Tận dụng quỹ đất bỏ hoang để trồng cỏ, người dân ở thôn Ao Tròn, xã Sơn Tiến (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã đảm bảo được thức ăn cho gia súc trong mùa hè.
- Ngày xưa trồng cỏ nuôi bò, giờ trồng cỏ nuôi dê cũng rất hay
- Nuôi heo, tận dụng nguồn chất thải trồng mía, trồng cỏ nuôi bò
- Bình Định: An Lão đẩy mạnh trồng cỏ chăn nuôi trâu, bò
- Cạnh tranh gay gắt trong phát triển cây nguyên liệu thức ăn chăn nuôi
Bà Phạm Thị Vân nhanh tay thu hoạch cỏ Ghine Mombasa.
Tranh thủ những thời gian hửng nắng, bà Phạm Thị Vân (thôn Ao Tròn, xã Sơn Tiến) lại thoăn thoắt ra đồng thu hoạch cỏ. “Gia đình tôi có 2 sào cỏ. Mùa hè vừa qua, mặc dù nắng nóng có lúc lên đến 35 – 39 độ C nhưng với việc chăm sóc đảm bảo kỹ thuật, diện tích cỏ trồng vẫn xanh tốt và cho thu hoạch đảm bảo thức ăn cho 5 con bò, 2 con hươu” – bà Vân chia sẻ.
Cách đó không xa, bà Phạm Thị Thuận (thôn Ao Tròn, xã Sơn Tiến) đang cho gia súc ăn. Bà tấm tắc: “Sau một hơn tháng gieo trồng, 3 sào cỏ sinh trưởng, phát triển tốt, chiều cao đạt gần 2 m. Trồng một lần mà có thể thu hoạch đến 5 năm. Mỗi ngày tôi chỉ cần dành ít thời gian cắt cho bò ăn, không phải tốn công chăn thả như trước. Nhờ có nguồn thức ăn dồi dào, giàu chất dinh dưỡng, đàn bò 5 con của gia đình phát triển béo khỏe, cho xuất chuồng 2 lứa/năm, mỗi lứa 3 con. Loại cỏ này gia súc rất thích ăn nhưng lại không tốn công chăm sóc”.
Nhờ chủ động nguồn cỏ cho gia súc, ông Nguyễn Kế Hoạch (thôn Ao Tròn, xã Sơn Tiến) tiết kiệm chi phí cho thức ăn chăn nuôi.
“Trong bối cảnh giá thức ăn đang tăng cao thì việc tham gia trồng cỏ sẽ giảm chi phí mà vẫn đảm bảo lượng và chất của bữa ăn cho đàn gia súc, vật nuôi. Nếu như trước kia, khi chưa tự sản xuất, mỗi ngày, gia đình phải chi ra hơn 200.000 đồng/tạ cỏ cho trâu bò nhưng nay thì không cần nữa” – ông Nguyễn Kế Hoạch (thôn Ao Tròn, xã Sơn Tiến) phấn khởi nói.
Cánh đồng cỏ này là một trong những chương trình thuộc dự án Dự án “Hỗ trợ Việt Nam thực hiện Thỏa thuận Paris tại Hà Tĩnh” (Dự án SIPA Hà Tĩnh). Theo Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh, để giải quyết sự thiếu hụt thức ăn cho gia súc trong mùa khô và sử dụng đất hiệu quả hơn, Dự án SIPA Hà Tĩnh đã triển khai xây dựng mô hình “Trồng cỏ chịu hạn phục vụ chăn nuôi” tại thôn Ao Tròn, xã Sơn Tiến với 31 hộ tham gia (diện tích 2,6 ha). Dự án do Trung tâm Khuyến nông tỉnh phối hợp với Tổ chức Nghiên cứu Nông lâm Quốc tế (ICRAF Việt Nam) thực hiện với mục tiêu chuyển đổi diện tích đất màu sản xuất không hiệu quả sang trồng giống cỏ chịu hạn, có giá trị dinh dưỡng cao phục vụ chăn nuôi.
Mô hình đã thay đổi tư duy sản xuất cho nông dân địa phương trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, thay đổi hình thức sản xuất.
Dự án được triển khai từ tháng 2/2021, dự án SIPA Hà Tĩnh đã hỗ trợ các hộ dân tham gia 100% cỏ giống, 50% phân bón cho toàn bộ diện tích trồng. Trong quá trình triển khai, 2,6 ha đất khô cằn đã được quy hoạch lại thành vùng trồng cỏ chịu hạn. Giống cỏ được đưa vào trồng là giống cỏ Ghine Mombasa (cỏ sả lá lớn). Đây là một trong những giống cỏ sả tốt, non, mềm và phát triển nhanh, có khả năng chịu hạn tốt.
Cỏ Ghine Mombasa có giá trị dinh dưỡng cao, hàm lượng protein thô trung bình từ 8 – 14 %. Sau 40 – 45 ngày kể từ ngày gieo, các hộ có thể thu được lứa cỏ đầu tiên. Thời gian khai thác dài, từ 5 – 6 năm mới phải trồng lại. Chu kỳ thu hoạch của cỏ dao động từ 20 – 30 ngày.
Ngoài ra, các hộ còn được tập huấn về kỹ thuật trồng cỏ, chăm sóc, bón phân, thu cắt cỏ cho gia súc ăn; kỹ thuật phòng trừ các đối tượng sâu, bệnh hại…
Bà con thôn Ao Tròn, xã Sơn Tiến không còn lo thiếu thức ăn cho gia súc vào mùa nắng hạn.
Sau gần 2 năm triển khai, năng suất cỏ tươi bình quân của mô hình ổn định khoảng 12 – 15 tấn/1.000m2/năm, năng suất cỏ khô từ 3,2 – 5 tấn/1.000m2/năm.
Đặc biệt, loài cây này là giải pháp ứng phó với thời tiết nắng nóng khắc nghiệt của những ngày hè ở vùng núi. Đồng cỏ xanh tốt quanh năm, thích nghi tốt với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng tại xã Sơn Tiến. Hiện nay, các hộ tham gia dự án đã tỉa thưa để mở rộng diện tích và chia sẻ giống với 18 hộ khác trong xã với diện tích mở rộng thêm là 7.820 m2.
Dẫn chúng tôi đi thăm đồng, Bí thư Chi bộ thôn Ao Tròn Nguyễn Duy Sinh chia sẻ: “Người dân nhận thấy được hiệu quả của việc trồng cỏ nên đã tích cực mở rộng diện tích. Nhiều hộ đã biết tận dụng diện tích và trồng xen vào các hàng cây ăn quả hay các bậc thang để vừa có cỏ chăn nuôi, lại giúp giảm thiểu xói mòn đất và tăng khả năng che phủ cho đất. Hiện nay, người dân tiếp tục tiến hành chăm sóc và tỉa thưa cỏ, sẽ đảm bảo tránh được bệnh hại vào mùa mưa, giúp mô hình ngày càng bền vững”.
Cẩm Hoà
Nguồn: Báo Hà Tĩnh
- trồng cỏ nuôi bò li> ul>
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất