7 tháng đầu năm 2019, thị trường giống thủy cầm có tốc độ tăng trưởng đột biến, luôn duy trì ở mức 2 đến 3 con số khiến người làm giống vừa mừng vừa lo.
Ào ào về giá
Theo tìm hiểu của NNVN, nguồn cung giảm, trong khi nhu cầu vịt, ngan giống, vịt, ngan thịt thương phẩm tăng cao khiến thị trường thủy cầm Việt Nam đầu năm 2019 tăng trưởng nóng chưa từng có trong lịch sử.
Thị trường giống vịt năm 2019 tăng trưởng trên 100%.
Trao đổi với chúng tôi, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Gia cầm Thụy Phương Nguyễn Quý Khiếm chia sẻ, thủy cầm hiện chiếm khoảng 25% trong cơ cấu sản xuất giống của đơn vị. Các năm trước, bình quân mỗi năm Trung tâm cung cấp ra thị trường khoảng 100.000 – 120.000 con giống vịt ngan bố mẹ, song chỉ qua 7 tháng đầu năm 2019 sản lượng vịt ngan bố mẹ Trung tâm Nghiên cứu Gia cầm Thụy Phương bán ra đã đạt 250.000 con.
Cũng có mức tăng trưởng trên 100%, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Vịt Đại Xuyên Nguyễn Văn Duy cho biết, số liệu thống kê hết tháng 7/2019, Trung tâm đã bán ra 330.000 vịt ngan bố mẹ, trong khi đó cả năm 2018 và các năm trước sản lượng vịt ngan bố mẹ của đơn vị chỉ dao động xung quanh 200.000 – 250.000 con/năm.
Ngoài sản lượng giống bố mẹ tăng đột biến, ông Dương Xuân Tuyển – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển chăn nuôi Gia cầm Vigova (TP.HCM) cho biết, ngay cả sản lượng vịt giống thương phẩm của Trung tâm 6 tháng đầu năm cũng tăng trưởng trên 50% so với cùng kỳ, dự kiến tổng sản lượng giống thủy cầm bố mẹ và thương phẩm của Vigova năm 2019 có thể đạt trên 2 triệu con.
Phân tích của ông Dương Xuân Tuyển, có thể do thị trường thủy cầm thế giới tăng trưởng mạnh cộng dịch tả lợn Châu Phi tiếp tục lây lan trên diện rộng nên lượng người dân chuyển từ nuôi lợn sang nuôi vịt, ngan khá lớn khiến thị trường thủy cầm năm 2019 tăng trưởng mạnh như vậy.
Khan về hàng
Trao đổi với chúng tôi, bà Phạm Khánh Ly, Cty CP Giống gia cầm Lượng Huệ (Hải Phòng) chia sẻ, doanh nghiệp đang tiếc hùi hụi vì không mở rộng chuồng trại kịp tiến độ để nâng quy mô, công suất nuôi vịt bố mẹ nhằm đáp ứng nhu cầu giống vịt của thị trường mặc dù dự đoán được năm 2019 này thị trường thủy cầm sẽ tăng trưởng mạnh.
Các doanh nghiệp kinh doanh giống thủy cầm lo ngại khủng hoảng thừa trong tương lai không xa
Mặc dù giá vịt giống đang tăng cao và luôn trong tình trạng cháy hàng nhưng hiện giá vịt thịt lại đang có chiều hướng giảm chỉ còn 30.000 đồng/kg, trong khi đó giá thành nuôi vịt ở thời điểm hiện tại vào khoảng 31.000 – 32.000 đồng/kg nên các doanh nghiệp làm giống mặc dù rất mừng song cũng không khỏi lo lắng cho các năm tiếp theo bởi việc tăng gấp 2 – 3 lần quy mô đàn bố mẹ như hiện nay có thể tạo ra cuộc khủng hoảng dư thừa giống thủy cầm trong tương lai mà bài học không đâu xa chính là con vịt siêu trứng và con gà lông màu.
Theo bà Phạm Khánh Ly, hiện nay doanh nghiệp đặt mua vịt bố mẹ từ hãng Griamaud của Pháp, ít nhất 6 tháng sau mới nhận được hàng nên bản thân người chăn nuôi thủy cầm trong nước giờ đặt mua vịt giống của Cty Lượng Huệ cũng phải đợi ít nhất 1 tháng mới có vịt giống để giao dù phía doanh nghiệp đã chạy hết công suất lò ấp với sản lượng khoảng 2 triệu con giống/năm.
Bên cạnh nguồn giống khan hiếm, theo bà Ly sản phẩm vịt thịt thương phẩm Cty đưa vào giết mổ hàng ngày cũng đang trong tình trạng cung không đủ cầu.
Với sự tăng trưởng đột biến về sản lượng giống thủy cầm trong năm 2019 nên giá giống vịt ngan bố mẹ và vịt ngan giống thương phẩm năm 2019 cũng tăng từ 25 – 30% so với năm 2018.
Theo đó, hiện các dòng vịt siêu nạc, siêu thịt, kiêm dụng đều tăng từ 5.000 – 10.000 đồng/con giống 1 ngày tuổi lên mức 22.000 – 25.000 đồng/con vịt thương phẩm (năm 2018 giá giống vịt thương phẩm 16.000 – 18.000 đồng/con) và 38.000 – 42.000 đồng/con vịt bố mẹ (năm 2018 giá vịt bố mẹ 28.000 – 30.000 đồng/con).
Theo tìm hiểu của NNVN, hiện có hai dòng vịt thịt phổ biến và chiếm tỷ lệ áp đảo về số lượng giống thủy cầm trên thị trường Việt Nam là vịt Star của hãng Grimaud (Pháp) và vịt Super của hãng Cherry Valley (Anh).
Các giống vịt siêu thịt này có ưu điểm là lớn nhanh, đạt cân, trọng lượng lớn, nhiều thịt, nuôi được trong chuồng lạnh trên cạn, không cần ao, hồ hay mặt nước để vịt bơi lội như các giống vịt bản địa truyền thống trước kia của Việt Nam.
Bên cạnh các giống vịt siêu thịt gen ngoại, các giống vịt kiêm dụng, ngan, con lai ngan vịt và vịt ưu thế lai giữa giống bản địa của Việt Nam với vịt ngoại như Vịt Biển 15 Đại Xuyên, Vịt Biển trời, Vịt siêu nâu, Đại Xuyên TC, ngan R51, R71, Vịt Vigova… hiện cũng trong tình trạng cháy hàng.
Trái ngược với sự thăng hoa chưa từng có trong lịch sử của giống vịt siêu thịt, hiện thị trường các giống vịt siêu trứng lại khá ảm đạm khi cả sản lượng và giá bán theo chia sẻ của các đơn vị kinh doanh giống là đều giảm so với năm 2018.
Nguyên nhân của thực trạng này do các năm trước dòng vịt siêu trứng đã tăng trưởng quá nóng cộng ảnh hưởng của thị trường trứng gia cầm xuống quá sâu và quá lâu từ tháng 11/2018 đến nay khiến người nuôi vịt trứng cũng lâm cảnh thua lỗ khi giá trứng dưới giá thành và mới chỉ tăng lên ngưỡng hòa vốn khoảng 1 tháng trở lại đây.
NGUYÊN HUÂN
Nguồn: nongnghiep.vn
- giống vịt li>
- trung tâm giống vịt li>
- giống thủy cầm li> ul>
- Thiết lập và tăng cường lá chắn miễn dịch cho lợn
- Nuôi bò thịt tuần hoàn, giảm ô nhiễm môi trường, lợi nhuận tăng 29%
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Thịt nuôi cấy có thể trở thành thực phẩm sử dụng rộng rãi trên thế giới
- Bình Thuận: Toàn tỉnh hiện có trên 220 cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung
- FAO: Sản lượng ngũ cốc thế giới năm 2024 dự đoán sẽ giảm nhẹ 0,4%
- Lựa chọn chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà thịt giống
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 12/11/2024
- Pháp: Nâng mức nguy cơ dịch Cúm gia cầm từ trung bình lên cao
- Liên minh Đổi mới ngành công nghiệp thịt heo Trung Quốc-ASEAN chính thức ra mắt
Tin mới nhất
T6,15/11/2024
- Thiết lập và tăng cường lá chắn miễn dịch cho lợn
- Nuôi bò thịt tuần hoàn, giảm ô nhiễm môi trường, lợi nhuận tăng 29%
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Thịt nuôi cấy có thể trở thành thực phẩm sử dụng rộng rãi trên thế giới
- Bình Thuận: Toàn tỉnh hiện có trên 220 cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung
- FAO: Sản lượng ngũ cốc thế giới năm 2024 dự đoán sẽ giảm nhẹ 0,4%
- Lựa chọn chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà thịt giống
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 12/11/2024
- Pháp: Nâng mức nguy cơ dịch Cúm gia cầm từ trung bình lên cao
- Liên minh Đổi mới ngành công nghiệp thịt heo Trung Quốc-ASEAN chính thức ra mắt
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất