Những người giữ giống làm giàu từ nuôi gà Mía tiến vua - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 61.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 58.000 - 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 60.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 62.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 60.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đắk Lắk 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 59.000 - 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 60.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi TP. Hồ Chí Minh 61.000 đ/kg
    •  
  • Những người giữ giống làm giàu từ nuôi gà Mía tiến vua

    Gà Mía gắn liền với đất Đường Lâm xưa, từng là vật phẩm tiến vua hay dâng lên mâm lễ thánh, nay mở ra hướng làm giàu cho nhiều hộ dân vùng đất này.

     

    Cụ Nguyễn Khải Hưng, ở xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, TP Hà Nội giải thích, sở dĩ gọi là gà Mía bởi giống gia cầm này xuất hiện ở làng Mía xưa, tức xã Đường Lâm nay.

     

    Gà Mía nổi tiếng bởi có những đặc điểm như trọng lượng lớn, mã đẹp, chân vàng, mào cờ đỏ, cánh úp gọn gàng, mắt tinh nhanh, dáng đi hùng dũng và đặc biệt thịt ăn rất thơm, ngon, ngọt, đậm và lớp da vàng óng, giòn.

     

    Xưa, các Giáp của xã Đường Lâm vào dịp tế thần thường tổ chức thi gà cúng. Ngay từ đầu năm, các Giáp đã phải chọn ra một gia đình chăn nuôi mát tay nhất để chăm sóc cho mấy con gà Mía thiến bằng những thức ăn như gạo xay, ngô, cám.

    Nuôi gà Mía nay đã phát triển ra nhiều vùng ngoại thành Hà Nội. Ảnh: NNVN.

     

    Con gà Mía thiến phải thật đẹp mới được đủ điều kiện hầu thánh như đầu công, mình cốc, cánh trai, ngắn quản, dài đùi, diều vịt, chân có hai hàng vảy thẳng, mã lĩnh tức lông toàn màu tím, dù chỉ có một cái lông trắng lẫn vào là bị loại, trọng lượng nặng khoảng từ 4,8-5,2kg.

     

    Chọn, nuôi con gà Mía đã cầu kỳ rồi đến công đoạn chế biến để dâng lên lễ thánh lại càng cầu kỳ hơn. Người ta uốn gà, mỡ gà trải lên lưng, hai tai gà cài hai nụ hoa hồng, mỏ ngậm một nụ hoa hồng, trông lúc này con gà rất cân xứng với đĩa xôi.

     

    Việc lựa chọn gà lễ dâng tế thần ngày nay ở Đường Lâm vẫn công phu như thế.

     

    Trong hội thi mâm xôi lễ và gà Mía đẹp, con gà của ông Nguyễn Quốc Quân đã đoạt giải nhất vì mổ không lộ diều, dáng bay kiểu phượng, da vàng ruộm nhưng tiếc là nó lại thua con đoạt giải đặc biệt bởi tí khiếm khuyết là có chút huyết bầm ở cổ.

    Nuôi gà Mía thiến để bán vào dịp Tết. Ảnh: NNVN.

     

    Hết đời này đến đời khác, người Đường Lâm đã bảo nhau phải giữ gìn giống gà Mía. Tuy nhiên trong mấy chục năm của kinh tế thị trường, làn sóng gà ngoại nhập tràn vào với đặc tính thời gian nuôi ngắn, tăng trưởng nhanh, chất lượng hạn chế nhưng giá bán thấp khiến cho gà Mía dần bị mai một đi.

     

    Để góp phần phục hồi giống gia cầm quý hiếm này, Sở NN-PTNT Hà Nội từng kết hợp với UBND thị xã Sơn Tây tổ chức hội thi gà Mía lần thứ Nhất vào năm 2020 với 10 đội thi, trong đó có 8 đội của 8 thôn trên địa bàn xã Đường Lâm.

     

    Hội thi được tổ chức đúng vào dịp giỗ vua Ngô Quyền đã làm sống lại niềm tự hào về con gà quý trong lòng dân Đường Lâm, đồng thời giáo dục cho thế hệ trẻ truyền thống nhớ về cội nguồn, tổ tiên.

     

    Ngành nông nghiệp Thủ đô, trong đó có đội ngũ khuyến nông cũng góp nhiều công sức trong việc phổ biến khoa học kỹ thuật cho bà con giữ nghề nuôi gà Mía.

     

    Đặc sản gà trống thiến

     

    Ông Nguyễn Quốc Quân, Chủ tịch Hội Chăn nuôi và Tiêu thụ gà Mía vốn sinh ra trong một gia đình có nghề thiến và nuôi gà Mía thiến gia truyền.

     

    Cứ như lời ông kể, bố mình rất “mát tay”, có thể thiến được con gà mới chỉ hơn 1 tháng tuổi, “hoa” (tinh hoàn) của nó mới chỉ bé bằng hạt đậu tằm chỉ với một cái “cung” là một đoạn tre hai đầu buộc dây để gắn vào đó hai cái móc.

     

    Bố ông cầm con gà con lên, rạch một đường dao ngọt vào bên lườn của nó, uốn cánh “cung” lên, móc hai móc vào rồi thả tay.

     

    Tự động vết mổ bị banh ra đủ rộng để luồn đôi đũa nhỏ có gắn sợi dây mỏng tròng vào hòn “hoa”, vặn xoắn rồi lấy ra một cách nhanh chóng mà không cần phải khâu. Lườn còn lại bố ông cũng làm với những động tác tương tự.

     

    Làm như vậy gà mới chóng bình phục. Trong khi nhiều người khác trong làng chỉ dám thiến gà lúc chúng đã 100 ngày tuổi và làm như thế phải lâu sau chúng mới bình phục được.

    Ông Nguyễn Quốc Quân nuôi gà Mía thiến bán vào dịp Tết. Ảnh: NNVN.

     

    Để cùng bảo ban nhau giữ giống và duy trì thương hiệu cho con gà Mía, năm 2015 Hội Chăn nuôi và Tiêu thụ gà Mía đã chính thức được thành lập năm 2015 thu hút vài chục hội viên với tổng đàn nuôi lên tới cả trăm ngàn con.

     

    Quãng năm 2018 vài hộ trong đó có ông Quân khởi xướng lên việc nuôi thử mỗi vụ 50-100 trống thiến để bán vào dịp Tết. Lúc bấy giờ gà thiến tuy quen mà lạ vì mới trở lại thị trường nên tốc độ tiêu thụ rất nhanh, bán được giá 250.000-300.000đ/kg.

     

    Thấy nuôi gà thiến có lợi nhuận, ông Quân rồi chị Cấn Thị Quy, anh Nguyễn Tiến Tùng đã mở rộng quy mô lên mỗi nhà nuôi 800-1.000 con gà thiến. Không may là sau đó dịch Covid ập tới, kinh tế sập, cả xã hội bị ảnh hưởng nên người ta không mua gà thiến nữa, hoặc có mua cũng chỉ trả giá hơn một chút so với gà thường.

     

    Bởi vậy mà năm sau hộ nào cũng phải giảm bớt số lượng nuôi và việc này vẫn kéo dài đến thời điểm hiện tại. Gà trống thiến chậm tiêu thụ phần bởi giá bán cao, phần bởi kích cỡ to quá thành ra không hợp với gia đình nhỏ ngày nay.

     

    Hơn thế, khẩu vị cũng đã thay đổi, nhiều người không thích ăn thịt có nhiều mỡ như thịt gà trống thiến.

    Gà Mía giống. Ảnh: Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

     

    Ông Quân tâm sự, mình tuy tuổi đã cao nhưng máu nghề nuôi gà thiến vẫn còn chảy mạnh, chỉ có điều phải giảm bớt về số lượng, mỗi dịp Tết chỉ cung ứng khoảng hơn 100 con chủ yếu cho anh em, bạn bè có hiểu biết chút ít về sản phẩm đặc biệt này:

     

    “Dù gà Mía thiến nuôi dài ngày, ăn rất ngon nhưng thị trường trong thành phố lại chưa rộng, không mấy người biết ăn. Còn người ở đây, biết ăn quanh làng cổ Đường Lâm và vùng Sơn Tây này phải có hàng trăm nhà nuôi với số lượng vài chục con phần để ăn, phần để biếu nên gần như không tiêu thụ được.

