Ô nhiễm môi trường trong ngành chăn nuôi đang ngày càng trầm trọng khi phần nhiều nông dân không có biện pháp để xử lý chất thải mà xả trực tiếp ra môi trường. Nguồn chất thải vượt quá khả năng chịu tải của tự nhiên đã gây ô nhiễm đất đai và nguồn nước đến mức báo động, đe dọa tác động trực tiếp tới cuộc sống của người dân – đặc biệt là tại các vùng đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ và ĐBSCL…
Lúng túng trong xử lý
Theo Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT), cả nước hiện có khoảng 30.000 trang trại và 9 triệu hộ chăn nuôi, mỗi năm phát sinh khoảng 90 triệu tấn chất thải rắn (phân, lông, da); 50 triệu mét khối chất thải lỏng, nhưng mới có 60% được xử lý, còn lại đều xả trực tiếp ra môi trường. Trong khi đó, chất thải của vật nuôi chứa nhiều chất độc hại như nitơ, phốt pho, kẽm, đồng, chì, asen… gây ô nhiễm trực tiếp cho không khí, đất, nước mặt, nước ngầm…
Tại Hà Nội, những năm qua, thành phố đã quy hoạch các vùng chăn nuôi trọng điểm, xa khu dân cư để hạn chế ô nhiễm môi trường. Đến nay, trên địa bàn thành phố hình thành 15 xã chăn nuôi bò sữa, 19 xã chăn nuôi bò thịt; 4 vùng chăn nuôi lợn; 9 vùng chăn nuôi gia cầm với gần 2.000 trang trại. Tuy nhiên, chỉ có 14,3% trang trại thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường; 3,2% chưa áp dụng các biện pháp xử lý chất thải. Số còn lại có xử lý chất thải nhưng chủ yếu chỉ xây hầm biogas, ủ làm phân bón và một số ít sử dụng chế phẩm sinh học khác. Còn chăn nuôi nông hộ thì hầu như không áp dụng bất kỳ biện pháp xử lý chất thải nào mà xả thẳng vào hệ thống thoát nước hoặc ra môi trường.
Thực tế, môi trường xung quanh các khu chăn nuôi bị ô nhiễm nghiêm trọng đã gây khó khăn cho sản xuất, sinh hoạt và tác động tiêu cực đến sức khoẻ cộng đồng. Theo đánh giá của Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT), chất thải chăn nuôi xả ra ao hồ, kênh mương làm tắc nghẽn dòng chảy, bốc mùi, gây ô nhiễm nguồn nước, không khí, đất đai… nhưng các địa phương lúng túng trong xử lý. Nguyên nhân do phát triển chăn nuôi chưa thực hiện đầy đủ các quy định về bảo vệ môi trường; các công trình xử lý chất thải ở trang trại không được đầu tư xây dựng đạt chuẩn trước khi đưa vào hoạt động…
Cần một quy hoạch phù hợp
Theo một số chủ trang trại chăn nuôi, chăn nuôi quy mô lớn tất nhiên phải có hệ thống xử lý nước thải hoàn chỉnh, nhưng do kinh phí đầu tư không nhỏ (khoảng 20 – 30 tỷ đồng) nên rất ít trang trại có khả năng làm được. Vì vậy, việc xử lý ô nhiễm bấy lâu nay vẫn “giậm chân tại chỗ”. Cũng như nhiều hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, gia đình anh Nguyễn Danh Huấn ở Sóc Sơn (Hà Nội) nuôi gần 100 con lợn tại nhà và toàn bộ chất thải xả chung với hệ thống thoát nước của thôn. Anh Huấn cho biết, tuy cũng nhận thức được việc xả thải ra hệ thống thoát nước chung là gây ô nhiễm môi trường và đã khắc phục bằng sử dụng đệm lót sinh học nhưng vào mùa nóng vẫn bốc mùi hôi thối. Dù biết vậy, nhưng vì chăn nuôi là nguồn thu quan trọng của gia đình nên đành chịu cảnh sống chung với ô nhiễm.
Có thể nói, chăn nuôi nhỏ vẫn là sinh kế của hàng triệu hộ nông dân cả nước hiện nay, việc khắc phục triệt để vấn đề ô nhiễm môi trường vẫn đang là bài toán quá khó. Theo đại diện Cục Chăn nuôi, đối với các cơ sở chăn nuôi lớn, địa phương cần rà soát lại quy hoạch phát triển phù hợp với điều kiện sinh thái, số lượng, chủng loại để không gây quá tải. Đồng thời cần có chính sách hỗ trợ nông hộ xử lý chất thải chăn nuôi quy mô nhỏ hiệu quả hơn như sử dụng biện pháp khí sinh học, kết hợp các công nghệ xử lý chất thải nhằm tạo điều kiện cho các nông hộ vừa tiếp tục chăn nuôi trong khu dân cư, bảo đảm các chỉ tiêu môi trường ở mức độ chấp nhận được.
Đặc biệt, những trang trại xây mới phải nằm trong quy hoạch và xa khu dân cư, phải có hồ sơ thiết kế, đánh giá tác động môi trường trước khi xây dựng. Khi vận hành, nếu không bảo đảm về môi trường, các ngành chức năng phải thẩm định lại dự án. Việc quy hoạch chăn nuôi và rà soát lại quy hoạch cần thực hiện theo định kỳ, thường xuyên…
Xuân Huy
Nguồn: Giáo dục và Thời đại
Theo các chuyên gia, để có thể giảm thiểu ô nhiễm, các địa phương cần tuyên truyền cho người dân về tầm quan trọng của bảo vệ và xử lý môi trường trong chăn nuôi; yêu cầu 100% trang trại và hộ chăn nuôi ký cam kết bảo vệ môi trường cũng là những giải pháp quan trọng. Một số địa phương có tốc độ phát triển mạnh, nhưng chưa có quỹ đất để quy hoạch vùng chăn nuôi xa khu dân cư. Đối với các nơi này, chính quyền địa phương cần quản lý chặt chẽ các hộ chăn nuôi trong khu dân cư, ngoài tuyên truyền, có chế tài xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường…
- cách chăn nuôi li>
- dịch bệnh trong chăn nuôi li>
- thực phẩm sạch li>
- nhà chăn nuôi li>
- phương pháp chăn nuôi li>
- chăn nuôi làm giàu li>
- chăn nuôi gia súc li>
- chăn nuôi hiệu quả li> ul>
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
- Thị trường nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
- Thị trường nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất