Tận dụng diện tích đất nhỏ ở đô thị, ông Nguyễn Văn Hưng (ở khóm Tân Quới Hưng, phường Trường An, TP Vĩnh Long) nuôi dế để tăng thu nhập. Mô hình cho hiệu quả cao nên ông thuê đất tiếp tục mở rộng diện tích. Hiện trại dế cho thu nhập hơn 1 triệu đồng mỗi ngày.
Ông Nguyễn Văn Hưng với trại dế hơn 40 chuồng nuôi. Theo ông, nuôi dế phải có kỹ thuật mới cho hiệu quả kinh tế cao.
Dẫn chúng tôi ra trại dế với 40 chuồng nuôi trông khá quy mô, ông Hưng vui vẻ cho biết, thời điểm đầu ông chỉ nuôi 10 chuồng tại nhà. Nuôi hiệu quả, “cộng thêm được người quen chia sẻ kinh nghiệm nuôi, giới thiệu đầu ra” nên ông mạnh dạn mở rộng. Theo đó, ông thuê thêm 700m2 đất kế bên nhà, nhân rộng lên 40 chuồng và trồng khoai mì làm thức ăn cho dế.
Giới thiệu các chuồng nuôi dế ở đủ các lứa tuổi, trong đó có 2 chuồng dế đang sinh sản, ông Hưng nói: “Sau 1 ngày 1 đêm thì mỗi chuồng như vậy cho ra khoảng 6 ổ (cỡ 3 chuồng mới), 10 ngày sau nở ra dế con. Vừa nở là dế biết ăn liền”. Nuôi từ lúc dế nở tới thu hoạch khoảng 30 ngày, mỗi ký dế thịt tốn khoảng 2 ký thức ăn (loại cám cho cút ăn), giá hiện là 330.000 đ/bao.
Trong quá trình nuôi, nếu cho ăn rau, lá nhiều thì thức ăn sẽ giảm lại. Theo đó, có thể tận dụng rau lá vườn nhà vì “dế có thể ăn lá khoai mì, mồng tơi, rau lang, lục bình, mía… và ăn cả cây chuối”- ông Hưng cho biết.
Theo ông Hưng, thời điểm nuôi cho năng suất cao nằm trong các khoảng từ tháng 1-5 âl, tháng 7-10 âl hàng năm vì dế chuộng thời tiết không quá nóng, không quá lạnh. Thời tiết thuận lợi thì mỗi chuồng nuôi cho thu hoạch khoảng 15kg; thời tiết không thuận lợi- dế bị hao hụt thì 7-8kg…
Hiện ông bán ra 15-20kg dế thịt mỗi ngày, giao cho các mối ở TP Vĩnh Long và gửi xe đi Cần Thơ, Đồng Tháp, Cà Mau… với giá bán từ 90.000-100.000 đ/kg. Bên cạnh, ông liên kết với hàng chục trại dế khác để đáp ứng nguồn cung theo nhu cầu của khách hàng. Ngoài dế sống, ông Hưng còn bán dế đã được lựa, làm sạch, đông lạnh với giá sỉ 120.000 đ/kg “có thể rã đông rồi lăn bột chiên giòn hoặc chiên nước mắm…”.
Suốt ngày ở chuồng dế để cho ăn, tưới nước giữ ẩm… nhưng ông Hưng cho rằng, “dế dễ nuôi, dễ chăm sóc. Chỉ tốn tiền mua thức ăn, còn rau lá thì ra vườn hoặc tìm ở những khu đất còn để trống, vớt lục bình dưới sông…”.
Tuy nhiên, cần có am hiểu đặc tính, kỹ thuật nuôi để dế không có cánh, bán được giá cao; nếu có cánh thì chỉ bán cho gà, cho chim ăn thì giá thấp hơn, hiệu quả không cao”. “Trừ chi phí, lợi nhuận khoảng hơn 1 triệu đồng/ngày”- ông Hưng nhẩm tính. Ông cũng cho rằng, nếu kiểm soát được nhiệt độ chuồng nuôi thì năng suất cao quanh năm, do đó, ông đang ấp ủ dự định đầu tư nâng cấp chuồng nuôi hiện đại hơn.
Bà Đinh Thị Hồng- Chủ tịch UBND phường Trường An, cho biết, mô hình nuôi dế cho hiệu quả kinh tế khá cao. Bên cạnh mô hình này, phường còn có các mô hình nông nghiệp đô thị cho hiệu quả cao như: mô hình trồng dưa lưới, trồng hoa lan, hoa kiểng, nấm bào ngư… “Dự kiến sắp tới sẽ tiếp tục nhân rộng các mô hình, nhằm nâng cao thu nhập cho người dân”- bà Đinh Thị Hồng cho biết.
Bà Ngụy Mộng Cầm- Trưởng Phòng Kinh tế TP Vĩnh Long, cho biết, những năm qua, nông nghiệp thành phố phát triển theo hướng tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế trên diện tích đất canh tác. Cơ cấu ngành nông nghiệp chuyển dịch tích cực theo hướng nông nghiệp đô thị, ứng dụng khoa học vào sản xuất. Công tác khuyến nông phát huy tác dụng tích cực trong chuyển giao và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Trong đó, việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp đã và đang là hướng đi đúng, giúp nông dân giảm thiểu rủi ro trước những bất lợi của thời tiết và dịch bệnh. Đồng thời, góp phần nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm so với sản xuất truyền thống.
Bài, ảnh: NAM ANH- NGUYỄN XUÂN
Nguồn: Báo Vĩnh Long
- nuôi dế li> ul>
- Trao quyết định bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- CP Foods thu gần 68.000 tỷ đồng tại Việt Nam
- Lào Cai: Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi dúi thương phẩm tại xã Liên Minh (thị xã Sa Pa)
- Tập trung phòng bệnh dịch tả châu Phi trên đàn lợn
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
Tin mới nhất
T3,26/11/2024
- Trao quyết định bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- CP Foods thu gần 68.000 tỷ đồng tại Việt Nam
- Lào Cai: Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi dúi thương phẩm tại xã Liên Minh (thị xã Sa Pa)
- Tập trung phòng bệnh dịch tả châu Phi trên đàn lợn
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Kiểm tra tỷ lệ bảo hộ sau tiêm phòng gia súc, gia cầm
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất