Nuôi gà ri tập trung với số lượng lên đến vài nghìn con, có sự tư vấn, giám sát chặt chẽ từ đầu đến lúc ra thị trường là mô hình liên kết giữa Viện Nghiên cứu và ứng dụng nông nghiệp hữu cơ với trang trại Hải Đăng Green Farm.
Lứa gà đầu tiên của Hải Đăng Green Farm gồm 2.000 con có nguồn gốc giống từ Dabaco Việt Nam
Ông Nguyễn Văn Cường, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và ứng dụng nông nghiệp hữu cơ cho biết: Nuôi gà theo hướng hữu cơ đã khó, nuôi gà ri theo hướng hữu cơ, có sự kiểm soát chặt chẽ là điều càng không dễ. Cuối năm 2017, Viện được một số nhà hàng cao cấp ở Hà Nội đặt hàng sản phẩm gà ri, từ 1,1 – 1,4kg. Các chuyên gia của Viện đã bắt tay vào nghiên cứu giống gà, chế độ dinh dưỡng, quy trình chăn nuôi.
“Điều khó khăn nhất không phải là giống gà mà phải có trang trại “dám” nuôi theo tiêu chuẩn của nhà hàng, chịu sự giám sát chặt chẽ về quy trình, về công thức của Viện, từ đó có khả năng nhân rộng mô hình. Đến tháng 8/2018, chúng tôi mới tìm được một chủ trang trại chấp nhận tất cả những điều kiện khắt khe mà Viện đưa ra. Đó là ông Lê Xuân Trường, chủ trang trại Hải Đăng Green Farm tại Xuân Mai, Chương Mỹ, Hà Nội”, ông Cường chia sẻ.
Ngày 11/9/2018, Hải Đăng Green Farm bắt đầu thử nghiệm mô hình nuôi gà ri theo hướng hữu cơ. Lứa đầu tiên gồm 2.000 con có nguồn gốc giống từ Dabaco Việt Nam. Vì quy trình chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAHP nên chuồng trại, nguồn thức ăn và vacxin tiêm phòng được theo dõi và thực hiện một cách cẩn thận và nghiêm ngặt. Đàn gà được nuôi trong 236m2 chuồng và 472m2 sân chơi.
Khó khăn lớn nhất trong quá trình nuôi gà hữu cơ là nguồn thức ăn. Từ 1 – 35 ngày tuổi, gà ăn cám, sau đó chuyển sang cho ăn thức ăn phối trộn từ ngô, đậu nành, đậu tương… Việc thay đổi nguồn thức ăn sẽ làm nhiều cá thể trong đàn gà bị mất cân bằng và sốc dinh dưỡng dẫn đến tâm sinh lý của gà thay đổi. Mặc dù đàn gà được chạy nhảy trong không gian rộng, nhưng vẫn xuất hiện hiện tượng gà mổ nhau, đánh nhau.
“Tôi phải mất mấy đêm không ngủ được, nằm nghe tiếng gà mổ nhau suốt đêm. Có nhiều lần gà mổ nhau cho tới chết mới thôi, nhìn thấy mà xót. Nhiều lúc, người quản lý đã nản lòng khuyên tôi thôi không nuôi theo hướng này nữa. Nhưng ngay sau đó, Viện đã cử chuyên gia dinh dưỡng tư vấn công thức phối trộn cám theo tự nhiên, bổ sung đầy đủ dưỡng chất, cân đối tỉ lệ đậu tương, ngô, đàn gà đã ổn định trở lại”, ông Lê Xuân Trường, chủ trang trại chia sẻ.
Nhìn đàn gà khỏe mạnh, ít ai nghĩ nó đã từng làm người nuôi lo lắng đến mất ăn mất ngủ. Ông Lê Văn Trường cho biết: “Mặc dù cách thời điểm xuất chuồng đến gần 2 tháng nhưng trang trại đã giết mổ thử và được người ăn đánh giá chất lượng thịt chắc, dai, thơm, không có mùi hôi”.
Ông Nguyễn Văn Đoàn, chuyên viên kỹ thuật Trang trại Hải Đăng Green Farm chia sẻ: “Để nuôi được một đàn gà công nghiệp bình thường thì người nông dân nào cũng có thể làm được. Nhưng để có thể nuôi được đàn gà theo tiêu chuẩn hữu cơ là điều khó vô cùng. Tuy nhiên cùng với sự chung tay giúp đỡ của Viện Nghiên cứu và ứng dụng nông nghiệp hữu cơ thì trại gà sau hơn 2 tháng hoạt động đã dần đi vào ổn định và hoàn thiện hơn. Lứa gà thứ hai sẽ được đưa vào quy trình SX với quy mô đồng loạt”.
Tháng 11/2018, lứa gà thứ hai gồm gần 3.000 con, giống gà ri Lạc Thủy F1 nguồn gốc từ Viện Chăn nuôi được đưa vào chăn nuôi. Sau khoảng 135 ngày, đàn gà sẽ xuất chuồng. Đây là lứa gà được giám sát nghiêm ngặt của Viện Nghiên cứu và ứng dụng nông nghiệp hữu cơ. Sản phẩm trước khi đưa ra thị trường sẽ được gắn mã giám sát và có những kết quả xét nghiệm về sự an toàn và thành phần dinh dưỡng trong thịt gà.
PHẠM TRUNG HIẾU
Nguồn: nongnghiep.vn
“Việt Nam đang rất thiếu những điều kiện để chăn nuôi hữu cơ, như con giống hữu cơ, thức ăn hữu cơ, quy trình, môi trường chăn nuôi hữu cơ. Việc chăn nuôi theo chuẩn VietGAHP nhằm hạn chế thực phẩm bẩn và nâng cao chất lượng nông sản. Trên nền thực hiện theo tiêu chuẩn VietGAP sẽ chuyển hướng tăng dần thành phần dinh dưỡng theo hữu cơ để đảm bảo chất lượng sản phẩm, bảo vệ môi trường, là một bước tiến mới trong SX”, ông Nguyễn Văn Cường chia sẻ.
- chăn nuôi hữu cơ li>
- Nuôi gà ri theo hướng hữu cơ li>
- nuôi gà ri li> ul>
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Tập đoàn Nhật Sojitz khai trương nhà máy chế biến thịt bò mát 10.000 tấn tại Tam Đảo
Tin mới nhất
CN,22/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất