Nhật Bản là một trong những thị trường lớn nhất của cá ngừ Việt Nam. Tuy nhiên, rào cản về thuế nhập khẩu đang khiến cho xuất khẩu cá ngừ Việt Nam sang Nhật còn bị hạn chế khá nhiều.
Thu hoạch cá ngừ đại dương
Theo Hiệp hội Chế biến và XK Thủy sản Việt Nam, trong năm 2016, kim ngạch XK cá ngừ của Việt Nam sang Nhật Bản đạt hơn 19 triệu USD (giảm 5,2% so với năm 2015). Theo phản ánh của chính các nhà nhập khẩu Nhật Bản, một trong những nguyên nhân quan trọng của sự sụt giảm nói trên là do các sản phẩm cá ngừ của Việt Nam nhập khẩu vào Nhật Bản đang bị áp thuế cao hơn nhiều so với các nước xuất khẩu cá ngừ cạnh tranh chính trong khu vực như Thái Lan và Philippines.
Cụ thể, hiện nay, sản phẩm cá ngừ của Thái Lan và Philippines khi nhập khẩu vào Nhật Bản đã được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu là 0%. Trong khi đó, cá ngừ Việt Nam nhập khẩu vào Nhật Bản đang phải chịu thuế nhập khẩu 6,4% với sản phẩm cá ngừ vằn đóng hộp và 7,2% với sản phảm cá ngừ vây vàng đóng hộp và thăn/philê cá ngừ hấp đông lạnh. Như vậy, chỉ riêng về thuế nhập khẩu vào Nhật Bản, đã khiến cho cá ngừ Việt Nam gặp bất lợi lớn so với cá ngừ Thái Lan và cá ngừ Philippines khi cạnh tranh ở thị trường này. Trước đây, đã có nhiều năm cá ngừ Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản liên tục tăng trưởng. Từ năm 2006 đến 2012, giá trị cá ngừ Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản liên tục tăng qua từng năm, từ mức 12,6 triệu USD (2006) đạt 54 triệu USD vào năm 2012 (là năm giá trị xuất khẩu cá ngừ sang Nhật Bản đạt cao nhất từ trước đến nay), qua đó, Nhật Bản trở thành thị trường lớn thứ 3 của cá ngừ Việt Nam.
Nhưng sang năm 2013, giá trị xuất khẩu cá ngừ sang Nhật Bản đã không còn tăng trưởng nữa mà bị giảm xuống và tiếp tục giảm cho đến năm 2016. Nhật Bản từ vị trí thứ 3 rơi xuống vị trí thứ 6 trong 8 thị trường lớn nhất của cá ngừ Việt Nam. Điều đáng chú ý là năm 2013 chính là thời điểm cá ngừ Philippines xuất khẩu sang Nhật Bản được hưởng thuế nhập khẩu 0% (từ tháng 4/2013) theo chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập.
Và trước đó 1 năm, vào tháng 4/2012, cá ngừ Thái Lan xuất khẩu sang Nhật Bản được giảm thuế nhập khẩu từ 1,1% xuống còn 0%. Những thông tin này là minh chứng rõ rệt cho việc cá ngừ Việt Nam xuất khẩu vào Nhật Bản liên tục sụt giảm có nguyên nhân quan trọng là không thể cạnh tranh được với sản phẩm cùng loại của Thái Lan và Philippines do khác biệt lớn về thuế nhập khẩu.
2 tháng đầu năm nay, xuất khẩu cá ngừ sang Nhật Bản đã có sự cải thiện khi đạt 3 triệu USD (tăng 69,6% so cùng kỳ 2016). Đặc biệt, trong tháng 1, giá trị xuất khẩu cá ngừ sang Nhật Bản tăng tới 113% so với cùng kỳ.
Theo VASEP, ngành hàng cá ngừ Việt Nam đang có nhiều cơ hội để gia tăng trở lại việc xuất khẩu cá ngừ sang Nhật Bản nhờ những cải tiến về chất lượng, nhu cầu tiêu thụ tại thị trường này… Tuy nhiên, thuế nhập khẩu cá ngừ Việt Nam vào Nhật Bản lại đang là rào cản quá lớn đối với cá ngừ Việt Nam, rất khó cạnh tranh được với đối thủ lớn trong khu vực là Thái Lan và Philippines.
Chính vì vậy, trong thời gian qua, VASEP đã nhiều lần có công văn kiến nghị các cơ quan chức năng tháo gỡ những vướng mắc về xuất khẩu cá ngừ sang Nhật Bản, nhất là thuế nhập khẩu mà nước này đang áp cho cá ngừ Việt Nam.
Mới đây nhất, trong tuần qua, VASEP đã gửi công văn tới Bộ Công thương, đề nghị Bộ này xem xét ưu tiên đưa thuế nhập khẩu cá ngừ Việt Nam vào Nhật Bản vào rà soát theo kế hoạch (6/2017) để đàm phán với Nhật Bản nhằm đưa mức thuế nhập khẩu cá ngừ Việt Nam vào nước này sớm được giảm xuống còn 0% như với cá ngừ Thái Lan và cá ngừ Philippines.
Trong bối cảnh TPP đã thay đổi và chưa thấy kết quả sớm trong tương lai gần, đây là giải pháp cần thiết nhằm gia tăng khả năng cạnh tranh của cá ngừ Việt Nam, giúp cho các doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ có thể đẩy mạnh xuất khẩu sang Nhật Bản.
Sơn Trang
Nguồn: Nongnghiep.vn
- tin tức thủy sản li>
- xuất khẩu cá ngừ li>
- thủy sản li>
- Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam li>
- hội chăn nuôi việt nam li>
- cá ngừ li> ul>
- Không tiếp cận được thuế suất thuế NK 1% cho khô dầu đậu tương, Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai gửi công văn lên Chính phủ
- Thời điểm vàng để ngành chăn nuôi chuyển mình mạnh mẽ
- Chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP: Hướng phát triển bền vững
- Nghiên cứu của Châu Âu tiết lộ các phương pháp bổ sung để hỗ trợ kiểm soát ASF
- Năm 2024, sản lượng thức ăn chăn nuôi đạt 21,5 triệu tấn, tăng 3,4%
- “Thủ phủ” hươu sao Hà Tĩnh ước thu hơn 200 tỷ đồng từ nhung hươu dịp tết
- Cách chăm sóc lợn đực con sau khi triệt sản
- Tiêu thụ thịt lợn ở Achentina năm 2024 đạt mức cao kỷ lục
- Ngành thú y kiểm soát tốt dịch bệnh giúp chăn nuôi tăng trưởng 5,2 – 5,5%
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
Tin mới nhất
CN,05/01/2025
- Năm 2024, giá trị sản xuất chăn nuôi tăng 5,4%
- Không tiếp cận được thuế suất thuế NK 1% cho khô dầu đậu tương, Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai gửi công văn lên Chính phủ
- VUSTA kiến nghị sửa đổi Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Luật Tiêu chuẩn, Quy chuẩn kỹ thuật
- Thời điểm vàng để ngành chăn nuôi chuyển mình mạnh mẽ
- Chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP: Hướng phát triển bền vững
- Nghiên cứu của Châu Âu tiết lộ các phương pháp bổ sung để hỗ trợ kiểm soát ASF
- Năm 2024, sản lượng thức ăn chăn nuôi đạt 21,5 triệu tấn, tăng 3,4%
- “Thủ phủ” hươu sao Hà Tĩnh ước thu hơn 200 tỷ đồng từ nhung hươu dịp tết
- Cách chăm sóc lợn đực con sau khi triệt sản
- Tiêu thụ thịt lợn ở Achentina năm 2024 đạt mức cao kỷ lục
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất