Nông dân nuôi lợn lọt top đại gia giàu nhất Trung Quốc như thế nào? - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 62.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 60.000 - 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 61.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 63.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 62.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Khánh Hòa 60.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 61.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi TP. Hồ Chí Minh 62.000 đ/kg
    •  
  • Nông dân nuôi lợn lọt top đại gia giàu nhất Trung Quốc như thế nào?

    Dịch tả lợn châu Phi đẩy giá thịt lợn tại Trung Quốc vọt lên mức kỷ lục và giúp tài sản của vợ chồng doanh nhân Qin Yinglin tăng 300% lên 14 tỷ USD.

     

    Trong danh sách những người giàu nhất Trung Quốc do tổ chức Hurun Report vừa công bố, vợ chồng Qin Yinglin và Qian Ying – chủ sở hữu hãng thực phẩm Muyuan Foodstuff – xếp thứ 15. Ước tính trong vòng một năm qua, tổng tài sản họ sở hữu tăng tới 300% lên 14 tỷ USD. Trong khi đó, tạp chí Forbes xác định tài sản của hai vợ chồng là 13,7 tỷ USD.

     

    Muyuan Foodstuff – trụ sở tại tỉnh Hà Nam và niêm yết trên Sàn giao dịch Thượng Hải – là công ty sản xuất thịt lợn lớn thứ hai tại Trung Quốc. Theo Bloomberg, tài sản của vợ chồng doanh nhân Qin Yinglin phình to bởi trong vòng một năm qua, giá cổ phiếu của Muyuan Foodstuff tăng 235,6%.

     

    Công ty này ăn nên làm ra và tài sản của vợ chồng doanh nhân Qin Yinglin tăng chóng mặt nhờ cuộc khủng hoảng thịt lợn tại Trung Quốc. Từ tháng 8/2018, dịch tả lợn châu Phi bùng lên tại Trung Quốc và nhanh chóng lan ra 31 tỉnh thành. Khoảng 200 triệu con lợn – chiếm gần 50% tổng số lợn ở Trung Quốc – đã chết hoặc bị tiêu hủy.

    Nông dân nuôi lợn lọt top đại gia giàu nhất Trung Quốc như thế nào?

    Cuộc khủng hoảng thịt lợn Trung Quốc đã giúp tài sản của vợ chồng tý phú Qin Yinglin tăng vọt. Ảnh: Reuters. Quyết tâm từ nhỏ

     

    Đại dịch này khiến giá thịt lợn tăng vọt tại Trung Quốc. Giá tăng 27% trong tháng 7 và 47% trong tháng 8 vừa qua và hiện dao động ở mức 7,5 USD/kg. Chính quyền bốn tỉnh thành ở nước này đã phải xả kho dự trữ thịt lợn đông lạnh để ổn định giá cả và trấn an tâm lý người tiêu dùng. Trong tháng 9, gần 30.000 tấn thịt lợn dự trữ quốc gia được xả kho và bán ra thị trường.

     

    Theo các chuyên gia nông nghiệp Trung Quốc, dịch tả lợn châu Phi đã san bằng hàng loạt trang trại chăn nuôi lợn quy mô nhỏ ở nước này. Ngược lại, các doanh nghiệp lớn như Muyuan Foodstuff lại hưởng lợi nhờ nguồn lực tài chính dồi dào.

     

    “Dịch bệnh rất dễ tấn công các trang trại chăn nuôi quy mô nhỏ. Ngược lại, các trang trại lớn, hiện đại hoàn toàn đủ khả năng chống dịch”, các nhà phân tích của Changjiang Securities giải thích. Hồi tháng 3/2019, doanh nhân Qin Yinglin cũng cho biết các trang trại và xe chở hàng của ông luôn được tẩy trùng.

     

    Nguồn thức ăn cho lợn được làm sạch bằng công nghệ, trong khi bầu không khí các trang trại cũng được lọc. Nhờ đó, Muyuan Foodstuff luôn duy trì nguồn cung thịt lợn ổn định và thắng lớn về tài chính.

    Nông dân nuôi lợn lọt top đại gia giàu nhất Trung Quốc như thế nào?

