Nhiều nông dân châu Âu gấp rút lên kế hoạch nhập số lượng lớn thức ăn chăn nuôi biến đổi gen từ Mỹ và Brazil, do dòng chảy ngô từ Ukraine đang bị cắt đứt.
Nông dân châu Âu đã buộc phải dùng thức ăn chăn nuôi biến đổi gen nhập khẩu từ châu Mỹ do quá phụ thuộc vào nguồn ngô nhập khẩu từ Ukraine, thể hiện qua biểu đồ hiển thị màu cam (7,2 triệu tấn). Nguồn: Bloomberg
Cuộc xung đột và khủng hoảng kéo dài tại Ukraine đã khiến dòng chảy thương mại bị đứt đoạn, buộc các nhà nhập khẩu ngô thường của Ukraine làm thức ăn chăn nuôi phải chuyển sang các lựa chọn thay thế mới là ngô biến đổi gen (ngô GM) từ Mỹ và Brazil. Theo giới quan sát, nếu không nhập khẩu gấp ngô biến đổi gen, nguy cơ đàn gia súc, gia cầm của châu lục này sẽ bị bỏ đói, dẫn tới các khủng hoảng dây chuyền khác trong chuỗi thực phẩm.
Theo Trung tâm An toàn Thực phẩm, ngô không biến đổi gen của Ukraine trước đây vẫn chiếm quá một nửa lượng nhập khẩu của Liên minh châu Âu và hiện đã bị gián đoạn gây thiếu hụt nghiêm trọng. Trong khi đó tại Mỹ, ngô biến đổi gen chiếm tới 92% sản lượng, trong khi tại Brazil tỷ lệ sản xuất ngô biến đổi gen cũng tương đương Mỹ.
Trong hơn một thập kỷ qua, các công ty sản xuất và chế biến thịt ở châu Âu chưa bắt buộc phải dán nhãn sản phẩm thịt động vật được nuôi bằng cây trồng biến đổi gen. Tuy nhiên nhu cầu của người tiêu dùng đã ngày một tăng lên đối với các sản phẩm sữa từ những con bò được nuôi bằng các giống không biến đổi gen.
Theo các chuyên gia phân tích, một khi người dân lục địa già chuyển đổi sang tăng cường an ninh lương thực tránh rơi vào khủng hoảng, thì các quy tắc nhập khẩu cũng sẽ phải nới lỏng. Tại Tây Ban Nha, hiện quốc gia đang rất mong đợi được nhập khẩu ngay các lô hàng ngô biến đổi gen từ Mỹ, Argentina và Brazil trong vòng hai tuần tới. Thậm chí, chính phủ nước này còn gia hạn tạm thời cho phép nhập khẩu nguyên liệu vẫn còn tồn dư một lượng thuốc trừ sâu nhất định để bù đắp cho sản lượng của Ukraine đã bị mất.
Người phát ngôn của CESFAC, hiệp hội các nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi Tây Ban Nha, một trong những khách hàng lớn nhất của Ukraine và Hà Lan cho biết, điều đó sẽ giúp họ tránh khỏi tình trạng thiếu hụt nguyên liệu chế biến thức ăn cho gia súc, gia cầm.
Giá ngô và nhiều loại ngũ cốc khác đã tăng cao sau cuộc tấn công quân sự của Nga vào Ukraine hôm 24/2. Tính đến cuối tháng 3 vừa qua, Ukraine mới xuất khẩu khoảng 6,6 triệu tấn ngô sang liên minh châu Âu theo các hợp đồng trước đó, giảm so với mức trung bình cùng kỳ của 5 năm qua là 7,2 triệu tấn.
Ông Andree Defois, người đứng đầu cơ quan Chiến lược ngũ cốc dự báo, châu Âu sẽ phải nhập khẩu số lượng ít nhất là 800.000 tấn ngô biến đổi gen của Mỹ trong niên vụ này, tỷ lệ nhiều nhất kể từ niên vụ 2017-2018.
“Tính đến thời điểm này, nhiều nông dân chăn nuôi ở Trung Âu và Đan Mạch đang bắt đầu lâm vào tình trạng cạn kiệt nguồn thức ăn từ cây trồng không biến đổi gen”, Ase Andersson, giám đốc truyền thông toàn cầu của tập đoàn sữa khổng lồ Arla, cho biết.
Kim Long
(Bloomberg)
- thực phẩm biến đổi gen li>
- ngô biến đổi gen li>
- biến đổi gene li>
- thức ăn chăn nuôi biến đổi gen li> ul>
- Thiết lập và tăng cường lá chắn miễn dịch cho lợn
- Nuôi bò thịt tuần hoàn, giảm ô nhiễm môi trường, lợi nhuận tăng 29%
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Thịt nuôi cấy có thể trở thành thực phẩm sử dụng rộng rãi trên thế giới
- Bình Thuận: Toàn tỉnh hiện có trên 220 cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung
- FAO: Sản lượng ngũ cốc thế giới năm 2024 dự đoán sẽ giảm nhẹ 0,4%
- Lựa chọn chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà thịt giống
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 12/11/2024
- Pháp: Nâng mức nguy cơ dịch Cúm gia cầm từ trung bình lên cao
- Liên minh Đổi mới ngành công nghiệp thịt heo Trung Quốc-ASEAN chính thức ra mắt
Tin mới nhất
T6,15/11/2024
- Thiết lập và tăng cường lá chắn miễn dịch cho lợn
- Nuôi bò thịt tuần hoàn, giảm ô nhiễm môi trường, lợi nhuận tăng 29%
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Thịt nuôi cấy có thể trở thành thực phẩm sử dụng rộng rãi trên thế giới
- Bình Thuận: Toàn tỉnh hiện có trên 220 cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung
- FAO: Sản lượng ngũ cốc thế giới năm 2024 dự đoán sẽ giảm nhẹ 0,4%
- Lựa chọn chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà thịt giống
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 12/11/2024
- Pháp: Nâng mức nguy cơ dịch Cúm gia cầm từ trung bình lên cao
- Liên minh Đổi mới ngành công nghiệp thịt heo Trung Quốc-ASEAN chính thức ra mắt
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất