Trải qua khá nhiều nghề để kiếm sống như thợ may, thợ mộc, lái xe…, nhưng cuối cùng nông dân Phạm Ngọc Thủy ở thôn Sào Thượng, xã Lạng Phong (Nho Quan, Ninh Bình) lại chọn mô hình nuôi chim bồ câu Pháp để phát triển kinh tế. Không phụ công người, đến nay, mô hình nuôi chim bồ câu đã mang lại cho gia đình anh Thủy nguồn thu nhập từ 150-200 triệu đồng/năm.
Đến thăm trang trại chăn nuôi của anh Thủy, ấn tượng đầu tiên đối với chúng tôi là hàng nghìn cặp chim bồ câu được nuôi nhốt rất khoa học. Anh Thủy chia sẻ, ngày đầu gia đình tôi chỉ nuôi thử 40 cặp bồ câu, đến nay cả đàn có 1.500 cặp sinh sản, tất cả đều là giống của Pháp.
Việc nuôi chim bồ câu Pháp của gia đình anh Thủy bắt đầu từ năm 2014. “Lúc đó tôi đã 40 tuổi và trải qua khá nhiều công việc khác nhau. Những nghề tôi đã làm nào là thợ may, thợ mộc, lái xe… tuy mang lại thu nhập ổn định, song không thể làm giàu.
Vì vậy, tôi trăn trở tìm cách làm giàu khác ngay trên quê hương mình. Sau khi biết được hiệu quả mô hình nuôi chim bồ câu Pháp qua phương tiện truyền thông và tham quan nhiều mô hình thực tế khác, nhận thấy đây là hướng đi phù hợp với điều kiện gia đình và có nhiều triển vọng, tôi quyết định đầu tư 20 triệu đồng xây dựng chuồng trại và mua 40 cặp bồ câu về nuôi thử”- anh Thủy chia sẻ. Tuy nhiên, thực tế khó khăn hơn nhiều so với hình dung ban đầu của anh về nghề nuôi chim bồ câu.
Do chưa có kiến thức am hiểu về đặc tính, thức ăn, quá trình sinh trưởng, phòng, chống dịch bệnh… của giống bồ câu này nên ban đầu việc chăn nuôi của anh Thủy gặp khá nhiều khó khăn. Nhiều khi trứng chim đang ấp bị ung hoặc chim non bị chết, ngay cả đến bồ câu thịt vốn khỏe mạnh mà bỗng nhiên cũng bị bệnh…
Do không phát hiện và điều trị kịp thời nên lượng chim chết khá nhiều gây tổn thất lớn về giống. Khó khăn chồng chất khó khăn, song anh Thủy vẫn không nản và quyết tâm điều chỉnh lại quy trình chăn nuôi.
Để việc chăn nuôi đảm bảo khoa học, anh Thủy dành nhiều thời gian hơn để quan sát, ghi chép thông tin về mọi thay đổi, thói quen của loài chim này. Đồng thời, anh còn tìm kiếm thông tin về loài chim này qua sách báo, mạng Internet và học hỏi kinh nghiệm của những người nuôi khác…, từ đó rút ra những kinh nghiệm quý cho bản thân.
Từ kiến thức thực tiễn có được, anh Thủy áp dụng vào mô hình của gia đình mình một cách bài bản. Không phụ công người, chỉ sau một thời gian, đàn chim bồ câu của gia đình anh sinh trưởng, phát triển tốt, số chim giống tăng lên. Hiện nay, trong số 1.500 đôi chim giống thì có trên 600 đôi đang đẻ. Với nguồn giống dồi dào, anh Thủy vừa chăm sóc, vừa nuôi bán chim thịt và bán cả chim giống.
Giá bồ câu khá ổn định, bồ câu thịt là 110 nghìn đồng/cặp, giá bồ câu giống là 200 nghìn đồng/cặp, riêng bồ câu đẻ thì có giá 500 nghìn đồng/cặp… Mỗi tháng, thu nhập từ nuôi chim bồ câu là 40 triệu đồng, trừ chi phí, anh Thủy thu lãi 20 triệu đồng.
Anh Thủy cho biết, nuôi bồ câu không vất vả, cũng không quá khó khăn. Song muốn thành công thì yếu tố quan trọng nhất là người nuôi phải kiên trì, tỉ mỉ và có sự đầu tư khoa học vào chuồng trại, thức ăn. Mặc dù sống bầy đàn, song bồ câu cần không gian thoáng mát, ánh sáng đầy đủ, sạch sẽ và nước uống phải đều đặn. Bồ câu ăn nhiều, thường ăn thức ăn có sẵn như lúa, gạo…
Riêng chim bồ câu Pháp, là loại rất ít dịch bệnh, tuy nhiên việc vệ sinh chuồng trại vẫn phải được chú ý và thực hiện một tuần/lần. Chim nuôi 6 tháng là bắt đầu sinh sản, một cặp bồ câu có thể đẻ tới 7-8 lứa/năm, mỗi lứa 2 trứng/một ổ.
Thời gian từ khi chim ấp đến khi chim non ra ràng là 28 ngày và đến khi có thể bán là 45 ngày. Thị trường tiêu thụ chim bồ câu rất lớn, từ ngày nuôi đến nay, chưa khi nào anh Thủy phải lo lắng tìm kiếm khách hàng, bởi bồ câu Pháp là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, thơm ngon lại có giá thành vừa phải.
Nguyễn Hùng
Nguồn: Báo Ninh Bình
- chăn nuôi hiệu quả li>
- mô hình chăn nuôi hiệu quả li>
- mô hình chăn nuôi khép kín li>
- nuôi chim bồ câu pháp li> ul>
3 Comments
Để lại comment của bạn
- Trại chim công đẹp trên đất B’Lao
- Anh kỹ sư xây dựng thành công thương hiệu yến sào trên vùng đất khó
- Ông Cường “vượt bão” thành nông dân xuất sắc Việt Nam
- Hành trình chinh phục khát vọng khoa học
- Thanh Hóa: Làm kinh tế giỏi từ chăn nuôi thỏ hộ gia đình
- Tỷ phú nông dân nhờ nuôi gà lai chọi
- Tỷ phú Sừng Sừng Khai nơi Ngã ba biên giới
- Lãi tiền tỷ từ mô hình trang trại
- Trang trại bò, vịt lớn nhất đất mỏ
- Người tạo nên thương hiệu ‘vịt Nam Lai’
Tin mới nhất
T4,25/12/2024
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Đồng Nai: Heo hơi tăng giá, đảm bảo nguồn cung Tết Nguyên đán 2025
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
- Nâng tầm giá trị thương hiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam: Cần gỡ bỏ nút thắt
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Trại chim công đẹp trên đất B’Lao
- Anh kỹ sư xây dựng thành công thương hiệu yến sào trên vùng đất khó
- Ông Cường “vượt bão” thành nông dân xuất sắc Việt Nam
- Hành trình chinh phục khát vọng khoa học
- Thanh Hóa: Làm kinh tế giỏi từ chăn nuôi thỏ hộ gia đình
- Tỷ phú nông dân nhờ nuôi gà lai chọi
- Tỷ phú Sừng Sừng Khai nơi Ngã ba biên giới
- Lãi tiền tỷ từ mô hình trang trại
- Ứng dụng công nghệ nâng cao chất lượng chăn nuôi dê thịt
- Khá lên nhờ nuôi cầy vòi hương
- Quảng Ngãi: “Ngân hàng heo giống” mang lại hiệu quả cho nông dân nghèo
- Hiệu quả ứng dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi gà
- Thu bạc triệu từ nuôi chim bồ câu
- Ia H’Drai (Kon Tum): Hỗ trợ người dân phát triển mô hình chăn nuôi hươu sao
- Hà Tĩnh: Nhân rộng mô hình nuôi chồn hương
- Mật ngọt từ ong dú
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Cho tôi xin số điện thoại để liên hệ ạ
Cho mình sđt để liên hệ với a thuỷ để làm mo hình này ạ
cho xin sdt của a chủ trại với ạ