Những rào cản trong xử lý chất thải chăn nuôi - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 61.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 58.000 - 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 60.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 62.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 60.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đắk Lắk 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 59.000 - 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 60.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi TP. Hồ Chí Minh 61.000 đ/kg
    •  
  • Những rào cản trong xử lý chất thải chăn nuôi

    [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Xử lý chất thải là vấn đề nan giải trong chăn nuôi nước ta, song vấn đề này vẫn chưa được giải quyết thấu đáo, ngọn ngành bởi có quá nhiều rào cản!

     

    60% chất thải cho ra môi trường…!

     

    Theo thống kê của Bộ NN&PTNT, hiện nước ta có khoảng 12 triệu hộ gia đình có hoạt động chăn nuôi và 23.500 trang trại chăn nuôi tập trung. Trong đó, phổ biến là chăn nuôi lợn với khoảng 4 triệu hộ và chăn nuôi gia cầm là khoảng 8 triệu hộ, với tổng đàn khoảng 362 triệu con gia cầm, 29 triệu con lợn, 8 triệu con gia súc. Mỗi năm, khối lượng chất thải chăn nuôi xả ra môi trường khoảng 84,5 triệu tấn thải rắn và khoảng 50 triệu m³ chất thải lỏng. Trong đó, chỉ có khoảng 60% được xử lý (khoảng 20% được sử dụng hiệu quả (làm khí sinh học, ủ phân, nuôi trùn, cho cá ăn…). Còn lại, tới 40% chất thải vẫn bị đẩy ra môi trường.

     

    Theo báo cáo của Cục chăn nuôi, đến hết năm 2016 có 55/63 tỉnh/thành phố đã phê duyệt quy hoạch phát triển ngành chăn nuôi (hoặc quy hoạch phát triển ngành nông nghiệp bao gồm cả chăn nuôi). Tuy nhiên, qua thực tế khảo sát ở Việt Nam, quy mô trang trại và thâm canh, mặc dù có có biện pháp xử lý môi trường nhưng vẫn gây ô nhiễm nghiêm trọng.

    Những rào cản trong xử lý chất thải chăn nuôi60% chất thải chăn nuôi được xử lý, còn lại bị đẩy ra môi trường

     

    Nhiều nguyên nhân khiến ô nhiễm chất thải chăn nuôi gia tăng

     

    TS Nguyễn Thành Chung, Viện chăn nuôi chỉ nhiều nguyên nhân khiến ô nhiễm môi trường do chăn nuôi tăng chóng mặt. Đó là: Các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi theo QCVN 62-MT: 2016/BTNMT hiện nay cao so với khả năng ứng dụng thực tế, ứng dụng công nghệ xử lý môi trường hiện tại. Điều này dẫn đến hầu hết các trang trại đều không thể đáp ứng yêu cầu đặt ra do chưa có công nghệ xử lý môi trường hiệu quả để theo kịp các quy định về xả thải môi trường.

     

    Trình độ quản lý môi trường trong chăn nuôi của người chăn nuôi còn thấp, thói quen lao động chưa gắn chặt với việc bảo vệ môi trường. Điển hình là sử dụng quá nhiều nước trong chăn nuôi dẫn đến khó phân loại và xử lý được chất thải hoặc sẽ phải đầu tư nhiều để có thể xử lý được chất thải đạt tiêu chuẩn xả thải.

     

    Phương thức và tập quán chăn nuôi còn manh mún. Chăn nuôi nông hộ còn phân tán, thả rông, nhất là ở các vùng trung du miền núi. Chất thải hoàn toàn xả tự nhiên ra ngoài môi trường.

     

    Hơn nữa, các làng nông thôn có nghề chế biến nông sản như chế biến bột sắn, làm miến rong, nấu rượu thường kết hợp nuôi lợn để tận dụng phụ phẩm; chất thải của quá trình sản xuất và chất thải chăn nuôi gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Đặc biệt tại các làng nghề ở khu vực Bắc Bộ hiện nay – những nơi đất chật, người đông, không có nơi xử lý chất thải, thậm chí chất thải xả luôn ra ngay trong vườn, trong đường làng, ngõ xóm rất mất vệ sinh.

     

    Về phía các trang trại, hiện nay vấn đề xử lý chất thải đều là tự phát, ít có quy hoạch, được xây dựng ngay trong vườn nhà, thôn xóm. Cùng với đó, các công trình khí sinh học quy mô nhỏ, hiện tượng quá tải công suất xử lý và khí gas thừa không sử dụng hết, xả trực tiếp ra môi trường là nguyên nhân phổ biến gây ô nhiễm môi trường.

     

    Về phía doanh nghiệp, ông Ngô Tiến Dũng, Giám đốc Dự án Công ty TH True Milk cho rằng: Phân lỏng là nguồn phân hữu cơ giàu dinh dưỡng dùng để cải tạo đất bạc màu do quá trình sản xuất canh tác của các nông trường trước khi bàn giao cho dự án và để tăng năng suất cây trồng; đây cũng là sản phẩm hàng hóa được sản xuất để cung ứng cho người nông dân chăm bón cho các loại cây trồng. Tuy nhiên, việc sử dụng phân lỏng cải tạo đất chưa được phép do chưa có tiêu chuẩn về phân lỏng… Vì thế, ông Dũng cho rằng Bộ NN&PTNT cần nghiên cứu, sớm ban hành tiêu chuẩn về phân lỏng phục vụ trồng trọt. Đồng thời, nên ưu tiên mọi mặt cho dự án công nghệ cao đầu tư vào nông nghiệp, đặc biệt về vốn và chính sách một cách thiết thực để dự án đến đích thành công.

     

    Ông Dũng còn nhấn mạnh, thời gian qua có nhiều thông tin nói về dự án chăn nuôi bò của TH True Milk gây ô nhiễm môi trường. Xét về góc độ doanh nghiệp, ông cho rằng, TH đã cố gắng cao nhất trong việc xử lý chất thải trong chăn nuôi, bằng chứng là chi phí cho việc xây dựng các công trình bảo vệ môi trường của TH True Milk hiện rất lớn, trên 400 tỷ và giá thành xử lý nước thải khoảng 11.500 đồng/m³ nước, chưa tính chi phí nhân công vận hành. Về việc chất thải của TH lưu thông trên đường làm ảnh hưởng tới người dân xung quanh, ông cho rằng, hiện nay do sau khi hết dự án, tỉnh Nghệ An không còn kinh phí để di dân tái định cư nên người dân vẫn sống ở bên đường khu vực TH vận chuyển chất thải chăn nuôi. Hơn nữa, trong quá trình vận chuyển, việc chất thải dính ở bánh xe và rây ra ngoài là không thể tránh khỏi…

     

    Cần biện pháp tổng thể

     

    Theo Ban quản lý Dự án hỗ trợ Nông nghiệp Các bon thấp (LCASP), hiện nay có nhiều biện pháp kỹ thuật xử lý khác nhau đã được áp dụng. Trong đó, việc quy hoạch và giám sát quy hoạch cả tổng thể và chi tiết chăn nuôi theo quốc gia, miền, vùng sinh thái, cụm tỉnh cho từng chủng loại gia súc, gia cầm, với số lượng phù hợp để không gây quá tải cho môi trường là biện pháp quan trọng có tầm chiến lược. Kỹ thuật xử lý chất thải chăn nuôi là áp dụng các phương pháp lý học, hóa học, sinh học để giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Trong đó có xử lý chất thải môi trường bằng khí biogas.

     

    Nghiên cứu điển hình tại xã Long An, huyện Châu Thành, Tiền Giang cho thấy có tới 57,7% hộ chăn nuôi lợn (109 trên tổng số 190 hộ) xây dựng hầm biogas. Sử dụng biogas thay cho khí tự nhiên trong việc nấu ăn, một hộ gia đình có thể giảm tới 1,6 tấn CO2 /năm. Bùn sinh học từ các hầm khí sinh học được sử dụng trực tiếp hoặc ủ với các phụ phẩm nông nghiệp khác để làm phân bón hữu cơ cho cây ăn trái (thanh long, dừa, nhãn…) giúp năng suất cây trồng đều tăng so với mức thông thường. Các hộ gia đình sử dụng biogas tiết kiệm được thời gian, lao động và chi phí điện, ga, sinh khối và củi (giảm chi phí: điện 130.000 đồng/tháng, ga từ 400.000 – 450.000 đồng/tháng; phân bón từ 500 – 700.000 đồng/1.000 m² /năm.

     

    Nghiên cứu điển hình về chăn nuôi và sử dụng khí sinh hoạt cho thấy: Động cơ phát điện tiêu thụ 1m³ khí sinh học để sản xuất khoản gần 1kWh điện. Nếu sử dụng biogas 6h/ngày để phát điện, hộ gia đình có thể tiết kiệm được 2 triệu đồng. Cùng động cơ phát điện, lượng phát thải CO2 có thể giảm tương đương 1kg/1kWh ~ 9,5 tấn/năm/hộ đóng góp đáng kể cho cam kết giảm phát thải của Việt Nam.

     

    Hiện, có một số doanh nghiệp đi tiên phong trong việc áp dụng một số công nghệ xử lý chất thải chăn nuôi và cũng đem lại những hiệu quả kinh tế và môi trường nhất định như TH True milk với hệ thống xử lý khí sinh học công nghệ tiên tiến (Mỹ) có thể xử lý 1.500m³ chất thải/ngày, với lượng khó sinh học sử dụng chạy máy phát điện trong 1 ngày là 21.169 m³ khoảng 26.114 KWh và cung cấp khoảng 150 tấn vi sinh/ngày.

     

    Xuất phát từ những phân tích trên, một số giải pháp được Ban quản lý Dự án hỗ trợ Nông nghiệp Các bon thấp (LCASP) đưa ra để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường của ngành chăn nuôi được đề xuất như sau: Hỗ trợ các nhóm nông dân, tổ chức hợp tác đầu tư, xây dựng cơ sở xử lý chất thải tập trung, đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật; Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát; Có các cơ chế khuyến khích doanh nghiệp đầu tư (tiếp cận vốn, mặt bằng, giảm trừ thuế…) vào xử lý chất thải trong chăn nuôi; Chuyển giao các công nghệ xử lý có hiệu quả kinh tế môi trường cao nhất là công nghệ làm sạch khí sinh học, điện khí sinh học, vi sinh vật giúp ủ phân nhanh hoai, công nghệ phân loại chất thải tại nguồn; Hợp tác quốc tế trong nghiên cứu và chuyển giao các công nghệ xử lý các bon thấp các chất thải chăn nuôi, ưu tiên các công nghệ điện khí sinh học…

     

    Tâm An

    Ông Nguyễn Thế Hinh, Giám đốc Dự án Hỗ trợ Nông nghiệp Các bon thấp (LCASP) cho biết: Chất thải trong chăn nuôi rất lớn, nếu xử lý sẽ trở thành nguồn điện năng, phân bón hữu cơ tại các trang trại thông qua công nghệ ép phân, ủ phân compost. Kết nối các doanh nghiệp sản xuất phân bón nhằm tiêu thụ nguồn phân hữu cơ nguyên liệu từ trang trại. Ông Hinh cho hay, thời gian tới (LCASP) sẽ tập trung vào các giải pháp trên để hỗ trợ các hộ chăn nuôi và trang trại.

    2 Comments

    1. Huyền Trang

      Cho e hỏi lượng chất thải rắn từ gia cầm là bao nhiêu kg/ ngày

    2. Duy Quân

      Lưu ý khi làm đệm lót mùa hè cho gà với chế phẩm EM
       Trấu không nên rắc quá dày chỉ khoảng (2-5) cm.
       Sau khi rắc khoảng 2 – 5 ngày có lớp phân mỏng bắt đầu phun chế phẩm EM2 (1 lít pha từ 5 tới 10 lít nước) hoặc rắc men bột lên.
       Sau khoảng 7 tới 10 ngày phun 1 chế phẩm EM2 lại 1 lần, nếu có phân lại rắc tiếp 1 lớp trấu mới lên.
       Khi rắc trấu mỏng trấu và phân sẽ thoáng khí, quá trình lên men hiếu khí nhiệt thoát ra ngoài nhanh (khi trấu dày sẽ sảy ra quá trình phân huỷ yếm khí bên dưới sẽ sinh nhiệt trong nền chuồng).
       Sau khi uống kháng sinh nên phun lại chế phẩm lên phân hoặc rắc men bột lại để bổ sung vi sinh vật có lợi ức chế các vi sinh vật gây bệnh
      Mọi thắc mắc về xử lý phân và môi trường chăn nuôi, xin liên hệ: KS môi trường Duy Quân 0974448009
      Mai: [email protected]
      Địa chỉ: Xã Dũng Liệt – huyện Yên Phong – tỉnh Bắc Ninh

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

  • Nguyễn Mạnh
  • Bài viết đã cung cấp rất nhiều thông tin hữu ích! Nếu bạn đang tìm kiếm thêm nguồn cung cấp bột đá, đá hạt, vôi bột và bột dolomite chất lượng cao cho các ngành sản xuất, hãy ghé thăm bột đá đá hạt dolomite vôi bột . Chúng tôi tự hào mang đến sản phẩm với tiêu chuẩn nghiêm ngặt, giá cả cạnh tranh và giao hàng nhanh chóng. Rất hân hạnh được hợp tác cùng bạn!

  • Đỗ Đại Trùng Dương
  • Tôi muốn liên kết.

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.