    Muyuan Foodstuff của tỷ phú Qin Yinglin sở hữu các trang trại chăn nuôi lợn lớn và hiện đại nên dễ dàng đối phó với dịch tả lợn châu Phi, trong khi các trang trại nhỏ ở Trung Quốc điêu đứng. Ảnh: CNN.

     

    Để có được cơ ngơi đồ sộ và khối tài sản khổng lồ như hiện nay, doanh nhân Qin Yinglin, 54 tuổi, đã trải qua không ít gian nan. Ông sinh tại huyện Nội Hương thuộc Nam Dương, tỉnh Hà Nam. Ông nổi tiếng thông minh từ nhỏ, học rất giỏi. Khi học cấp ba, Qin Yinglin khuyên cha nuôi lợn để cải thiện cuộc sống.

     

    Nghe lời con trai, cha của Qin Yinglin dồn tiền bạc nuôi 20 con lợn, nhưng thời tiết giá lạnh khiến chúng chết sạch. Sau này, khi trả lời phỏng vấn báo chí, Qin Yinglin kể bi kịch đó ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của ông. Khi đó, ông luôn nung nấu một suy nghĩ: phải đi học đại học đào tạo ngành chăn nuôi lợn để học kỹ thuật nuôi lợn và giúp cha.

     

    Khởi đầu với 22 con lợn

     

    Học xong cấp ba, Qin Yinglin theo học tại Đại học Nông nghiệp Hà Nam. Sau khi lấy bằng cử nhân năm 1989, ông vào làm tại một công ty thực phẩm ở Nam Dương.

     

    Nhưng đam mê chăn nuôi lợn bám chặt lấy ông. Qin Yinglin và vợ trở lại quê nhà, cùng nhau thành lập công ty thực phẩm Muyuan Foodstuff. Để làm được điều đó, ông phải vay hàng chục nghìn NDT từ người thân và bạn bè.

     

    Gọi là công ty, nhưng hai vợ chồng khởi đầu với việc chăn nuôi 22 con lợn. Qin Yinglin tận dụng những kiến thức thu thập được trên ghế nhà trường và từ các tài liệu nước ngoài để thiết kế và tổ chức trang trại chăn nuôi lợn của mình một cách hiệu quả.

     

    Những tháng đầu tiên, vợ chồng ông đối mặt với rất nhiều khó khăn khi hàng chục con lợn chết vì bệnh. Rút kinh nghiệm và nghiên cứu các phương pháp chăn nuôi mới, vợ chồng Qin Yinglin dần dần thành công.

    Nông dân nuôi lợn lọt top đại gia giàu nhất Trung Quốc như thế nào?

    Tỷ phú chăn nuôi lợn Qin Yinglin, người sở hữu khối tài sản 14 tỷ USD. Ảnh: Sohu.

     

    Trong hai năm sau đó, đàn lợn của họ tăng từ 22 con lên 2.000 con. Đến năm 1997, trang trại của họ đã có 10.000 con lợn. Những năm sau đó, Muyuan Foodstuff ngày càng lớn mạnh, Qin Yinglin trở nên nổi tiếng trong giới kinh doanh nông nghiệp Trung Quốc.

     

    Năm 2009, Qin Yinglin là đại diện duy nhất của ngành nông nghiệp Trung Quốc được mời đến Bắc Kinh để báo cáo với Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo về ngành chăn nuôi lợn. Nhờ đó, Qin Yinglin vay được 80 triệu USD từ quỹ chính phủ để mở rộng hoạt động kinh doanh. Đến năm 2015, ông đã trở thành tỷ phú USD với khối tài sản 1,2 tỷ USD.

     

    Qin Yinglin thường nói: “Làm gì cũng vậy, để thành công luôn cần có quá trình phấn đấu và một tinh thần ngoan cường”. Ông mô tả bản thân là người “khởi đầu từ một nơi bình thường, không ngại khó ngại khổ”.

     

    “Luôn có cơ hội cho bất kỳ ai sẵn sàng nắm bắt, và chăm chỉ làm việc là điều quan trọng nhất”, doanh nhân sở hữu khối tài sản 14 tỷ USD khẳng định.

     

    Minh Phụng

    Nguồn: New Zing

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.