Nông dân Sa Pa ‘căng mình’ chống rét cho trâu - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 62.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 60.000 - 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 61.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 63.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 62.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Khánh Hòa 60.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 61.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi TP. Hồ Chí Minh 62.000 đ/kg
    •  
  • Nông dân Sa Pa ‘căng mình’ chống rét cho trâu

    Tết đã đến rất gần nhưng người dân ở các xã vùng cao của thị xã Sa Pa (Lào Cai) như: Sa Pả, Trung Chải, Tả Phìn, Bản Khoang, Tả Giàng Phình vẫn “căng mình”chống rét cho trâu, bởi thời tiết giá rét khắc nghiệt ở Sa Pa và lại thêm đợt rét mới đang tràn về.

    Nông dân Sa Pa ‘căng mình’ chống rét cho trâu

    Người dân Sa Pa di chuyển trâu xuống vùng thấp tránh rét hại, bảo vệ đàn gia súc.

     

    Chỉ còn gần hai tuần nữa là Tết Nguyên đán nhưng thời tiết ở Sa Pa vẫn rét đậm, rét hại, thường xuyên ở mức 10-12 độ C, những hôm có mưa, nhiệt độ xuống còn 7-9 độ C. Rét lạnh kéo dài, kèm theo sương muối làm tàn lụi cây cỏ, thiếu thức ăn tự nhiên, sức đề kháng kém làm trâu, bò chết hàng loạt, rất khó cứu vãn. Ngay cả khi nắng ấm lên, kết thúc đợt rét kéo dài thì trâu vẫn bị chết hàng loạt, rất khó cứu chữa do bị bệnh “cước chân”, tụ huyết trùng…

     

    Để cứu đàn trâu là đầu cơ nghiệp, là “túi tiền” của mình, nhiều nông dân vùng cao Sa Pa chọn cách “sơ tán” trâu xuống vùng thấp tránh rét, cũng rất hiệu quả. Vì vậy, ở khu vực vùng thấp sát TP Lào Cai và huyện Bát Xát, như Cốc San, Toòng Sành và khu vực hạ huyện Sa Pa như: Nậm Cang, Thanh Phú, Nậm Sài… “mọc” lên rất nhiều lán trại tạm, là nơi bà con quây nhốt trâu và sinh hoạt thường ngày trong thời gian sơ tán trâu tránh rét.

    Nông dân Sa Pa ‘căng mình’ chống rét cho trâu

    Lui cui nhóm lửa chuẩn bị bữa tối, anh Má A Phó, dân tộc Dao, ở thôn Má Tra, xã Sa Pả (thị xã Sa Pa) cho biết, gia đình có năm con trâu, rét quá, cỏ tàn lụi hết, không có cái ăn, vợ chồng anh phải di chuyển đàn trâu xuống khu vực Toòng Sành, cách nhà hơn 20 km để tránh rét và kiếm cỏ cho trâu ăn. Hằng ngày, vợ anh là Thào Thị Sồng ở lại chăn trâu, còn anh đi xe máy về nhà ở Má Tra để chăm sóc mấy sào cây dược liệu Actiso và trông coi nhà cửa, tối đến lại “phi” xe máy xuống Toòng Sành để cùng vợ giữ đàn trâu ở nơi sơ tán. “Con trâu là sức kéo và tài sản lớn nên dù có vất vả nhưng bảo vệ được nó trong mùa rét khắc nghiệt ở vùng cao thì mình cũng cố gắng”- anh Phó bộc bạch.

     

    Cạnh lán trại nhà anh Phó là “nhà tạm” của chị Giàng Thị Vư, dân tộc H’Mông, bằng cọc tre đóng xuống nền đất, mái lợp bằng ni-lông, vách quây bằng bạt dứa xanh đỏ, kín gió. Trong nhà tạm ấy có chiếc phản gỗ trải chiếu nằm và chăn, mùng cùng với nồi niêu, xoong chảo, bát đĩa… Chị Vư cũng ở xã Sa Pả, cùng anh Phó “lùa” trâu sơ tán xuống cách đây hơn một tháng. Gia đình chị có bốn con trâu, nhờ sơ tán xuống vùng thấp, thời tiết ấm áp và có nhiều thức ăn tự nhiên nên đàn trâu khỏe mạnh, phát triển tốt.

    Chị Giàng Thị Vư chăm sóc đàn trâu của gia đình.

     

    Mùa đông ở Sa Pa thường rất lạnh và kéo dài, vì thế Tết đã gần rồi, nhưng dọc hai bên quốc lộ 4D, ở khu vực xã Toòng Sành và Cốc San thuộc huyện Bát Xát và khu vực giáp ranh với TP Lào Cai xuất hiện rất nhiều lán tạm bằng cây rừng, lợp vải dứa ni-lông. Đó là chỗ ở tạm của đồng bào và nơi nhốt trâu sơ tán tránh rét. Cứ ba, bốn gia đình quây lại một khu để tiện cho việc chăn thả và bảo vệ gia súc, đông nhất là dân ở xã Trung Chải, huyện Sa Pa, kế đến là dân ở hai xã Sa Pả và Tả Phìn…

     

    Chủ tịch UBND xã Trung Chải cho biết, toàn xã có gần 900 con trâu. Vụ rét năm 2008, do bị động nên bị chết rét gần hết. Được tỉnh và các tổ chức nhân đạo hỗ trợ gây dựng lại đàn trâu, ngay từ đầu mùa đông, xã vận động bà con tích cực thực hiện các biện pháp phòng, chống rét. Thị xã Sa Pa đã hỗ trợ kinh phí cho người dân sửa chữa, cải tạo và làm mới chuồng nuôi nhốt gia súc. Hầu hết các gia đình đều có chuồng trại, khoảng 1/2 số hộ đã sơ tán trâu xuống khu vực Toòng Sành, Cốc San, TP Lào Cai để tránh rét. Đến nay, toàn xã Trung Chải đã bảo đảm an toàn cho đàn gia súc qua các đợt rét đậm, rét hại, có lúc nhiệt độ xuống đến 3-4 độ C, kể từ đầu mùa đông đến nay.

     

    Bà Trần Thị Lan Hương, Phó phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sa Pa cho biết, đến nay đã có 1.000 con trâu được người dân di chuyển xuống vùng thấp để tránh rét, nhờ vậy đàn trâu được bảo vệ, chống rét tốt hơn. Nhìn đàn trâu hàng trăm con được sơ tán xuống vùng thấp ấm áp để tránh rét, ung dung gặm cỏ, con nào cũng khỏe, không xác xơ, rúm dó như ở trên núi cao rét buốt, rất mừng. Mong cho cái rét sớm qua đi, để cuộc sống của đồng bào vùng cao Sa Pa không bị xáo trộn, bình yên như thường ngày.

     

    BÀI VÀ ẢNH: QUỐC HỒNG

    Nguồn: Báo Nhân Dân

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.