Với những ưu điểm vượt trội như: Tiết kiệm chi phí sản xuất, bảo vệ môi trường, đáp ứng tốt nhu cầu phát triển của ngành chăn nuôi, nuôi gà theo mô hình khép kín đang được một số trang trại trên địa bàn tỉnh áp dụng và mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Mô hình nuôi gà khép kín của gia đình anh Phan Văn Ngọc, thị trấn Hợp Hòa, huyện Tam Dương thu lãi hàng tỷ đồng/năm
Theo lời giới thiệu của cán bộ thú y xã, chúng tôi “mục sở thị” mô hình chăn nuôi khép kín của gia đình anh Phan Văn Ngọc, thị trấn Hợp Hòa (Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc). Ở đây, những dãy chuồng nuôi được đầu tư, xây dựng kiên cố, sạch sẽ. Ngay từ ngoài cửa hệ thống khử trùng tiêu độc được lắp đặt rất khoa học; trong chuồng nuôi, không gian rộng rãi, thoáng mát, hệ thống máng ăn, máng uống tự động.
Chia sẻ với chúng tôi, anh Ngọc cho biết: Sau nhiều năm chăn nuôi gà theo quy mô nhỏ lẻ,nhận thấy thị trường tiêu thụ gà thịt, gà giống rất tốt nhưng tỷ lệ lây nhiễm dịch bệnh cao, không đảm bảo môi trường. Qua tìm hiểu, tôi nhận thấy mô hình chăn nuôi gà khép kín của một số trang trại trên địa bàn trong và ngoài tỉnh đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Năm 2013, tôi đã đầu tư, xây dựng chuồng nuôi theo mô hình khép kín. Trên diện tích 3ha, tôi xây dựng 6 dãy chuồng nuôi, với 40.000 gà bố mẹ và hậu bị; đầu tư riêng 1 khu ấp trứng với 7 lò ấp, công suất 2,5 vạn trứng/lò; 3 máy phát điện dự phòng công suất 150KVA/máy cùng nhiều trang thiết bị cần thiết khác. Qua nhiều năm trực tiếp theo dõi và chăm sóc đàn vật nuôi, tôi thấy chăn nuôi theo mô hình khép kín tránh hiện tượng chết nóng, không khí thông thoáng, sạch sẽ nên hạn chế tối đa bệnh tật, giảm mùi hôi, bảo vệ môi trường, tiết kiệm chi phí…
Từ khi chăn nuôi gà theo mô hình khép kín đến nay, đàn vật nuôi của gia đình chưa bao giờ xảy ra dịch bệnh lớn. Hiện nay, với 20.000 gà đẻ, trung bình 1 ngày, gia đình tôi thu trên 10.000 trứng, cứ 4 ngày lại xuất bán 1 phiên khoảng 30.000 con gà giống, giá bán 6-13 nghìn đồng/con gà giống tùy theo thị trường, thu lãi 1 tỷ đồng/năm. Hiện tại, công việc sản xuất, kinh doanh của gia đình đang phát triển rất thuận lợi, tạo việc làm cho 10 lao động tại địa phương, với mới thu nhập 6 triệu đồng/người/tháng.
Theo anh Ngọc, để đạt được kết quả như ngày hôm nay, anh luôn đặt uy tín và chất lượng con giống lên hàng đầu. Từ khâu nuôi gà bố mẹ anh đã cho tiêm vacxin phòng bệnh đầy đủ, đúng thời gian. Trước khi đưa trứng vào lò ấp cần chọn lọc và thải loại toàn bộ quả nhỏ, không đảm bảo chất lượng rồi xông khử trùng bằng thuốc tím và phooc môn, trong quá trình ấp trứng phải luôn duy trì nhiệt độ ở mức 37,6oc, sau 21 ngày, gà giống nở ra rất khỏe mạnh và ít bệnh tật.
Nhờ đó, gà giống của gia đình anh Ngọc không chỉ chiếm thị phần trên địa bàn tỉnh mà còn bán ở các tỉnh thành khác như: Thái Nguyên, Phú Thọ, Yên Bái, Tuyên Quang. Với tốc độ phát triển như hiện nay, thời gian tới, gia đình anh Ngọc dự kiến sẽ phát triển thêm đàn gà bố mẹ.
Từng nhiều lần thất bại khi trồng vải, nhãn, xoài đến chăn nuôi bò thịt nhưng anh Đào Xuân Hải, xã Hướng Đạo (Tam Dương) lại thành công ngoài mong đợi sau khi xây dựng mô hình chăn nuôi gà khép kín và thu lãi hàng tỷ đồng/năm. Hiện nay, trên diện tích gần 7ha, với hơn 90.000 gà bố mẹ và hậu bị, trung bình 1 tuần, trang trại của anh Hải cung cấp ra thị trường khoảng 120.000 gà giống, tạo việc làm cho trên 60 lao động của địa phương, với thu nhập 5- 10 triệu đồng/người/tháng. Không chỉ bán với số lượng nhiều mà gà giống ở trang trại của anh Hải còn được nhiều người trên địa bàn trong và ngoài tỉnh biết đến bởi chất lượng tốt. Có nhiều khách hàng đặt trước hàng tuần thậm chí hàng tháng, với số lượng lên tới hàng vạn con/lần.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh, chăn nuôi gia súc, gia cầm đang có xu hướng phát triển mạnh theo mô hình sản xuất hàng hóa, quy mô trang trại. Đặc biệt, chăn nuôi gà đã hình thành các vùng chăn nuôi gà đẻ, gà thịt tập trung ở các huyện như Tam Dương, Tam Đảo. Nhiều cơ sở chăn nuôi mạnh dạn ứng dụng khoa học kỹ thuật mới nhằm đảm bảo chế độ dinh dưỡng và quản lý dịch bệnh, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế.
Đến nay, đàn gia cầm trên toàn tỉnh có hơn 10,5 triệu con, tăng gần 6% so cùng thời điểm năm trước. Tuy nhiên, nuôi gà theo mô hình khép kín vẫn chưa được các hộ chăn nuôi áp dụng nhiều trên địa bàn. Với những ưu điểm vượt trội trên, hy vọng trong thời gian tới mô hình chăn nuôi gà khép kín sẽ được triển khai rộng rãi trên địa bàn tỉnh góp phần giảm thiểu dịch bệnh, nâng cao thu nhập và phát triển chăn nuôi bền vững.
Bài, ảnh Hồng Tính
Nguồn: Báo Vĩnh Phúc
- mô hình chăn nuôi hiệu quả li>
- chăn nuôi gà li>
- kỹ thuật chăn nuôi gà li>
- nuôi gà khép kín li> ul>
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
- Thị trường nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
- Thị trường nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất