[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Ngày 6/11/2018, Cục Chăn nuôi và Viện Chăn nuôi phối hợp với Cục Nông nghiệp bang Texas – Hoa Kỳ tổ chức Hội thảo về phát triển giống bò thịt chăn nuôi tại Việt Nam.
Thúc đẩy tăng sản lượng thịt bò
Ông Nguyễn Văn Trọng, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi nhận định, chăn nuôi tại Việt Nam trong những năm qua phát triển tương đối tốt, đã áp dụng nhiều tiết bộ kỹ thuật về giống, thiết bị và công nghệ. Tái cơ cấu chăn nuôi đề ra 4 nội dung tái cơ cấu: Tái cơ theo vùng chăn nuôi, Tái cơ cấu vật nuôi, Tái cơ cấu về phương thức sản xuất chăn nuôi, Tái cơ cấu theo chuỗi giá trị, ngành hàng. Đối với chăn nuôi bò, hiện Việt Nam có gần 6 triệu con, trong đó có trên 300 nghìn con bò sữa, còn lại là bò thịt. Sản lượng thịt bò trong 10 tháng đầu năm ước đạt trên 320 nghìn tấn, tăng 4,2% so với cùng kỳ năm trước. Tuy vậy, thị phần thịt bò so với tổng sản lượng thịt cả nước chưa cao, hiện chiếm chưa tới 10% trong tổng sản lượng thịt. Trong khi trên thế giới, tiêu thụ thịt bò thường chiếm 30-40% thị phần tiêu dùng thịt. Bởi vậy, Việt Nam đề ra mục tiêu phải thúc đẩy tăng sản lượng thịt bò lên để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng.
Để nâng cao sản lượng, năng suất chăn nuôi bò thịt, Bộ NN&PTNT đề ra mục tiêu đưa tỷ lệ giống bò lai từ mức 47,6% năm 2013, lên 70% vào năm 2020. Nâng cao chất lượng giống bò là vô cùng cần thiết đối với ngành chăn nuôi Việt Nam nhằm tăng tỷ trọng thịt bò trong tổng sản lượng thịt. Để thực hiện vấn đề này, những năm gần đây, Bộ NN&PTNT đã cho nhập rất nhiều giống bò có năng suất cao. Trong 5 năm gần đây, đã cho nhập trên 50 con bò đực các giống cao sản để nhanh chóng cải tạo chất lượng giống đàn bò thịt. Đồng thời, chúng tôi vẫn cho nhập một số giống bò kiêm dụng: bò Brahman của Mỹ, bò Charolais của Pháp, bò Simmental của Thụy Sĩ, bò Limousin của Pháp. “Chúng tôi đánh giá cao chất lượng giống bò Brahman của Mỹ trong thời gian qua đã đóng góp vào việc cải tạo đàn bò Việt Nam. Ngoài bò, chúng tôi cũng đã, đang nhập một số giống vật nuôi khác từ Mỹ, bao gồm dê và lợn. Bộ NN&PTNT Việt Nam đã và đang hợp tác chặt với Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, chính quyền bang Texas trong phát triển chăn nuôi”, ông Trọng nhấn mạnh.
Ông Phạm Công Thiếu, Phó Viện trưởng phụ trách Viện Chăn nuôi cho biết, trong những năm gần đây, mặc dù chăn nuôi bò nói chung và chăn nuôi bò thịt nói riêng đã có những bước đột phá cả về số lượng và chất lượng, nhưng sản lượng thịt bò trong nước vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ thực phẩm ngày càng cao của người tiêu dùng. Từ năm 2014 đến nay, hàng năm nước ta phải chi hàng triệu chục đô la để nhập khẩu bò thịt và bò sống về nhằm bù đắp sự thiếu hụt thịt bò trong nước. Do đó, việc đẩy mạnh chăn nuôi bò là cần thiết nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập và cải thiện điều kiện sống cho người chăn nuôi, đồng thời cung cấp thịt bò chất lượng cao cho thị trường trong nước.
Bà Ngô Thị Kim Cúc, Phó viện trưởng Viện Chăn nuôi cho hay, phát triển chăn nuôi bò thịt tại Việt Nam liên tục phát triển trong những năm qua: năm 2013 đạt 4,87 triệu con, năm 2014 đạt 5,01 triệu con, năm 2015 đạt 5,09 triệu con, năm 2016 đạt 5,21triệu con, năm 2017 đạt 5,35 triệu con. Ước tính 10 tháng đầu năm 2018, đàn bò thịt tăng 2% so với năm 2017. Sản lượng thịt bò năm 2013 đạt 285,4 nghìn tấn thì đến năm 2017 đạt 321,67 nghìn tấn; tốc độ tăng sản lượng bình quân 2,54%/năm. Hiện đàn bò thịt tập trung nhiều nhất ở vùng Bắc Trung Bộ và Duyên Hải miền Trung, chiếm 41,62% tổng đàn bò thịt của cả nước.
Thực hiện tốt công tác cải tạo giống bò
Chăn nuôi bò thịt ở Việt Nam cách đây 10 năm, chủ yếu là các giống bò nội: bò vàng, bò U đầu rìu, bò Mông. Những giống bò này chịu được điều kiện sống kham khổ, thiếu thức ăn, thích nghi với khí hậu Việt Nam, nhưng năng suất thịt thấp. Trong 10 năm qua, Việt Nam đã nhập nhiều giống bò thịt ngoại về để thúc đẩy chăn nuôi bò thịt, với các giống bò đã nhập: Red Sindhi, Sahiwal, Brahman, Limousine, Charolaise, Droughmaster, Red Angus, BBB, Senepol. Các giống bò ngoại chủ yếu được nhập về sản xuất tinh đông lạnh để thụ tinh nhân tạo, cải tạo đàn bò Việt Nam. Vì chúng ta không đủ điều kiện về kinh tế để nhập khẩu bò giống ngoại về trực tiếp chăn nuôi, nên cải tạo đàn bò giống phải theo hướng, sử dụng tinh bò ngoại phối với bò nội để ra bò lai, đưa vào chăn nuôi. Với chiến lược này, tỷ lệ bò thịt lai trong tổng đàn bò nước ta đã tăng liên tục: năm 2013 chiếm 47,61%; năm 2014 đạt 51,93%; năm 2015 đạt 56,65%; năm 2016 đạt 57,27%; năm 2017 đạt 60,05%.
Theo ông Phạm Công Thiếu, giải pháp quan trọng trong phát triển chăn nuôi nói chung và chăn nuoi bò thịt nói riêng đó là thực hiện tốt công tác cải tạo giống bò. Do vậy, những năm gần đây, Viện Chăn nuôi nhập khẩu nhiều giống bò thịt chất lượng cao về phục vụ công tác cải tạo đàn bò Việt Nam như bò Brahman, Senepol, Red Angus từ Hoa Kỳ, Australia, bò BBB từ Bỉ… Trong các giống bò ngoại nhập về, bò Brahman từ Mỹ đang cho thấy là giống bò phù hợp với điều kiện chăn nuôi tại Việt Nam nhất, sẽ có vai trò quan trọng trong việc phát triển bò thịt nước ta. Đây là giống bò được tạo ra ở Hoa Kỳ và đã góp phần to lớn trong công tác cải tại đàn bò Việt Nam trong những năm vừa qua. Trong giai đoạn 2013-2017, các doanh nhân đã nhập 150-350 nghìn con bò thịt giống Brahman từ Austraylia về để giết thịt bán ra thị trường. Những năm gần đây, Viện Chăn nuôi đã nhập số lượng lớn tinh đông lạnh của giống bò Brahman để phục vụ cải tạo giống bò thịt chăn nuôi trong nước. Đến năm 2016 và 2017, Bộ NN&PTNT đã dùng ngân sách nhà nước nhập 20 con bò đực Brahman từ Mỹ về, nuôi tại Trung tâm bò giống Moncada (Ba Vì). Từ nguồn giống quý giá này, hàng năm, đã có hàng trăm nghìn liều tinh bò Brahman đông lạnh chất lượng cao do Viện Chăn nuôi sản xuất và do các đơn vị nhập khẩu tinh Brahman ngoại cung cấp cho công tác thụ tinh nhân tạo bò, cải tạo đàn bò ở các địa phương trong cả nước. Viện Chăn nuôi cũng đang phối hợp với Hiệp hội bò giống Brahman Hoa Kỳ tổ chức đào tạo, tập huấn các gói công nghệ về giống, dinh dưỡng, sinh sản để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả trong chăn nuôi bò thịt tại Việt Nam.
