Đó là việc làm của anh Đoàn Văn Nghiên, thôn Thượng Cầm, xóm 6, xã Vũ Lạc, thành phố Thái Bình. Mạnh dạn đưa giống vật nuôi mới về địa phương, thời điểm hiện tại gia đình anh đang nuôi 70 con chồn hương.
Anh Nghiên nuôi 70 con chồn hương cho hiệu quả kinh tế cao.
Để nuôi chồn hương, anh Nghiên tận dụng chuồng nuôi lợn trước đây, đóng chuồng thành từng ô, mỗi ô cao 70cm, ngang 1m, dài 1,2m, sàn chuồng cách mặt đất ít nhất 0,7m. Vì vậy, mặc dù được đặt ngay gần khu dân cư nhưng chuồng trại vẫn bảo đảm sạch sẽ, thoáng mát, không gây ô nhiễm môi trường.
Anh Nghiên cho biết: Nuôi chồn hương công sức bỏ ra không nhiều, ít dịch bệnh, rất dễ chăm sóc. Ngoài nuôi chồn, tôi vẫn có thời gian làm thêm công việc khác để tăng thu nhập cho gia đình.
Việc nuôi chồn đến với anh Nghiên khi tình cờ anh biết được giống chồn hương qua các phương tiện thông tin đại chúng. Từ đó anh quyết tâm lặn lội vào tận miền Nam học hỏi các mô hình nuôi chồn hương. Sau một thời gian tìm tòi, tích lũy vốn và kinh nghiệm, đầu năm 2017, được sự cho phép của Chi cục Kiểm lâm, anh trở về quê hương mang theo 30 con chồn hương giống nuôi thử nghiệm. Ban đầu, vì kỹ thuật chăm sóc chưa cao nên việc chăn nuôi chồn gặp khá nhiều khó khăn. Song với khát vọng làm giàu chính đáng, sau một thời gian dài vật lộn, đến thời điểm hiện tại anh Nghiên đã có chuồng trại rộng hơn 100m2 với 70 con chồn hương.
Theo anh Nghiên, chồn hương là động vật hoang dã nhưng rất dễ nuôi bởi sức đề kháng tốt, có thể thích nghi được với mọi loại hình thời tiết. Nuôi chồn hương tốn ít diện tích, ít công chăm sóc, chi phí thức ăn thấp (2.000 – 3.000 đồng/con/ngày). Với tập tính ở rất sạch, ngủ trên sàn nên người chăn nuôi chỉ cần giữ khô chuồng trại, tránh ẩm ướt chồn hương sẽ phát triển tốt.
Chuồng nuôi chồn hương được làm theo hướng Đông Nam, có mái che, thoáng mát, cao ráo, bảo đảm mùa đông ấm, mùa hè mát. Chuồng nuôi chồn sinh sản nên làm bằng gỗ, dùng các thanh gỗ dày 1cm, rộng 3cm bào nhẵn, đóng xung quanh, để khe hở 1cm, ở dưới đáy có vỉ gỗ hoặc tre, đóng dày hơn để dễ cho việc vệ sinh, chồn con không bị kẹt chân. Chồn hương trưởng thành có thân hình thon dài trung bình từ 55 – 75cm, nặng trung bình từ 2 – 5kg. Mỗi ngày có thể cho chồn ăn tối thiểu 1 bữa, thức ăn chủ yếu là cháo. Riêng bữa tối có thể cho chồn ăn thêm chuối để chồn phát triển tốt nhất. Chồn nuôi khoảng 6 tháng đạt trọng lượng từ 3 – 3,5kg có thể xuất bán. Chồn bắt đầu sinh sản từ 8 – 11 tháng tuổi. Chồn mang thai từ 75 – 90 ngày, sau khi sinh 7 – 10 ngày chồn con sẽ mở mắt.
Chồn hương được anh Nghiên chọn nuôi chủ yếu để bán làm giống và làm thịt thương phẩm. Trung bình một con chồn hương giống có giá 3 triệu đồng. Chồn hương thương phẩm có giá từ 1,6 – 1,8 triệu đồng/kg hơi, thời điểm giáp tết lên tới 2 – 2,2 triệu đồng/kg hơi. Sau khi trừ mọi chi phí, trong năm đầu nuôi chồn hương gia đình anh thu lãi hơn 100 triệu đồng. Dự kiến trong 6 tháng cuối năm anh Nghiên sẽ mở rộng thêm diện tích chuồng trại để nhân nuôi thêm số lượng chồn hương.
Ông Nguyễn Văn Tân, Chủ tịch UBND xã Vũ Lạc cho biết: Mô hình nuôi chồn hương của gia đình anh Nghiên là mô hình mới của xã. Thời gian tới, chúng tôi sẽ kết hợp với Hội Nông dân xã đánh giá tổng thể, xây dựng kế hoạch nhân rộng mô hình nuôi chồn hương của gia đình anh Nghiên, phấn đấu mỗi thôn có một mô hình nuôi chồn hương để giúp nông dân phát triển kinh tế.
Thu Trang
- chăn nuôi chồn hương li>
- chồn hương li> ul>
1 Comment
Để lại comment của bạn
- Cân bằng điện giải trong thức ăn gia cầm trong thời kỳ chuyển mùa
- Tự động hóa và kỹ thuật số trong nhà máy sản xuất TĂCN
- Phòng chống dịch tả lợn châu Phi ở Đông Nam Á: Cần chiến lược kiểm soát
- Hội Chăn nuôi thỏ Việt Nam: Đẩy mạnh kết nối chuỗi giá trị ngành chăn nuôi thỏ
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Đồng Nai: Heo hơi tăng giá, đảm bảo nguồn cung Tết Nguyên đán 2025
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
Tin mới nhất
T6,27/12/2024
- Cân bằng điện giải trong thức ăn gia cầm trong thời kỳ chuyển mùa
- Tự động hóa và kỹ thuật số trong nhà máy sản xuất TĂCN
- Phòng chống dịch tả lợn châu Phi ở Đông Nam Á: Cần chiến lược kiểm soát
- Hội Chăn nuôi thỏ Việt Nam: Đẩy mạnh kết nối chuỗi giá trị ngành chăn nuôi thỏ
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Đồng Nai: Heo hơi tăng giá, đảm bảo nguồn cung Tết Nguyên đán 2025
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
E rất muốn nuôi cầy hương và đang tìm hiểu để nuôi. Có thể giúp e liên lạc được với chủ hộ không ạ. E cảm cơn