Nông nghiệp hữu cơ: Không phải chuyện dễ... - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 61.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 58.000 - 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 60.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 62.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 60.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đắk Lắk 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 59.000 - 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 60.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi TP. Hồ Chí Minh 61.000 đ/kg
    •  
  • Nông nghiệp hữu cơ: Không phải chuyện dễ…

    [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Nông nghiệp hữu cơ còn được hiểu là ngành nông nghiệp sản xuất ra nông phẩm sạch. Từ xa xưa, ông cha ta đã phát triển một hệ thống sản xuất khép kín: Vườn, Ao, Chuồng (VAC). Đây có thể coi như là nông nghiệp hữu cơ ở mức thấp. VAC cơ bản là tốt nhưng không phải lúc nào cũng cho sản phẩm sạch, hợp vệ sinh.

    Nông nghiệp hữu cơ: Không phải chuyện dễ...

    Nông nghiệp hữu cơ còn hạn chế do nhiều nguyên nhân

     

    Trên nhiều phương tiện thông tin gần đây, thấy nói nhiều về nông nghiệp hữu cơ. Trong lúc nhiều người bức xúc với chuyện thực phẩm không sạch thì những thông tin này rất được dư luận chú ý. Nhiều sản phẩm trên thị trường như rau củ quả, hoa, sữa… được phong cho là hữu cơ. Người tiêu dùng nhiều khi quáng mắt vì quảng cáo!

     

    Vậy nông nghiệp hữu cơ là gì?

     

    Theo FAO thì nông nghiệp hữu cơ có thể được định nghĩa như sau: “Là một hệ thống kỹ thuật nuôi trồng kết hợp hướng đến sự bền vững, tăng cường độ phì của đất và sự đa dạng sinh học. Nông nghiệp hữu cơ cấm sử dụng thuốc trừ sâu bệnh tổng hợp, thuốc kháng sinh, phân bón tổng hợp, sinh vật biến đổi gen, hooc-mon tăng trưởng. Nó nhắm mục tiêu tạo sự bền vững, tăng cường độ phì của đất và đa dạng sinh học”.

     

    Nông nghiệp hữu cơ là một hệ thống sản xuất để duy trì sức khỏe của đất, hệ sinh thái và con người. Nó dựa trên quá trình sinh thái, đa dạng sinh học và chu trình thích nghi với điều kiện địa phương chứ không phải là việc sử dụng các yếu tố đầu vào có tác dụng phụ.

     

    Nông nghiệp hữu cơ làm sản xuất ra sản phẩm sạch, đem lại lợi ích nhiều mặt cho thiên nhiên và xã hội con người. Đó là mục tiêu rất đáng hoan nghênh và lẽ ra nó phải được mở rộng nhanh. Thế nhưng cho đến năm 2011, mới có khoảng 37 triệu ha đất sản xuất trên thế giới áp dụng nông nghiệp hữu cơ, tương đương với 0,9% tổng diện tích sản xuất nông nghiệp trên toàn thế giới.

     

    Vì sao lại có tình trạng này?

     

    Nguyên nhân dẫn đến việc sản xuất nông nghiệp hữu cơ còn rất hạn chế, bởi sử dụng nhiều đất trồng (tốn đất) do công nghệ thấp, một phần lại dành cho đồng bãi chăn thả. Năng suất thấp bởi không được dùng sản phẩm hóa học và thuốc trừ sâu. Giá thành cao (thường gấp 3-4 lần). Vật nuôi được chăn thả do vận động nên tiêu hao năng lượng nên chậm lớn. Quan trọng hơn là vì sản phẩm ít, không nuôi nổi dân số thế giới hiện nay và càng không nuôi nổi thế giới trong tương lai. An ninh lương thực có vấn đề: đó là nạn đói!

     

    Vì những lý do trên cho dù khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ nhưng FAO vẫn khuyến cáo châu Phi tăng dùng thêm một số phân bón và thuốc trừ sâu trong sản xuất để đưa sản phẩm lên, chống lại nạn đói. Hiện nay, lượng phân bón cho đất trồng của châu Phi chỉ bằng 1/10 của Thế giới.

     

    Trong tình hình hiện nay, còn nhiều hiện tượng làm người ta phải đặc biệt lo lắng. Biến đổi khí hậu, thiên tai bất thường, nước biển dâng làm đất trồng bị co hẹp trong khi dân số tăng nhanh làm bình quân diện tích đất trồng trên đầu người giảm dần. An ninh lương thực luôn là vấn đề thách thức của nhiều nước, không chỉ với châu Phi mà còn trên hầu khắp thế giới. Tình trạng ô nhiễm do phát triển công nghiệp ngày càng nghiêm trọng, không chỉ với đất đai, nguồn nước, mà cả không khí đang gây khó khăn cho sản xuất nông phẩm sạch. Muốn có nông phẩm sạch theo tiêu chuẩn cao, đòi hỏi thiết bị hạ tầng tốn kém (nhà kính, nước sạch, điều hòa nhiệt độ)…

     

    Ta biết, tiêu chuẩn nông phẩm sạch là rất khó khăn đối với nhiều nước đang phát triển. Sự phát triển công nghiệp nhất là khai khoáng, chất hiếm đã làm gia tăng ô nhiễm đất đai, không khí. Nguồn nước sạch (hợp vệ sinh, không có kim loại nặng,…) xem ra ngày càng hiếm do nhu cầu sinh hoạt cao và đặc biệtvì ô nhiễm nguồn nước, hậu quả của công nghệ thấp trong khai khoáng, dệt nhuộm, chế biến hải sản, nông sản…Ngày nay ngay cả đại dương cũng còn bị ô nhiễm thì thật khỏi phải nói!

     

    Đây là lý do giải thích tại sao, nhiều nước tiên tiến đặt ra nhiều đòi hỏi nghiêm ngặt với sản phẩm hữu cơ. Ở một số nước, để được công nhận là sản phẩm hữu cơ, phải thông qua kiểm nghiệm khắt khe ít nhất là hai năm chứ không dễ dàng như chuyện thả bò ra đồng, thì gọi đó là nông nghiệp hữu cơ.

     

    Một vấn đề gai góc nổi lên đó là thị trường. Ai sẽ công nhận sản phẩm sạch đây, bởi tính khách quan và uy tín của cơ quan cấp chứng nhận luôn là vấn đề. Thế rồi, liệu người tiêu dùng có chịu trả với giá cao không ? Người tiêu dùng chắc chắn phải rất cân nhắc khi phải trả gấp nhiều lần mà chưa tin được sản phẩm sạch.

     

    Lại nữa, trong tình hình bảo hộ kinh tế hiện nay, thế giới ngày càng tỏ ra ích kỷ, thì thật không dễ gì tìm được một thị trường chắc chắn. Mà đã không có thị trường thì không thể có sản xuất.

    Nông nghiệp hữu cơ: Không phải chuyện dễ...

    Sản xuất của VietGAP là sạch, dễ thực hiện, giá cả hợp lý

     

    Việt Nam: Phát triển hữu cơ hay VietGAP?

     

    Thực ra không thể coi nông nghiệp hữu cơ là hình thức duy nhất tạo ra sản phẩm sạch. Còn có một loại nông nghiệp sạch nữa đó là các GAP (Good Agriculture Practice). GAP là một công nghệ sản xuất tiên tiến của nhà nông, sản xuất theo quy trình kỹ thuật năng suất cao, chất lượng tốt, đảm bảo vệ sinh, an tòan thực phẩm, được tiến hành trong môi trường không ô nhiễm. Nếu phải lựa chọn thì chắc nhiều người sẽ ủng hộ VietGAP bởi nó là thực hành theo phương pháp khoa học tốt nhất, lại đảm bảo được an ninh lương thực và sản phẩm không chỉ được người tiêu dùng tiếp nhận mà còn phù hợp với trình độ của người sản xuất. Đây là sản xuất nông nghiệp sạch vẫn cho phép sử dụng tất cả các loại giống, kể cả giống chuyển gen, cho phép sử dụng phân hóa học, thuốc trừ sâu, trừ cỏ hóa học. Tuy nhiên khi kiểm tra sản phẩm thì phải đạt tiêu chuẩn sạch, chất tồn dư hóa học trong sản phẩm dưới ngưỡng cho phép, con người có thể sử dụng liên tục mà không bị độc hại, thêm nữa là hoạt động sản xuất không gây ô nhiễm môi trường.

     

    Rõ ràng là sản xuất của VietGAP là sạch, dễ thực hiện hơn mà giá cả hợp lý, lại có thị trường ổn định và giữ được an ninh lương thực.

     

    Gần đây ở nước ta, một hội thảo nông nghiệp hữu cơ với sự tham gia của nhiều nhà khoa học trong nước và thế giới. Ngày 16/12/2017, trong buổi khai mạc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã rất lịch sự và đúng đắn khi nói lên sự ủng hộ với nông nghiệp hữu cơ. Nhưng ông cũng nhấn mạnh phải làm cẩn trọng, có kế hoạch để đảm bảo an ninh lương thực. Ông cũng đưa ra bài toán không dễ cho ngành nông nghiệp khi muốn sản xuất hữu cơ không chỉ phục vụ người có tiền mà còn vì toàn dân và trở thành một phần của văn hóa dân tộc.

     

    Bộ Nông nghiệp và PTNT khuyến khích hướng nông nghiệp hữu cơ, tăng sử dụng phân hữu cơ, giảm dùng phân hóa học và khuyến khích quản lý sâu bệnh theo hướng hữu cơ sinh học. Và trong thực tế sản xuất đã có một số trang trại và tổ hợp tác đang đi theo hướng này và có được kết quả ban đầu. Thế nhưng, vì ở nước ta chưa có hệ thống kiểm tra, đánh giá nghiêm ngặt nên dễ có tình trạng trắng đen lẫn lộn, làm giảm lòng tin người tiêu dùng.

     

    Sự chú ý của ngành nông nghiệp đang dành nhiều cho sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP. Sau bảy năm, kể từ khi ban hành quy trình VietGAP cho rau quả, cho đến tháng 2 năm 2015, mới chỉ có 31.600 ha sản xuất rau theo hướng VietGAP hoặc các GAP khác, chiếm 3,16% diện tích trồng rau cả nước. Về quả, đã có 6.633 ha có chứng nhận VietGAP hoặc các GAP khác chiếm 0,78% diện tích trồng cây ăn trái cả nước. Như vậy, có thể nói VietGAP tuy có đạt một số thành quả nhất định, nhưng vẫn chưa được mở rộng, ngoài lý do niềm tin, còn có cả yếu tố nhu cầu thị trường.

     

    Vấn đề xem ra còn lắm gian nan. Với một nước đang phát triển ở trình độ còn thấp như nước ta thì phấn đấu có sản phẩm sạch phổ biến ở mức VietGAP xem ra là hợp lý, không quá sức. Sản xuất hữu cơ như người ta kỳ vọng chắc còn phải phấn đấu dài dài!

     

    GS. TS Lê Viết Ly
    Hội Chăn nuôi Việt Nam

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.