Những năm qua, song song với công tác siết chặt quản lý các cơ sở giết mổ gia súc, TP Hà Nội chú trọng, tăng cường giám sát, kiểm tra đảm bảo ATTP tại các chợ đầu mối.
Cơ sở giết mổ tập trung đảm bảo ATTP ở huyện Phúc Thọ (ảnh: TH)
Ý thức của chủ lò mổ
2h sáng, chúng tôi có mặt tại cơ sở giết mổ tập trung của ông Lê Đức Thọ ở xã Sen Chiểu, huyện Phúc Thọ. Đây là một trong cơ sở giết mổ tập trung lớn nhất trên địa bàn huyện, với công suất từ 250 – 300 con lợn/ngày. Cơ sở có sự tham gia của 6 hộ dân, được đầu tư cơ sở vật chất trên 1 tỷ đồng. Công nghệ giết mổ trên sàn bằng lò hơi.
Khu giết mổ cách xa khu dân cư nên tránh được tiếng ồn. Nước thải sau giết mổ vào hầm biogas, thải ra hồ điều hòa. Tại cơ sở giết mổ của ông Thọ có 4 cán bộ thú y thường xuyên túc trực, đóng dấu kiểm dịch, cấp giấy xuất đi các chợ đầu mối.
Ông Lê Đức Thọ chia sẻ: “Trung bình một ngày cơ sở giết mổ 50 – 70 con lợn. Sống là phải an toàn, con người phải hưởng được sản phẩm sạch sẽ, không dịch bệnh. Ngày nào cũng có cán bộ thú y huyện đến giám sát, đóng dấu sản phẩm rồi mới cho ra thị trường.
Sản phẩm giết mổ được quản lý, giám sát chặt chẽ trước khi ra thị trường (ảnh: TH)
Tuy nhiên, chúng tôi cũng mất nhiều tiền phí, trung bình 30 nghìn đồng/con lợn. Đối với các hộ gia đình giết mổ trong khu dân cư không được điểm soát, không mất phí. Sản phẩm kiểm dịch và không kiểm dịch khi vào chợ lẫn lộn với nhau, nên làm thật thì rất thiệt. Tôi mong muốn các cấp kiểm soát chặt hơn công tác giết mổ, mong bà con cùng vào cơ sở tập trung, để kiểm soát được quá trình giết mổ, ATTP, đúng quy định”.
Theo ông Đoàn Văn Điểm, Phó trạm trưởng Trạm Thú y Phúc Thọ, ở huyện có 5 cơ sở giết mổ được cấp phép và được dự án Lifsap hỗ trợ. Việc giết mổ đa số là thủ công, chưa áp dụng dây chuyền hiện đại. Chúng tôi kiểm soát chặt chẽ từng khâu. Tại các xã đều có Trưởng ban Chăn nuôi – thú y, mỗi cụm dân cư có một thú y viên giám sát kinh doanh, xuất bán gia súc, gia cầm.
Nỗi lo còn đó
Tiếp tục đi thực tế tại chợ đầu mối nông sản thực phẩm ở chợ Nghệ (TX Sơn Tây) chúng tôi chứng kiến cảnh tất bật chở thịt lợn từ các cơ sở giết mổ về. Tuy nhiên, thịt lợn vẫn tự do ra vào cổng, không một cơ quan nào đứng ra kiểm soát, kiểm tra giấy tờ đủ điều kiện kiểm dịch, vệ sinh ATTP.
Điều ngạc nhiên hơn, trong chợ thịt lợn được bày bán lẫn lộn, thịt qua đóng dấu kiểm dịch và không đóng dấu đều tập trung cùng một sạp. Đặc biệt, các sản phẩm thịt lợn được các tiểu thương chặt nhỏ từng kg thịt đóng dấu và không đóng dấu kiểm dịch trộn với nhau, rồi cho vào xe thồ chở đi các quận nội thành.
Chứng kiến thịt lợn không được kiểm soát, kiểm dịch, lẫn lộn với nhau, ông Kiều Quang Huy, quản lý chợ Nghệ thừa nhận: “Hiện Sơn Tây chưa có cơ sở giết mổ tập trung. Bình quân mỗi ngày có 300 con lợn về đây, thực tế thì không thể kiểm soát hết được. Chợ chỉ quản lý đầu người, con sản phẩm thì không thuộc thẩm quyền, rất khó để kiểm soát được lợn đóng dấu và không đóng dấu. Mong các cơ quan làm chặt để thực phẩm an toàn được đưa vào chợ”.
Thịt lợn đóng dấu và không có dấu tại chợ Nghệ (Sơn Tây) được bày bán lẫn lộn (ảnh: TH)
Ông Huy cũng cho rằng, việc quản lý ATTP tại chợ còn tồn tại nhiều bất cập. Quan trọng là kiểm soát nguồn gốc, còn ở chợ nếu có cũng chỉ kiểm soát phần ngọn. Giấy chứng nhận có cũng như không, thiệt thòi cho người dân có đóng dấu kiểm dịch. Thực tế kiểm dịch thuộc ngành Thú y, chợ thuộc ngành Công thương – trực tiếp do huyện quản lý nên rất bất cập”.
Ông Nguyễn Đình Đảng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thú y Hà Nội cho biết: “Chợ Nghệ cung cấp khoảng 30 tấn thịt/ngày, trong đó 80% là thịt lợn. Phần lớn các sản phẩm thuộc các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ, nên vẫn chưa kiểm soát được nguồn gốc. Thịt từ nhiều cơ sở giết mổ về đây, có hộ bán sản phẩm có dấu kiểm dịch, có hộ thì không. Nếu TX Sơn Tây tăng cường giám sát, làm tốt vấn đề này thì công tác ATTP dần được tốt hơn”.
Trần Hồ – Dương Trường
Nguồn: Báo Nông nghiệp
“Vài năm trở lại đây tình hình ATTP trên địa bàn TP Hà Nội có dấu hiệu tiến triển tốt. Ý thức của người tiêu dùng, người sản xuất kinh doanh cũng tốt hơn. Việc xử lý vi phạm về ATTP nghiêm hơn. Đồng thời việc kiểm soát có tiến bộ hơn so với trước”, ông Nguyễn Đình Đảng.
- giết mổ gia súc li>
- kiểm soát li>
- vệ sinh an toàn thực phẩm li>
- giết mổ tập trung li> ul>
- Cân bằng điện giải trong thức ăn gia cầm trong thời kỳ chuyển mùa
- Tự động hóa và kỹ thuật số trong nhà máy sản xuất TĂCN
- Phòng chống dịch tả lợn châu Phi ở Đông Nam Á: Cần chiến lược kiểm soát
- Hội Chăn nuôi thỏ Việt Nam: Đẩy mạnh kết nối chuỗi giá trị ngành chăn nuôi thỏ
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
Tin mới nhất
T5,26/12/2024
- Cân bằng điện giải trong thức ăn gia cầm trong thời kỳ chuyển mùa
- Tự động hóa và kỹ thuật số trong nhà máy sản xuất TĂCN
- Phòng chống dịch tả lợn châu Phi ở Đông Nam Á: Cần chiến lược kiểm soát
- Hội Chăn nuôi thỏ Việt Nam: Đẩy mạnh kết nối chuỗi giá trị ngành chăn nuôi thỏ
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Đồng Nai: Heo hơi tăng giá, đảm bảo nguồn cung Tết Nguyên đán 2025
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất