Trang trại dê của gia đình ông Hoàng Đình Túc (47 tuổi) ở ấp Suối Đôi, xã Tân Hưng (Đồng Phú, Bình Phước) được làm cao ráo như nhà sàn. Nhờ sự cần cù chịu khó, mỗi năm ông Túc đã thu lời trên 100 triệu đồng từ đàn dê lai.
Ông Túc chăm sóc đàn dê
Là người có kinh nghiệm nhiều năm trong nghề nuôi dê nên hiện tại ông Túc coi việc chăm sóc đàn dê như “tập thể dục”. Mỗi ngày ông bỏ ra hai giờ để vệ sinh chuồng trại, cho dê ăn uống…
Trại dê của gia đình ông Túc trong rẫy cao su với 5 chuồng, tổng diện tích 150m2. Một chuồng dành riêng cho con dê đực đầu đàn. Đây là nguồn phối giống chính của cả đàn dê nhà ông Túc. Một chuồng dành riêng cho dê cái đang tuổi trưởng thành: “Khi nào thấy dê cái có dấu hiệu cần đực, tôi sẽ thả con dê đực đầu đàn sang để chúng được thụ tinh”, ông Túc giải thích.
Một chuồng dành riêng cho dê cái có bầu sắp sinh. Đây là chuồng dê được ưu tiên nhất, ông Túc sẽ tăng cường thêm lượng thức ăn hàng ngày để cho bầy dê non trong bụng mẹ được phát triển tốt nhất. Hai chuồng còn lại ông Túc dành để nuôi dê con, dê thành phẩm.
Ông Túc cho biết, trước đây gia đình nuôi dê thả rông, song hiện tại chỉ nuôi trong chuồng. “Tôi bận chăm sóc những rẫy điều, tiêu của gia đình nên không có thời gian đi chăn như những năm trước. Vì vậy, tôi đã dựng chuồng cho chúng ở. Đầu tư chuồng trại tuy tốn khá nhiều vốn, nhưng bù lại mình lại chăn nuôi được lâu dài”, ông Túc chia sẻ thêm.
Mỗi sáng, ông Túc sẽ quét dọn vệ sinh chuồng trại một lần. Hai tháng ông lại xịt thuốc khử trùng toàn trại, chính vì vậy chuồng dê của ông hầu như không “toát” ra mùi hôi khó chịu. Cũng sau hai tháng, ông Túc lại lấy phân dê này để bón cho cây trồng trong rẫy. “Nhà nông tận dụng số phân này cũng tốt, chúng tôi cũng bớt được tiền mua phân bón cho tiêu, điều”, ông Túc chia sẻ thêm.
Hiện tại chuồng nhà ông Túc có 70 con dê các loại, trong đó có hơn chục con cái đang mang bầu chuẩn bị sinh. Số dê này được ông Túc chăm sóc đặc biệt hơn cả về sức khỏe và dinh dưỡng. Vài ngày nữa bầy dê cái đẻ, dàn dê của ông Túc sẽ tăng thêm hơn 20 con. Đây toàn bộ là dê lai do ông mua giống từ Đồng Nai về chăn thả.
Ông Túc cho biết lý do mình chọn dê lai thay cho dê Bách thảo: “Dê Bách thảo hay bệnh, sổ mũi và chậm lớn. Dê lai kháng bệnh tốt hơn, mau lớn nên gia đình tôi đã chọn nuôi”.
Dê thương phẩm đã mang về cho gia đình ông Túc trên 100 triệu đồng mỗi năm
Mỗi năm gia đình ông Túc xuất ra thị trường hơn 1 tấn dê thương phẩm, với giá bán trung bình 100 ngàn đồng/kg. Thương lái vào tận nhà hỏi mua, thị trường luôn rộng mở nên ông Túc không sợ bị ế hàng.
Về kinh nghiệm nuôi dê khỏe mạnh, mau lớn, ông Túc chia sẻ: Việc vệ sinh chuồng trại hết sức quan trọng. Dù mùa mưa hay mùa khô, chuồng dê tuyệt đối không để ướt. Nền chuồng nên làm bằng gỗ, có độ ngăn cách đề phân dê lọt xuống dưới sàn. Sàn chuồng phải luôn sạch sẽ, khô thoáng. Con dê nào có dấu hiệu cảm cúm phải được tách ra cho uống thuốc liền để tránh lây lan sang đàn. Các cách phòng và điều trị bệnh cho dê được ông Túc học hỏi trên sách báo và kênh truyền hình nông nghiệp nông thôn.
Để kích thích tiêu hóa cho bầy dê, ông Túc cắt cỏ về, chém nhỏ ủ cho lên men. Mỗi ngày ông lấy cỏ tươi trộn đều với cỏ lên men cho dê ăn. Tận dụng những thức ăn có quanh nhà như rau, cỏ, trái cây ven rẫy như mít, chuối… ông đều hái về bằm nhỏ làm thức ăn cho dê. Đặt mình vào vị trí người tiêu dùng nên ông quyết định chăn nuôi dê theo phương pháp sạch. Bầy dê không ăn thêm cám tăng trọng, chỉ ăn thuần cỏ và trái cây các loại.
“Thực ra công việc nuôi dê chỉ chiếm khoảng 2 giờ mỗi ngày, cũng giống như người ta đi tập thể dục thôi. Nuôi dê cho hiệu quả kinh tế tốt, mình là nhà nông nên tranh thủ thời gian để tăng thêm nguồn thu cho gia đình. Tôi đã quen với đàn dê, không có nó cũng thấy buồn”, ông Túc cười nói.
Kim Tiền
Nguồn: Báo Nông nghiệp Việt Nam
- nuôi dế li>
- nuôi dê sạch li> ul>
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất