Hơn 5 năm, ông Nguyễn Văn Tiến (tên thường gọi là Chín Tiến), 59 tuổi, ngụ tại Tổ nhân dân tự quản (NDTQ) số 5, ấp An Thiện, xã Thành Thới B, huyện Mỏ Cày Nam (tỉnh Bến Tre) gắn bó với mô hình nuôi chim bồ câu Pháp mang lại hiệu quả thiết thực và hiện tại có thu nhập hơn 20 triệu đồng/tháng.
Ông Nguyễn Văn Tiến cung cấp thức ăn cho chim bồ câu Pháp.
Năm 2019, ông Chín Tiến mua 50 cặp chim bồ câu Pháp (khoảng 3 tháng tuổi) giống, tại huyện Củ Chi (TP. Hồ Chí Minh), với giá 250 ngàn đồng/cặp về nuôi thử nghiệm để tạo thu nhập cho gia đình. Hiện tại, đàn bồ câu đã phát triển nên ông Chín Tiến tận dụng 200m2 đất cặp nhà làm chuồng nuôi 600 cặp (tương ứng 1,2 ngàn con) chim bồ câu Pháp. Trong đó, có 500 cặp đang sinh sản và 100 cặp hậu bị.
Tháng 9-2023, Tổ hợp tác (THT) nuôi chim bồ câu Pháp ấp An Thiện được thành lập, với 6 thành viên (TV) tham gia. Mỗi TV nuôi từ 30 – 1,2 ngàn con. Ông Nguyễn Văn Tiến làm Tổ trưởng THT, kết nối đầu mối tiêu thụ và tiến hành thu gom chim bồ câu Pháp thương phẩm của TV giao cho thương lái. Khoảng 4 ngày (đợt), thương lái tại TP. Mỹ Tho (Tiền Giang) đến tận điểm tập kết (cách nhà ông Chín Tiến 100m) để thu mua từ 120 – 170 con chim bồ câu Pháp thương phẩm của THT.
Theo ông Chín Tiến, người nuôi có thể khai thác giá trị chăn nuôi trong vòng 5 năm đối với 1 cặp chim bồ câu Pháp. Tuy nhiên, sau 3 năm nuôi cần trang bị 1 cặp hậu bị sinh sản khác. Phải thường xuyên kiểm tra tình hình sức khỏe và chú ý những bệnh phổ biến như: hen, khẹt trên vật nuôi. Những bệnh này đều có thể xử lý hiệu quả và triệt để bằng thuốc đặc trị theo kiểu mẹo dân gian.
Chim bồ câu Pháp thương phẩm được thu mua có trọng lượng trung bình từ 300 – 400 gram/con. Giá bán 45 ngàn đồng/con. Quá trọng lượng quy định, ông Chín Tiến sẽ để lại gầy giống, nhằm phát triển số lượng nuôi của gia đình. Sau 17 ngày, chim bồ câu Pháp mẹ ấp trứng sẽ nở thành con. Hơn 15 ngày được mẹ nuôi, có thể xuất bán chim bồ câu Pháp con.
Mỗi ngày, ông Chín Tiến cung cấp 2 cữ thức ăn cho chim bồ câu Pháp bằng cách pha trộn theo tỷ lệ: 60% lúa mạch và bắp và 40% còn lại là thức ăn công nghiệp cho gà. Hiện tại, ông Chín Tiến đã đầu tư hơn 5 triệu đồng để lắp đặt hệ thống nước tự động có 1 ly (giá 5 ngàn đồng/ly) chứa chung nước uống dành cho 2 lồng nuôi liền kề được kết nối với bồn chứa nước sinh hoạt gia đình.
Ông Chín Tiến bố trí 1 cặp (trống và mái) chim bồ câu Pháp sống chung trong mỗi lồng nuôi bằng sắt (diện tích 50cm2) và được đặt cách mặt đất hơn 0,5m, có trang bị ổ đựng trứng cho chim sinh sản. Với 600 lồng nuôi, ông thiết kế chồng thành 3 lớp lồng nuôi và chừa khoảng trống giữa 2 lớp lồng chừng 20cm để thuận tiện cho việc thu gom phân của vật nuôi. Dưới lồng nuôi, ông Chín Tiến đặt khay nhựa 60cm2 để thu gom phân của vật nuôi để bán cho người dân địa phương (giá 20 ngàn đồng/bao) phục vụ trong sản xuất nông nghiệp.
“Nuôi chim bồ câu Pháp rất nhẹ nhàng, chỉ cần bỏ ra 2 giờ/ngày để chăm sóc vật nuôi. Hiện tại, chim bồ câu Pháp đang trong tình trạng “cung không đủ cầu” trên thị trường tiêu thụ. Vì thế, tôi rất vững tin trong việc chăm nuôi trước nguồn giống chất lượng của gia đình trên thị trường tiêu thụ cùng sự bình ổn giá cả chim bồ câu Pháp và kỹ thuật của bản thân”, ông Chín Tiến tâm sự.
Chín Tiến còn đảm nhiệm nhiều chức vụ ở địa phương như: Chi hội trưởng Chi hội Nông dân ấp An Thiện; Tổ trưởng Tổ NDTQ số 5, ấp An Thiện và Chi hội phó Chi hội Cựu chiến binh ấp An Thiện. Ghi nhận sự đóng góp tại địa phương, ông Nguyễn Văn Tiến đã được lãnh đạo các cấp trao tặng những phần thưởng cao quý như: Bằng khen thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua xây dựng xã Thành Thới B đạt chuẩn xã nông thôn mới năm 2023 của UBND tỉnh; nhiều giấy khen thi đua thực hiện tốt công tác hội và phong trào tại địa phương.
Ông Nguyễn Văn Tiến đã thành công với mô hình nuôi chim bồ câu Pháp, tạo nguồn thu nhập ổn định cho gia đình. Hướng tới, Hội Nông dân xã sẽ giới thiệu, nhân rộng mô hình, góp phần vào công tác giảm nghèo và phát triển kinh tế nông hộ tại địa phương”. (Chủ tịch Hội Nông dân xã Thành Thới B Cao Văn Beo)
Bài, ảnh: Lê Đệ
Nguồn: Báo Đồng Khởi
- chim bồ câu Pháp li>
- nuôi chim bồ câu pháp li> ul>
- Thiết lập và tăng cường lá chắn miễn dịch cho lợn
- Nuôi bò thịt tuần hoàn, giảm ô nhiễm môi trường, lợi nhuận tăng 29%
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Thịt nuôi cấy có thể trở thành thực phẩm sử dụng rộng rãi trên thế giới
- Bình Thuận: Toàn tỉnh hiện có trên 220 cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung
- FAO: Sản lượng ngũ cốc thế giới năm 2024 dự đoán sẽ giảm nhẹ 0,4%
- Lựa chọn chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà thịt giống
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 12/11/2024
- Pháp: Nâng mức nguy cơ dịch Cúm gia cầm từ trung bình lên cao
- Liên minh Đổi mới ngành công nghiệp thịt heo Trung Quốc-ASEAN chính thức ra mắt
Tin mới nhất
T6,15/11/2024
- Thiết lập và tăng cường lá chắn miễn dịch cho lợn
- Nuôi bò thịt tuần hoàn, giảm ô nhiễm môi trường, lợi nhuận tăng 29%
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Thịt nuôi cấy có thể trở thành thực phẩm sử dụng rộng rãi trên thế giới
- Bình Thuận: Toàn tỉnh hiện có trên 220 cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung
- FAO: Sản lượng ngũ cốc thế giới năm 2024 dự đoán sẽ giảm nhẹ 0,4%
- Lựa chọn chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà thịt giống
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 12/11/2024
- Pháp: Nâng mức nguy cơ dịch Cúm gia cầm từ trung bình lên cao
- Liên minh Đổi mới ngành công nghiệp thịt heo Trung Quốc-ASEAN chính thức ra mắt
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất