Hơn 1 năm qua, người chăn nuôi ở Bảo Thắng (Lào Cai) đã tìm những cách làm, hướng đi mới tự cứu mình để vượt qua “cơn bĩ cực” khi giá bán sản phẩm sụt giảm nghiêm trọng.
Anh Lương Bá Hoành, ở tổ dân phố số 1, thị trấn Phong Hải tự hào với cơ ngơi mới xây dựng. Đó là ngôi nhà hai tầng, kiến trúc villa hiện đại, phía trước là khoảng sân, vườn rộng, nhìn ra ao, trông thật hữu tình. Điều tự hào hơn là cơ ngơi ấy có được từ cái “nghiệp” nuôi lợn mà anh theo đuổi đã 10 năm. Năm 2007, anh Hoành bắt đầu chuyển hướng từ trồng ngô sang tập trung nuôi lợn và ngay trong năm 2017, anh đã lãi 70 triệu đồng. Quy mô được mở rộng dần, mấy năm gần đây, năm nào anh Hoành cũng xuất bán từ 60 đến 80 tấn lợn thịt, ngoài ra còn hàng trăm con lợn giống. Giống như những trang trại khác, anh Hoành sớm tính đến việc chủ động con giống để chăn nuôi, hiện gia đình có 50 con lợn nái và lợn đực giống, chủ yếu là giống ngoại. Từ đầu năm đến nay, anh Hoành đã xuất bán được 65 tấn lợn thịt, dự kiến từ nay đến Tết Nguyên đán sẽ xuất bán thêm khoảng 15 đến 20 tấn.
Anh Mỹ gặt hái thành công từ mô hình chăn nuôi của gia đình.
Trong đợt “vỡ giá” lợn vừa qua, anh Hoành nhẩm tính gia đình thua lỗ khoảng 700 triệu đồng, nhưng anh thấy mừng, vì cho rằng mức lỗ này còn thấp. Đến thời điểm hiện tại, nhờ biết căn cơ mà việc chăn nuôi của gia đình bắt đầu chạm mức có lãi. Anh Hoành phân tích, hiện giá lợn thịt trên thị trường Bảo Thắng đang khoảng từ 27.000 – 28.000 đồng/kg, trong khi đó lợn của gia đình anh xuất chuồng không dưới 33.000 đồng/kg. Hồi đầu năm, giá lợn thịt xuống mức kỷ lục là 17.000 đồng/kg nhưng anh Hoành vẫn bán được giá 23.000 đồng/kg. Để ứng phó với “cơn bão giá”, anh Hoành đã lên phương án kỹ lưỡng, đó là cắt giảm nhân công, thay đổi cơ cấu thức ăn của lợn. Trong chuồng lúc nào cũng có vài trăm đầu lợn, nhưng vợ chồng anh Hoành lo toàn bộ các khâu chăn nuôi, từ nhập thức ăn, xay cám, ngô, đến chăm sóc lợn thịt, lợn nái và lợn giống. Trong khi nhiều trang trại vẫn cho ăn thẳng cám công nghiệp có chi phí cao thì anh Hoành nhập về kho vài chục tấn ngô để xay và trộn với cám cho lợn ăn nhằm giảm chi phí đầu vào. “Bây giờ, nhiều hộ chăn nuôi bán giá 36.000 đồng/kg mới có lãi, nhưng tôi chỉ cần bán 33.000 đồng/kg là có lãi rồi. Cho lợn ăn cám trộn ngô, nên chất lượng thịt ngon hơn, khách hàng chấp nhận mua cao hơn 5 đến 7 giá là vì thế. Hiện, gia đình còn khoảng 15 tấn lợn trong chuồng, nhưng khách đã đăng ký, nếu gần Tết Nguyên đán, giá lợn thịt trên thị trường là 30.000 đồng/kg, họ sẵn sàng mua của tôi với giá 35.000 – 36.000 đồng/kg”, anh Hoành nói.
Anh Trịnh Văn Mỹ, sinh 1978, hiện đang là chủ trang trại tổng hợp rộng 10 ha tại xã Sơn Hải (Bảo Thắng). Không có gì đáng nói nếu mô hình của anh Mỹ chỉ trồng rừng hay nuôi gia cầm, nuôi gia súc, ở đây anh đã chọn lối đi riêng cho mình, đó là trồng rừng, nuôi bồ câu Pháp, gà đen và đặc biệt là vịt trời. Mới được 2 năm, nhưng anh Mỹ đã có nhiều kinh nghiệm nuôi vịt trời và đang thành công từ mô hình chăn nuôi này. Hiện, mỗi tháng anh xuất bán khoảng 700 – 800 con vịt, đặc biệt có những tháng, anh bán được từ 2.000 – 3.000 con với giá từ 150.000 – 170.000 đồng/con. Điều đặc biệt, anh Mỹ đã nhân giống vịt trời thành công tại trang trại của mình, không chỉ phục vụ sản xuất, mà còn xuất bán cho khách hàng nhiều nơi. Chính bởi kinh doanh mặt hàng “không giống ai” mà việc tiêu thụ sản phẩm của anh Mỹ rất thuận lợi. Chi phí đầu tư thức ăn của trang trại anh Mỹ được tính toán ở mức thấp nhất. Hằng ngày, anh Mỹ trực tiếp chở vịt trời, gà đen lên thành phố Lào Cai bán, rồi mua gom bã đậu và ngô về làm thức ăn cho vật nuôi. Trộn bột ngô với bã đậu ủ chua cho cả vịt, gà, bồ câu ăn, chi phí vừa rẻ mà chất lượng thịt lại được người tiêu dùng chấp nhận. Anh Mỹ đang dự định mở rộng thêm quy mô chăn nuôi trong thời gian tới và đối tượng chăn nuôi cũng sẽ phong phú hơn, nhưng nuôi con gì thì anh chưa bật mí.
Mô hình chăn nuôi điển hình thứ 3 mà chúng tôi muốn nói tới là trang trại rộng hơn 10 ha của ông Hoàng Trung Kiên tại thôn Mom Đào 2, xã Thái Niên (Bảo Thắng). Năm 2016, ông Kiên mua 15 con ngựa bạch về chăn nuôi với giá khoảng 60 triệu đồng/đôi, sau 1 năm, ngựa của trang trại bán được từ 80 đến 90 triệu đồng/con, hiện ông Kiên đã bán 10 con và đang chuẩn bị nhập thêm. Ông Kiên cho biết, hiện thị trường ngựa bạch vẫn đang rất thịnh, nhiều người đặt mua nhưng không đủ ngựa bán. Tuy nhiên, để tránh rủi ro, ông Kiên vẫn vừa làm vừa “nghe ngóng”, cân nhắc, chưa vội vàng mở rộng quy mô. Ông Kiên cho biết, dù có diện tích đất rộng nhưng ông không nuôi gà, lợn vì thấy nhiều người nuôi rồi, nên tìm loài vật ít người nuôi để không bị khó khăn khi tìm đầu ra. Ngoài ngựa bạch, hiện trang trại của ông Kiên còn cung cấp ra thị trường hàng tấn cá các loại mỗi năm; cùng với đồi rừng, trang trại của gia đình ông còn có 1.500 cây mít Thái, 400 cây bưởi da xanh, 500 cây chanh…
Hiện, huyện Bảo Thắng có 322 trang trại chăn nuôi, trong đó 221 trang trại nuôi lợn, 97 trang trại nuôi gia cầm, 4 trang trại nuôi đại gia súc và vật nuôi khác. Sự mất cân đối ở đây khá rõ rệt, một phần do người dân làm theo phong trào, một phần do người dân thiếu những thông tin mang tính định hướng, phân tích thị trường. Vì thế, trong khi Nhà nước chưa có các gói hỗ trợ trực tiếp thì nhiều nông hộ, chủ trang trại đã linh hoạt tự cứu lấy mình và đó cũng là điều đáng khuyến khích trong thời điểm này.
Cao Cường
Nguồn: Báo Lào Cai
- chăn nuôi hiệu quả li>
- mô hình chăn nuôi hiệu quả li>
- giải cứu heo li>
- nhà chăn nuôi li> ul>
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Tập đoàn Nhật Sojitz khai trương nhà máy chế biến thịt bò mát 10.000 tấn tại Tam Đảo
Tin mới nhất
CN,22/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất