Nhìn lại cuộc khủng hoảng giá lợn năm 2017 - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 62.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 60.000 - 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 61.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 63.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 62.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Khánh Hòa 60.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 61.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi TP. Hồ Chí Minh 62.000 đ/kg
    •  
  • Nhìn lại cuộc khủng hoảng giá lợn năm 2017

    2017 có thể nói là một năm đáng quên của người chăn nuôi lợn khi mà cuộc khủng hoảng rớt giá đã gây thiệt hại vô cùng nghiêm trọng.

    Nhìn lại cuộc khủng hoảng giá lợn năm 2017TS Hoàng Thanh Vân

     

    TS Hoàng Thanh Vân, Cục trưởng Cục Chăn nuôi đã có những nhìn nhận, đánh giá lại bài học từ sự cố đáng buồn này. Đồng thời, đưa ra những điểm nhấn ấn tượng của ngành chăn nuôi trong năm qua.

     

    Bài học chăn nuôi tự phát

     

    Trước hết, cần phải nhìn lại cuộc khủng hoảng giá lợn năm 2017, tìm nguyên nhân để có bài học, không để tái diễn sự cố này lần nữa trong thời gian tới.

     

    Trong vòng 3 năm từ 2015 đến nay, trong khi các mảng chăn nuôi khác như thịt – trứng gia cầm, trâu bò thịt, bò sữa khá ổn định, thì diễn biến chăn nuôi lợn lại hết sức bất thường.

     

    Nếu như cuối 2015 đến đầu 2016, giá lợn tăng rất mạnh thì từ nửa cuối năm 2016 đến hết năm 2017, lại là giai đoạn mà chăn nuôi lợn điêu đứng. Việc giá lợn tăng rất mạnh giai đoạn cuối năm 2015 đến nửa đầu năm 2016 có thể giải thích do nhiều nguyên nhân, trong đó có việc XK tiểu ngạch tăng mạnh, khiến giá nhích từng ngày. Sự tăng giá bất thường đó đã khiến cho một cơn lốc đầu tư và đổ xô vào nuôi lợn gia tăng đột biến.

     

    Trong hai năm 2015 – 2016, làn sóng các DN chăn nuôi lớn ồ ạt tăng đàn và đầu tư cho nuôi lợn đã diễn ra. NK giống lợn cụ kị, ông bà chất lượng cao về Việt Nam từ các thị trường có chất lượng giống tốt như Đan Mạch, Canada, Mỹ, Đài Loan… để phục vụ cho chiến lược tăng đàn của các DN năm 2015 lên tới 5.000 con, và năm 2016 thì lên tới trên 7.000 con, tăng đột biến so với giai đoạn trước đó thường chỉ nhúc nhắc dưới 2.000 con/năm.

     

    Theo thống kê của các ngành chức năng, trong 3 năm gần đây, số hộ chăn nuôi lợn chỉ giảm 690 nghìn hộ, đây là con số không lớn và hiện cả nước vẫn còn tới hơn 4 triệu hộ dân có liên quan tới chăn nuôi lợn. Đặc biệt, số trang trại chăn nuôi lợn từ cuối 2016 sang đầu năm 2017 đã tăng khoảng 23%, tương đương 22.600 trang trại (trong tổng số 34.200 trang trại chăn nuôi của cả nước, chiếm gần 63%).

     

    Thời điểm tháng 3 – 4/2017, khi mà giá lợn đã tụt rất thấp trong một thời gian rất dài trước đó, tuy nhiên đàn lợn vẫn không có dấu hiệu giảm xuống so với thời điểm cuối năm 2016 mà vẫn ở mức khoảng 29 triệu con, gần tương đương với cuối năm 2016. Điều này cho thấy ngay cả khi giá lợn giảm sâu, người ta vẫn không tin và hi vọng một điều kỳ diệu nào đó có thể giúp giá thịt lợn tăng trở lại. Đến cuối năm 2017, mặc dù tổng đàn lợn cả nước đã giảm, nhưng vẫn còn hơn 27,1 triệu con.

     

    Bản chất thì với quy mô đàn lợn cả nước như hiện nay, sản lượng thịt lợn SX ra hàng năm của cả nước vẫn lên tới khoảng 4,5 – 4,6 triệu tấn/năm. Trong khi đó theo tính toán, lượng tiêu thụ thịt lợn trung bình cả nước chỉ khoảng 3,2 – 3,6 triệu tấn/năm. Như vậy nếu không XK được, chúng ta sẽ thường xuyên dư thừa từ 300 – 400 nghìn tấn/tháng, tương đương khoảng 1 triệu tấn/năm. Trong khi đó đến cuối năm 2017, Việt Nam mới chỉ XK được một lượng rất ít (khoảng 30 nghìn tấn) thịt lợn choai mà thôi. Điều này lí giải vì sao thực tế suốt từ cuối năm 2016 đến cuối năm 2017, giá thịt lợn chưa bao giờ vượt qua được mặt bằng giá thành (ngoại trừ việc sốt giá ảo trở lại trong thời gian rất ngắn sau đợt “giải cứu” thịt lợn).

     

    Cơ hội tái cơ cấu lại ngành chăn nuôi

     

    Cuộc khủng hoảng giá lợn năm 2017 cũng là dịp để ngành chăn nuôi nhìn ra những điểm còn hạn chế và những bài học nhằm xốc lại cơ cấu ngành.

     

    Qua đợt khủng hoảng này, cho thấy những chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật trong chăn nuôi lợn của Việt Nam như tiêu tốn thức ăn, số lượng con sống/nái, chất lượng thịt lợn gắn với ATTP, công nghệ chăn nuôi vẫn còn nhiều những chỉ số khiếm khuyết, điều này khiến giá thành SX vẫn còn rất cao và kém cạnh tranh so với mặt bằng chung của thế giới.

    Nhìn lại cuộc khủng hoảng giá lợn năm 2017Việt Nam mới chỉ XK được một lượng rất ít thịt lợn choai (Ảnh: Vũ Sinh)

     

    Ví dụ giá thành thịt lợn ở Thái Lan hiện nay chỉ xoay quanh 30 nghìn đồng/kg, Mỹ dưới 25 nghìn đồng/kg, Canada, Pháp… chỉ xoay quanh 20 – 24 nghìn đồng/kg, trong khi giá thành SX của Việt Nam nuôi giỏi cũng phải tới 32 – 34 nghìn đồng/kg, thậm chí lên tới 37 – 38 nghìn đồng/kg. Cũng đã có những mô hình chăn nuôi có thể giá thành chỉ 26 nghìn đồng/kg, nhưng khả năng mở rộng ra số lượng, sản lượng lớn là rất hạn chế. Vì vậy khi giá thịt lợn xuống thấp thì tỉ lệ thua lỗ rất cao.

     

    Về cơ cấu ngành chăn nuôi, cũng cho thấy cần phải có sự điều chỉnh, trước mắt là cho chiến lược đến năm 2020 và những năm tiếp theo. Định hướng quy hoạch trước đây của chăn nuôi được xây dựng trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ thịt lợn của Việt Nam còn lớn, theo đó cơ cấu thịt lợn chiếm tỉ lệ rất cao. Tuy nhiên chỉ vài năm trở lại đây, cơ cấu thịt lợn trong bữa ăn đã thay đổi rất nhanh theo hướng giảm dần. Đây cũng là sự dịch chuyển nhu cầu theo mặt bằng chung của thế giới. Hiện đàn lợn cả nước mới chỉ khoảng 29 triệu con, nhưng đã xảy ra dư thừa quá nhiều, trong khi chiến lược trước đây nước ta xây dựng quy mô đàn lợn lên tới 33 triệu con. Vì vậy ngay trong năm 2018, ngành chăn nuôi sẽ phải xác định lại quy mô chiến lược cho đàn lợn trong giai đoạn tới khoảng bao nhiêu thì vừa.

     

    Thuận lợi và cũng là bất cập của chăn nuôi Việt Nam trong thời gian qua, đó là thị trường thịt bò, thịt trâu và sữa càng ngày càng tăng song vẫn chưa thể đủ sức đáp ứng cho nhu cầu trong nước, và vẫn còn một lượng NK đáng kể, nhất là thịt trâu bò có xương, không xương; thịt trâu bò sống từ Úc. Những nhóm sản phẩm có thị trường ổn định như trứng, thịt gia cầm, thịt trâu, thịt bò đến nay vẫn chiếm tỉ trọng khá nhỏ trong cơ cấu bữa ăn của người Việt.

     

    Cụ thể đến nay, tỉ lệ tiêu dùng thịt gia cầm mới chỉ chiếm 11 – 12%; thịt trâu bò chỉ khoảng 6 – 7%. Theo định hướng của ngành chăn nuôi nước ta cũng như mặt bằng cơ cấu tiêu thụ thịt của thế giới, tỉ lệ thịt gia cầm các loại phải được nâng lên tối thiểu 20%, thịt trâu bò lên tối thiểu 15% trong cơ cấu tiêu dùng thịt.

     

    Khâu yếu nữa của chăn nuôi nói chung, nhất là chăn nuôi lợn hiện nay vẫn là giết mổ, bảo quản sản phẩm. Các nước hiện nay đều có chính sách dự trữ quốc gia về thực phẩm, tuy nhiên chúng ta mới chỉ dự trữ được đối với lương thực. Nhiều nước trong khu vực như Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản… đều đã có chính sách cho phép có tỉ lệ dự trữ thực phẩm nhất định. Theo đó khi thị trường chăn nuôi dư thừa, Chính phủ sẽ thu mua sản phẩm để đảm bảo cho người chăn nuôi không bị lỗ. Thời gian dự trữ bảo quản của họ thường rất lâu, nhiều năm liền. Khi thị trường khan hiếm hoặc trường hợp thiên tai dịch họa, sản phẩm sẽ bán ra với giá rẻ hơn để hỗ trợ người tiêu dùng, ổn định thị trường, tương tự như dự trữ lúa gạo. Tuy nhiên để làm được điều này, cần phải có hệ thống DN giết mổ, bảo quản, nhà nước phải có chính sách cấp bù kinh phí bảo quản cho DN tham gia dự trữ…

     

    TS. Hoàng Thanh Vân

    Nguồn: nongnghiep.vn

    Mặc dù chăn nuôi lợn khó khăn chưa từng có, tuy nhiên năm 2017, sản lượng vật nuôi các loại vẫn tăng khá. Tổng đàn lợn mặc dù giảm 6,38% so với cuối năm 2016, tuy nhiên tổng sản lượng thịt lợn lại tăng 1,38%. Chăn nuôi gia cầm ước đạt 385,6 triệu con gà (so với 365 triệu con năm 2016, tăng 6,51%); trứng 10,4 tỉ quả (so với 9,4 tỉ quả năm 2016, tăng 12,6%). Riêng bò sữa, năm 2017 đạt 301,2 nghìn con (so với 286 nghìn con năm 2016), sản lượng sữa 881 nghìn tấn và khả năng về đích 1 triệu tấn sữa sẽ rất sớm trong những năm tới… Tổng giá trị sản phẩm ngành chăn nuôi năm 2017 theo tính toán của ngành thống kê ước tăng khoảng 3,05% so với năm 2016.

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.