     

    Như năm ngoái, giá gà thiến chỉ 180.000 đ/kg, gấp đôi so với gà Mía thông thường nhưng tính ra chỉ lãi được 30.000-40.000đ/con. Thời gian nuôi kéo dài gần 1 năm mà bán với giá như thế thì không ăn thua mà phải trên 300.000đ/kg mới xứng với tầm và công sức chăm của chúng tôi”.

     

    Khi nghề nuôi gà thiến bán vào dịp Tết bị thu hẹp, gia đình ông Quân chuyển sang sản xuất gà Mía giống để bán cho các hộ khác chăn thành gà thương phẩm.

     

    Mỗi năm nghề này hoạt động được 10 tháng, mỗi tháng cứ 4 ngày ra 1 phiên, mỗi phiên số lượng 4.000-5.000 con giống. Không mua trứng mà gia đình ông tự nuôi gà bố mẹ với số lượng cả ngàn con rồi chọn ra những con đạt chuẩn, cho thụ tinh nhân tạo để đảm bảo chất lượng của giống.

     

    Trong khi đó phần lớn các cơ sở sản xuất giống khác quanh vùng chỉ phối giống gà Mía kiểu tự nhiên nên nhiều khi không chọn được con bố mẹ đạt chuẩn khiến chất lượng còn hạn chế.

     

    Với giá gà Mía giống ở mức 15.000đ/con, trung bình cũng đem lại cho gia đình ông khoản lãi vài chục triệu/tháng, tạo công ăn việc làm cho các thế hệ cùng sinh sống trong nhà.

     

    Hội Chăn nuôi và Tiêu thụ gà Mía còn lại hơn 20 hộ thành viên, chủ yếu nuôi gà thương phẩm với 2 lứa mỗi năm, có 3 hộ nuôi nhiều mỗi lứa 6.000-8.000 con, còn lại đa số nuôi từ 500-3.000 con.

     

    Với giá gà trống 110.000đ/kg, gà mái 90.000-100.000đ/kg người nuôi lãi đang được 20.000-30.000đ/con.

     

    Khác với gà công nghiệp, gà trắng chỉ nuôi 35-38 ngày, gà vàng Trung Quốc chỉ 70 ngày, giá bán tuy rẻ 40.000-50.000đ/kg, nhưng chất lượng thịt rất thấp, gà Mía phải 5,5 tháng mới có thể xuất chuồng bởi thế mà chất lượng thịt rất thơm ngon.

     

    Gà Mía là giống bản địa, có nguồn gốc ở xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, do bị thoái hóa và thu hẹp số lượng nên năm 2005 đã được Bộ NN-PTNT đưa vào danh mục bảo tồn các nguồn gen quý hiếm.

     

    Hiện, nghề chăn nuôi gà Mía không chỉ phát triển ở thị xã Sơn Tây mà đã lan ra nhiều địa phương của Hà Nội cũng như một số tỉnh thành phía Bắc.

     

    Từ con gà Mía thuần, người ta còn lai giống để tạo ra thế hệ con tăng trọng nhanh hơn, nuôi ngắn ngày hơn, phục vụ cho nhu cầu nuôi kiểu công nghiệp.

     

    Đinh Thanh Huyền

    Báo Nông nghiệp Việt Nam

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

  • Nguyễn Mạnh
  • Bài viết đã cung cấp rất nhiều thông tin hữu ích! Nếu bạn đang tìm kiếm thêm nguồn cung cấp bột đá, đá hạt, vôi bột và bột dolomite chất lượng cao cho các ngành sản xuất, hãy ghé thăm bột đá đá hạt dolomite vôi bột . Chúng tôi tự hào mang đến sản phẩm với tiêu chuẩn nghiêm ngặt, giá cả cạnh tranh và giao hàng nhanh chóng. Rất hân hạnh được hợp tác cùng bạn!

  • Đỗ Đại Trùng Dương
  • Tôi muốn liên kết.

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.