Phó Cục trưởng Cục Nông nghiệp bang Texas (Hoa Kỳ) cho biết, chúng tôi đã lai tạo thành công giống bò thịt Brahman đã hơn 30 năm, đến nay có rất nhiều dòng Brahman tốt ở nhiều bang khác nhau cuả Hoa Kỳ. Bò Brahman được lai tạo từ 4 giống bò nổi bật từ Ấn Độ và các nước Châu Âu: Gir, Guzerat, Krishna Valey, Nellore. Giống bò Brahman có sự thích nghi cao với điều kiện khí hậu nhiệt đới, chống lại côn trùng và dịch bệnh, tiêu thụ thức ăn có chất lượng thấp, sinh sản tốt dưới môi trường khắc nghiệt, tuổi thọ cao, nuôi con khéo. Đặc biệt, giống bò Brahman vẫn sinh sản và phát triển tổ ở nhiệt độ cao hơn 100 độ C, trong khi hầu hết các giống vật nuôi khác không thể chịu đựng và đều chết ở nhiệt độ này. Giống bò này có thể tồn tại với lượng thức ăn ít, nhờ cơ chế làm chậm quá trình trao đổi chất trong điều kiện khắc nghiệt và thúc đẩy tăng trưởng. Bò Brahman cần thiết cho chương trình lai tạo nhằm khai thác ưu thế lai và khắc phục nhược điểm của các giống khác, có thể chăn thả và sử dụng thức ăn có hàm lượng dinh dưỡng thấp. Tuy ăn ít thức ăn, nhưng bò Brahman lại cho năng suất thân thịt cao, ít mỡ, nhiều thịt nạc, thịt mềm và ngon. Quan trọng nhất là, chăn nuôi bò Brahman cho lợi nhuận cao hơn so với các giống bò thịt khác, do sinh sản nhiều bê con hơn trong suốt cuộc đời của chúng, cùng với chi phí thức ăn đầu vào thấp hơn.
Chu Khôi
Theo các cán bộ nghiên cứu chăn nuôi tại Việt Nam, kết quả phân tích chăn nuôi bò Brahman tại Việt Nam cho thấy, bò nuôi 18 tháng tuổi cho trọng lượng bình quân 567 kg, nuôi đến 48 tháng tuổi đạt trọng lượng bình quân 1.012 kg. Xét về chi phí thức ăn, giá thành chăn nuôi, sự thích ứng điều kiện chăn nuôi và hiệu quả kinh tế của chăn bò Brahman nuôi tại Việt Nam cho thấy cao hơn so với các giống bò khác nhập khẩu về nuôi tại nước ta.
- chăn nuôi bò li>
- bò brahman li> ul>
- Bí quyết nuôi gà đẻ sai trứng, cứng vỏ
- L-Histidine cải thiện chất lượng thịt, giảm rỉ dịch, cho màu thịt đẹp
- Xuất khẩu thức ăn gia súc sang các thị trường 11 tháng đầu năm 2024
- Cargill khánh thành ba điểm trường mới phục vụ hơn 300 học sinh trong năm 2024, đạt mốc 117 trường tại Việt Nam
- CNC Group: Tỏa sáng tại giải thưởng Sao Vàng đất Việt 2024
- Cân bằng điện giải trong thức ăn gia cầm trong thời kỳ chuyển mùa
- Tự động hóa và kỹ thuật số trong nhà máy sản xuất TĂCN
- Phòng chống dịch tả lợn châu Phi ở Đông Nam Á: Cần chiến lược kiểm soát
- Hội Chăn nuôi thỏ Việt Nam: Đẩy mạnh kết nối chuỗi giá trị ngành chăn nuôi thỏ
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
Tin mới nhất
T6,27/12/2024
- Bí quyết nuôi gà đẻ sai trứng, cứng vỏ
- L-Histidine cải thiện chất lượng thịt, giảm rỉ dịch, cho màu thịt đẹp
- Xuất khẩu thức ăn gia súc sang các thị trường 11 tháng đầu năm 2024
- Cargill khánh thành ba điểm trường mới phục vụ hơn 300 học sinh trong năm 2024, đạt mốc 117 trường tại Việt Nam
- CNC Group: Tỏa sáng tại giải thưởng Sao Vàng đất Việt 2024
- Cân bằng điện giải trong thức ăn gia cầm trong thời kỳ chuyển mùa
- Tự động hóa và kỹ thuật số trong nhà máy sản xuất TĂCN
- Phòng chống dịch tả lợn châu Phi ở Đông Nam Á: Cần chiến lược kiểm soát
- Hội Chăn nuôi thỏ Việt Nam: Đẩy mạnh kết nối chuỗi giá trị ngành chăn nuôi thỏ
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất