Dự án ứng dụng kỹ thuật nuôi giun quế làm nguồn thức ăn cho gia súc, gia cầm, thủy sản trên địa bàn 3 xã Hùng Mỹ, Yên Lập, Kiên Đài của huyện Chiêm Hóa (tỉnh Tuyên Quang) được triển khai thực hiện từ tháng 6-2018 đến tháng 5-2019 tại thôn Nà Mo, xã Yên Lập. Sau 6 tháng thực hiện, bước đầu dự án cho thấy hiệu quả kinh tế thiết thực, nhất là đối với người chăn nuôi gia cầm trên địa bàn xã.
Nuôi giun quế tại gia đình anh Hà Văn Tuấn, thôn Nà Mo, xã Yên Lập (Chiêm Hóa).
Anh Hồ Văn Tuấn, thôn Nà Mo, xã Yên Lập là hộ tiên phong thực hiện dự án cho biết, gia đình nuôi trên 2.000 con vịt và nuôi lợn thịt, trước đây nguồn chất thải của gia cầm, gia súc xử lý không triệt để. Từ khi có dự án nuôi giun quế 2 trong 1, gia đình anh Tuấn đã mạnh dạn nuôi thử trên 20 m², sau 2 tháng nuôi thì được thu hoạch, cho vịt ăn giun thấy vịt con lớn nhanh, sức đề kháng tốt, phát triển đồng đều, chi phí thức ăn giảm khoảng 20%.
Chị Hà Thị Bẩy, thôn Nà Mo, xã Yên Lập đang nuôi gối đàn vịt bầu trên 1.600 con, trong đó có trên 1.000 con vịt đang trong giai đoạn sinh sản. Chị Bẩy cho biết, trước đây, để đảm bảo cho đàn vịt phát triển, mỗi ngày thức ăn tinh từ cám và các phụ phẩm nông nghiệp khác, thuốc phòng trừ dịch bệnh… chi phí hết gần 2 triệu đồng, nhất là trong giai đoạn vịt đẻ trứng thì nhu cầu về dinh dưỡng càng tăng cao. Từ khi dự án ứng dụng kỹ thuật nuôi giun quế làm nguồn thức ăn được triển khai trên địa bàn xã, chị đã thực hiện nuôi vịt kết hợp cho ăn giun quế và thấy được hiệu quả rõ rệt. Vịt đẻ mau hơn, chất lượng trứng và chất lượng thịt vịt được đánh giá cao.
Xuất phát từ nhu cầu thực tế, số lượng gia súc, gia cầm, thủy sản và đặc biệt là số đàn vịt bầu tại 3 xã Hùng Mỹ, Yên Lập, Kiên Đài đang tăng mạnh, chi phí về thức ăn cho vịt ngày càng cao. Vì vậy, việc tìm nguồn thức ăn sạch với chi phí thấp là nhu cầu cấp thiết với người chăn nuôi. Giun quế có hàm lượng Protein thô chiếm 70% trọng lượng khô, hàm lượng đạm của giun tương đương với bột cá, bột đậu tương thường được dùng trong thức ăn chăn nuôi. Ngoài ra, giun còn có các loại kích thích tố sinh trưởng tự nhiên giúp cho vật nuôi tăng trưởng nhanh, kháng những bệnh thông thường, mẫu mã đẹp, thịt thơm, ngon…
Ở vùng nông thôn, chất thải chăn nuôi, phế thải rau, củ, quả… rất phổ biến, giun quế có khả năng xử lý toàn bộ, tránh gây ô nhiễm môi trường, phân giun quế và mùn bã sau quá trình nuôi giun là nguồn phân bón hữu cơ rất tốt. Đặc biệt khi sử dụng giun quế trong chăn nuôi sẽ góp phần mang lại nguồn thực phẩm sạch, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi.
Bài, ảnh: Lê Duy
Nguồn: Báo Tuyên Quang
- nuôi trùn quế li>
- nuôi giun quế li> ul>
- Anh xác nhận cúm gia cầm H5N1 ở một trại nuôi gia cầm thương mại
- Nuôi chim có lông 7 màu được cấp mã nuôi động vật quý hiếm
- Bổ sung sắt uống để phòng ngừa thiếu máu ở heo con sơ sinh
- Theo mùa vịt chạy đồng
- JBS – Tập đoàn sản xuất thịt hàng đầu thế giới muốn lựa chọn Việt Nam trở thành địa bàn chiến lược
- Tuyên Quang: Ra mắt Chi hội Nông dân nghề nghiệp chăn nuôi lợn đen sinh sản xã Hùng Lợi
- Rối loạn chất lượng thịt ức ở gà thịt hiện đại
- 13.624 khách tham quan triển lãm Vietstock 2024 và Aquaculture Vietnam 2024
- An Giang: Nuôi bò thịt theo hướng tuần hoàn, lợi nhuận tăng 29%
- Vietstock sẽ trở lại vào tháng 10 năm 2025
Tin mới nhất
T4,20/11/2024
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 11 năm 2024
- Anh xác nhận cúm gia cầm H5N1 ở một trại nuôi gia cầm thương mại
- Nuôi chim có lông 7 màu được cấp mã nuôi động vật quý hiếm
- Bổ sung sắt uống để phòng ngừa thiếu máu ở heo con sơ sinh
- Theo mùa vịt chạy đồng
- JBS – Tập đoàn sản xuất thịt hàng đầu thế giới muốn lựa chọn Việt Nam trở thành địa bàn chiến lược
- Tuyên Quang: Ra mắt Chi hội Nông dân nghề nghiệp chăn nuôi lợn đen sinh sản xã Hùng Lợi
- Rối loạn chất lượng thịt ức ở gà thịt hiện đại
- 13.624 khách tham quan triển lãm Vietstock 2024 và Aquaculture Vietnam 2024
- An Giang: Nuôi bò thịt theo hướng tuần hoàn, lợi nhuận tăng 29%
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất