Từng là thợ xây với đồng lương công nhân ít ỏi, nhưng nhờ bén duyên với “gà khổng lồ” – đà điểu, giờ đây anh Nguyễn Văn Trung ở xã Tản Lĩnh (Ba Vì, Hà Nội) đã có thể nhàn nhã ngồi đếm tiền tỷ.
Nhiều năm trước, anh Trung kiếm sống bằng đủ thứ nghề như bốc vác, thợ xây. Công việc nào anh cũng làm rất chăm chỉ, thức khuya dậy sớm nhưng vẫn chỉ đủ tiền ăn. Đầu những năm 2000, khi nhận thi công một số hạng mục công trình của Trung tâm Nghiên cứu gia cầm Thụy Phương (Hà Nội), tình cờ tại đây anh biết đến giống đà điểu và rất thích thú.
Anh Trung cho biết, trong tất cả các con vật anh từng nuôi, nuôi đà điểu là nhàn nhất.
Năm 2007, anh Trung anh quyết định bỏ ra cả hơn trăm triệu đồng mua 50 con giống đà điểu tại Trung tâm Nghiên cứu gia cầm Thụy Phương về nuôi. Thời điểm ấy, nghề nuôi đà điểu ở Việt Nam còn rất mới. Thấy anh Trung bỏ ra cả trăm triệu đồng nuôi con “vừa xấu vừa lạ”, ai cũng cho rằng anh quá liều lĩnh, người thân thì ra sức ngăn cản. “Tôi nghĩ, bản thân mình là con nhà nông, quen thuộc ruộng vườn, chăm chỉ chịu khó nên tôi tự tin mình có thể chăn nuôi được”, anh Trung thổ lộ.
Anh Trung cho biết, bản năng giống đà điểu là 70% gia cầm và 30% gia súc
Anh Trung cho biết, trong tất cả các con vật anh từng nuôi (bò sữa, lợn, gà…), nuôi đà điểu là nhàn nhất. Thức ăn của đà điểu chủ yếu là rau cỏ, ngô, khoai, sắn, thóc… chứ không cần mua cám công nghiệp đắt tiền. Trên thực tế, một lao động có thể chăm sóc 200 con đà điểu nên tiết giảm tối đa nhân lực mà hiệu quả kinh tế lại cao.
Anh Trung thường nhập con giống 1 ngày tuổi từ Trung tâm Nghiên cứu gia cầm Thụy Phương về nuôi trong vòng 2 tháng, khi đà điểu đã đạt trọng lượng 10-15kg, hoàn toàn khỏe mạnh mới cung cấp con giống cho bà con.
Đà điểu 1 ngày tuổi được anh Trung nuôi úm riêng cẩn thận.
Điểm đáng chú ý, anh Trung nuôi đà điểu theo chuỗi khép kín. Theo đó, cùng với nuôi thương phẩm đà điểu, anh Trung quyết định mở cửa hàng thịt đà điểu ở tỉnh lộ 87A, qua đoạn xã Tản Lĩnh để chủ động tiêu thụ sản phẩm cho chính gia đình mình. Thịt đà điểu được anh đóng gói trong túi nilon rồi hút chân không để bán trực tiếp cho khách.Theo anh Trung, đây chính là cách quảng cáo sản phẩm hiệu quả nhất. Khách được chứng kiến tận mắt quy trình từ chăn nuôi đến sản phẩm thịt, được anh tư vấn cách phân biệt thịt đà điểu thật với thịt đà điểu làm giả từ thịt gà đang được bán trôi nổi trên thị trường. Những ngày giáp Tết Nguyên đán, anh còn tung ra sản phẩm giò đà điểu và được khách hàng đánh giá cao.
Từng con đà điểu giống được anh Trung gắn thẻ để thuận tiện chăm sóc, tiêm phòng dịch bệnh đầy đủ.
Công việc làm ăn ngày càng thuận lợi, anh Trung đã động vận động bà con trong vùng cùng nuôi đà điểu để xây dựng nguồn sản phẩm tại chỗ. “Từ cuối năm 2009, tôi nhập con giống 1 ngày tuổi ở Trung tâm Nghiên cứu gia cầm Thụy Phương về nuôi trong vòng 2 tháng, khi đà điểu đã đạt trọng lượng 10-15kg, hoàn toàn khỏe mạnh mới cung cấp con giống cho bà con. Khi nào đến thời điểm xuất bán, bà con chỉ cần “alo” là tôi sẽ nhập hàng để đảm bảo đầu ra thuận lợi”, anh Trung thổ lộ.
Đức Thịnh
Nguồn: Dân Việt
- cách chăn nuôi li>
- thực phẩm sạch li>
- dịch bệnh trong chăn nuôi li>
- nhà chăn nuôi li>
- dịch cúm gia cầm li>
- phương pháp chăn nuôi li>
- chăn nuôi lợn li>
- chăn nuôi làm giàu li>
- chăn nuôi gà li>
- chăn nuôi gia cầm li>
- chăn nuôi gia súc li>
- chất cấm li>
- chăn nuôi hiệu quả li>
- chăn nuôi li>
- mô hình chăn nuôi hiệu quả li>
- kháng sinh li>
- mô hình chăn nuôi khép kín li>
- người chăn nuôi li>
- thức ăn chăn nuôi li>
- salbutamo li> ul>
- Anh kỹ sư xây dựng thành công thương hiệu yến sào trên vùng đất khó
- Ông Cường “vượt bão” thành nông dân xuất sắc Việt Nam
- Hành trình chinh phục khát vọng khoa học
- Thanh Hóa: Làm kinh tế giỏi từ chăn nuôi thỏ hộ gia đình
- Tỷ phú nông dân nhờ nuôi gà lai chọi
- Tỷ phú Sừng Sừng Khai nơi Ngã ba biên giới
- Lãi tiền tỷ từ mô hình trang trại
- Trang trại bò, vịt lớn nhất đất mỏ
- Người tạo nên thương hiệu ‘vịt Nam Lai’
- Nữ triệu phú lợn Móng Cái
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Anh kỹ sư xây dựng thành công thương hiệu yến sào trên vùng đất khó
- Ông Cường “vượt bão” thành nông dân xuất sắc Việt Nam
- Hành trình chinh phục khát vọng khoa học
- Thanh Hóa: Làm kinh tế giỏi từ chăn nuôi thỏ hộ gia đình
- Tỷ phú nông dân nhờ nuôi gà lai chọi
- Tỷ phú Sừng Sừng Khai nơi Ngã ba biên giới
- Lãi tiền tỷ từ mô hình trang trại
- Trang trại bò, vịt lớn nhất đất mỏ
- Hiệu quả ứng dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi gà
- Thu bạc triệu từ nuôi chim bồ câu
- Ia H’Drai (Kon Tum): Hỗ trợ người dân phát triển mô hình chăn nuôi hươu sao
- Hà Tĩnh: Nhân rộng mô hình nuôi chồn hương
- Mật ngọt từ ong dú
- Nuôi chim cút lấy trứng lộn
- Khởi nghiệp từ nuôi dúi mốc
- ‘Thủ phủ’ chồn hương Quảng Bình
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất