Khởi nghiệp nuôi gà thịt cách đây 10 năm, từ 2 sào đất và 1.000 con gà, đến nay anh đã có 2 trang trại nuôi gà thả vườn quy mô 60.000 con/lứa. Anh cũng là nông dân nuôi gà thịt lông màu thả vườn có số lượng lớn nhất tỉnh, mỗi năm thu lợi nhuận hàng tỷ đồng. Nửa cuối năm 2019, với số vốn hơn 5 tỷ đồng, anh tiếp tục xây dựng 1 cơ sở ấp trứng công suất ban đầu 60.000 quả trứng/chu kỳ. Đó là hộ nông dân Ngô Việt Tiến, ngụ ấp Thanh Bình, xã Thanh Lương, thị xã Bình Long (tỉnh Bình Phước).
ĐỨNG LÊN TỪ THẤT BẠI
Gia đình anh Ngô Việt Tiến đến sinh sống tại ấp Thanh Bình từ những năm 2005 và mưu sinh bằng nhiều nghề, trong đó có nghề sấy long nhãn. Tuy nhiên, sấy long nhãn bị thất bại sau 2 năm, từ đó anh chuyển qua nuôi gà đẻ, gà thịt, nhưng rồi cũng không thành công. Anh rút ra kinh nghiệm, do chăn nuôi truyền thống, nhỏ lẻ thiếu kỹ thuật nên gà hay bị bệnh, con giống không tốt, gà bị chết nhiều, dẫn đến thua lỗ. Trăn trở suy nghĩ một thời gian, anh quyết định tiếp tục nuôi gà nhưng cách làm hoàn toàn thay đổi. Anh cải tạo lại lò sấy nhãn thành chuồng úm gà (úm bằng củi), đồng thời tìm mua loại gà phù hợp, tin cậy, có chất lượng, độ đồng đều cao, mẫu mã đẹp làm con giống chủ lực và anh đã “bén duyên” với gà giống Bình Định.
Nhân viên kỹ thuật tiêm vắc-xin Marek cho gà 1 ngày tuổi tại trại gà của hộ anh Ngô Việt Tiến, ấp Thanh Bình, xã Thanh Lương
Năm 2009, Trạm Khuyến nông thị xã Bình Long thành lập Câu lạc bộ (CLB) chăn nuôi gà ấp Thanh Bình. Anh Tiến tiên phong tham gia và làm Chủ nhiệm CLB, đồng thời thực hiện mô hình nuôi gà thả vườn để đánh giá hiệu quả kinh tế. Hơn 3 tháng nuôi với 1.000 con gà, anh lãi 35 triệu đồng. Số tiền lãi cộng với vay mượn thêm, anh đầu tư nuôi quy mô lớn hơn đến 5.000 rồi 10.000 con/lứa. Năm 2011, anh tham gia lớp học nghề nuôi gà, sau đó là lớp trung cấp thú y và không bỏ sót bất kỳ lớp tập huấn nào. CLB ổn định và phát triển cả về quy mô, số thành viên, anh kiêm luôn công việc cung ứng con giống, thức ăn và thuốc thú y cho các thành viên, hộ dân có nhu cầu.
Nhờ có vốn tích lũy, năm 2012 anh mua đất đầu tư xây dựng trang trại nuôi gà hiện đại với quy mô 30.000 con/lứa, cùng hệ thống chăm sóc (cho ăn, uống) tự động, đồng thời tham gia chương trình chăn nuôi theo quy trình VietGAHP và an toàn dịch bệnh. Với việc đầu tư đồng bộ, kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh, giá bán ổn định nên hiệu quả kinh tế cao. Năm 2015, anh tiếp tục đầu tư mở rộng thêm 1 trại nuôi gà với quy mô 30.000 con. Đến năm 2017, anh đã có 2 trang trại ổn định, quy mô 60.000 con/lứa, mỗi năm nuôi 3 lứa.
THÀNH CÔNG NHỜ CÔNG NGHỆ CAO, CHĂN NUÔI AN TOÀN SINH HỌC
Từ thực tế chăn nuôi, anh Tiến cho rằng, để nuôi gà đạt hiệu quả kinh tế cao thì phải hạ giá thành, sản phẩm đảm bảo an toàn, đạt chất lượng cao. Vì vậy, cần chăn nuôi tập trung, quy mô lớn, gắn với thị trường tiêu thụ. Một mặt tích cực tham gia học tập kiến thức kỹ thuật trên tất cả kênh, nắm bắt thông tin nhu cầu thị trường; hơn nữa anh rút kinh nghiệm từ thực tiễn về cách phòng, trị, kiểm soát tốt dịch bệnh. Đồng thời, anh đầu tư đồng bộ trong tất cả khâu như con giống, úm, cho ăn, uống… đều tự động, đạt chuẩn quy định. Anh cũng dùng các loại men sinh học để bổ sung, tăng sức đề kháng và giảm tối đa mùi hôi, chích ngừa vắc-xin đầy đủ; cách ly, vệ sinh, phun khử trùng định kỳ. Trang trại của anh đạt tiêu chuẩn, được cấp giấy chứng nhận an toàn dịch bệnh và chuẩn VietGAHP, là mô hình để người chăn nuôi trong và ngoài thị xã tham quan học tập.
Ngày 25-10-2019, Cục Sở hữu trí tuệ thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ đã cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho gà thả vườn Thanh Lương. Đây là tin vui đối với hộ anh Ngô Việt Tiến nói riêng và nông dân nuôi gà xã Thanh Lương nói chung, đồng thời khẳng định được vị trí, thương hiệu gà Thanh Lương trên thị trường.
10 năm qua, anh Tiến đã thành công trong nuôi gà thịt lông màu thả vườn với các giống gà khác nhau; cùng với kỹ thuật, kinh nghiệm được tích lũy, thị trường tiêu thụ khẳng định nên năng suất, chất lượng đảm bảo. Tuy nhiên, con giống luôn phải phụ thuộc các công ty cung ứng giống. Có lúc con giống khan hiếm, giá biến động lớn ảnh hưởng giá thành sản xuất. Vì vậy, giữa năm 2019, anh Tiến đã đầu tư 1 cơ sở ấp trứng với quy mô 60.000 trứng/chu kỳ ấp (3 máy, mỗi máy có công suất 20.000 trứng), đồng thời anh chuyển 1 trại từ nuôi gà thịt sang gà đẻ. Ngày 22-10-2019, mẻ gà con đầu tiên đã ra lò và nở đạt 92%. Đây là thành công, cũng là động lực lớn để anh mở rộng quy mô đàn gà và trang bị thêm máy ấp trong thời gian tới. “Thị trường gà giống hiện không ổn định, giá lại cao nên tôi sẽ cố gắng đầu tư thêm máy, nâng công suất lên khoảng 150.000-200.000 gà con/đợt ấp để phục vụ trang trại và người chăn nuôi trong khu vực” – anh Tiến cho biết.
Có thể nói, anh Tiến là điển hình về người nông dân thời công nghệ 4.0. Dám nghĩ, dám làm, dám đầu tư, phù hợp với xu thế và hướng đi của nền nông nghiệp hiện đại.
Nguyễn Thị Hạnh
Nguồn: Báo Bình Phước
- công nghệ cao li>
- nuôi gà thời công nghệ li> ul>
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất