷ đồng tại Việt Nam
- Lào Cai: Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi dúi thương phẩm tại xã Liên Minh (thị xã Sa Pa)
- Tập trung phòng bệnh dịch tả châu Phi trên đàn lợn
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
Tin mới nhất
T2,25/11/2024
- Trao quyết định bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- CP Foods thu gần 68.000 tỷ đồng tại Việt Nam
- Lào Cai: Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi dúi thương phẩm tại xã Liên Minh (thị xã Sa Pa)
- Tập trung phòng bệnh dịch tả châu Phi trên đàn lợn
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Kiểm tra tỷ lệ bảo hộ sau tiêm phòng gia súc, gia cầm
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất