Bằng niềm đam mê, nhiệt huyết, nhất là nối tiếp truyền thống nuôi vịt của gia đình, anh Ngô Hồng Thứ (ấp Vĩnh Hòa, xã Tân Tập, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An) không chỉ thành công với mô hình Nuôi vịt trời mà còn góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho hơn 30 hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn.
- Hiệu quả trong việc liên kết nuôi vịt trời
- Phòng trị bệnh do vi khuẩn E.coli ghép thương hàn ở vịt trời
- Công thức phối trộn thức ăn cho vịt trời
- Kỹ thuật úm vịt trời hiệu quả nhất
Anh Thứ luôn tâm huyết, trách nhiệm với nghề nuôi vịt
Gia đình anh có kinh nghiệm nuôi vịt siêu thịt, cũng nhờ nuôi vịt, cha mẹ anh Thứ có điều kiện nuôi các con ăn học thành tài, có việc làm ổn định. Song, theo thời gian, việc nuôi vịt siêu thịt có lợi nhuận rất ít, bởi vịt thường xuyên bị bệnh, giá cả bấp bênh, thời gian nuôi lâu và giá thức ăn tăng cao. Trăn trở với việc nuôi vịt của gia đình, anh Thứ bắt đầu tìm tòi, nghiên cứu nuôi các loại vịt khác nhau nhằm tìm ra giống vịt chất lượng, chi phí đầu tư thấp, phù hợp với thị trường.
Anh Thứ trải lòng: “Năm 2013, tôi cùng gia đình dự tiệc tại một nhà hàng ở TP.HCM. Bữa đó, nhà hàng có đãi món vịt trời nướng muối ớt với giá bán 550.000 đồng/con, trọng lượng gần 1kg. Ai ăn cũng khen ngon bởi thịt có vị ngọt tự nhiên, mùi thơm rất đặc trưng. Sau bữa tiệc đó, tôi về chợ nông sản huyện Thạnh Hóa tìm mua vịt trời để nuôi thử nhưng không thành công”. Dù thất bại nhưng anh Thứ vẫn không nản lòng và lặn lội đến các tỉnh miền Tây, thậm chí miền Bắc để tìm mua được các giống vịt trời chất lượng, phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu địa phương. Thậm chí, có lúc anh mua 15 con vịt trời Hà Nội với giá 10 triệu đồng để nuôi thử nghiệm. Sau 6 tháng, vịt bắt đầu đẻ trứng. Lứa trứng đầu tiên tỷ lệ nở rất thấp, con giống nhỏ, không chất lượng. Anh gặp các kỹ sư, chuyên gia để nhờ tư vấn về kỹ thuật chăn nuôi vịt trời sao cho sinh trưởng tốt, tỷ lệ nở cao, sinh sản khỏe. Nhờ được tư vấn, cộng với gia đình có kinh nghiệm nhiều năm nuôi vịt, đến nay, tỷ lệ trứng nở đạt trên 70%, chất lượng con giống ngày càng tốt.
Anh Thứ cho biết: “Từ 15 con vịt giống ban đầu, tôi đã nhân giống hàng chục ngàn vịt giống bán cho người dân trong và ngoài tỉnh. Hiện nay, gia đình tôi có khoảng 700 con vịt giống bố mẹ và hơn 2.000 vịt thịt. Bình quân, vịt thịt bán 100.000 đồng/con trọng lượng từ 1-1,2kg; vịt giống 10.000 đồng/con, thị trường tiêu thụ vịt thịt chủ yếu là TP.HCM. Sau khi trừ chi phí, hàng năm, tôi thu lợi nhuận hàng trăm triệu đồng từ nuôi vịt trời”.
Vịt trời là giống bán hoang dã nên kỹ thuật nuôi không khó và ít công chăm sóc. Cụ thể, vịt giống từ khi mua về, nuôi khoảng 60 ngày là có thể bán, thức ăn cho vịt chủ yếu là cám, gạo, lục bình; tiêm ngừa 2 đợt (đợt 1 là vịt giống mới nở, đợt 2 khi vịt chuẩn bị đẻ trứng). Thấy mô hình mang lại giá trị kinh tế cao, anh Thứ còn chủ động cung cấp con giống, kỹ thuật và bao tiêu đầu ra cho các hộ có hoàn cảnh khó khăn để cùng vươn lên làm giàu, ổn định cuộc sống.
Chủ tịch Hội Nông dân huyện Cần Giuộc – Nguyễn Văn Trầm chia sẻ: “Huyện Cần Giuộc ngoài phát triển cây rau thì Hội Nông dân các cấp còn tạo điều kiện cho nông dân phát triển nhiều mô hình nông nghiệp hiệu quả khác như nuôi ốc, trồng dưa lưới ứng dụng công nghệ cao, trồng lan kết hợp nuôi cá,… trong đó có mô hình Nuôi vịt trời. Theo đó, huyện đã tạo điều kiện cho xã Tân Tập thành lập tổ hợp tác nuôi vịt trời với 15 thành viên tham gia, mỗi thành viên được hỗ trợ vay vốn từ 30-50 triệu đồng từ Quỹ Hỗ trợ nông dân. Có thể nói, mô hình Nuôi vịt trời của anh Thứ không chỉ giúp gia đình tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống mà còn mở ra hướng đi mới cho người dân quê mình”.
Dù đạt được nhiều thành công trong mô hình Nuôi vịt trời, anh Thứ vẫn còn băn khoăn về kế hoạch chăn nuôi trong thời gian tới. Cụ thể, anh muốn mở rộng quy mô trang trại để tạo việc làm cho nhiều người nhưng hiện diện tích đất chăn nuôi của gia đình đều nằm trong khu quy hoạch, anh không dám mạnh dạn đầu tư mở rộng trang trại. Giờ đây, anh Thứ chỉ mong các dự án quy hoạch sớm được triển khai và anh tìm được chỗ chăn nuôi mới, ổn định để phát triển mô hình. Tin rằng, với sự tâm huyết, trách nhiệm, anh Thứ sẽ ngày càng thành công với mô hình Nuôi vịt trời./.
Lê Ngọc
Nguồn: Báo Long An
- Hiệu quả trong việc liên kết nuôi vịt trời
- Phòng trị bệnh do vi khuẩn E.coli ghép thương hàn ở vịt trời
- Công thức phối trộn thức ăn cho vịt trời
- Kỹ thuật úm vịt trời hiệu quả nhất
- nuôi vịt trời li>
- Mô hình nuôi vịt trời li>
- Kỹ thuật làm chuồng nuôi vịt trời li> ul>
- Sử dụng vắc xin AVAC ASF LIVE, chủ đại lý bán gần 1.000 tấn cám/tháng an tâm nuôi lợn
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- Ứng dụng chế phẩm vi sinh để xử lý bã dong riềng làm phân bón hữu cơ và thức ăn chăn nuôi
- Hải Dương sẽ thực hiện cấm chăn nuôi tại 270 khu dân cư ở các phường, thị trấn
- Giá trâu bò thấp, người chăn nuôi gặp khó
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Tập huấn phòng, chống dịch bệnh động vật năm 2024
- Mavin nhận giải thưởng danh giá về Trách nhiệm xã hội
- Thiết lập và tăng cường lá chắn miễn dịch cho lợn
- Nuôi bò thịt tuần hoàn, giảm ô nhiễm môi trường, lợi nhuận tăng 29%
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
Tin mới nhất
CN,17/11/2024
- Sử dụng vắc xin AVAC ASF LIVE, chủ đại lý bán gần 1.000 tấn cám/tháng an tâm nuôi lợn
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- Ứng dụng chế phẩm vi sinh để xử lý bã dong riềng làm phân bón hữu cơ và thức ăn chăn nuôi
- Hải Dương sẽ thực hiện cấm chăn nuôi tại 270 khu dân cư ở các phường, thị trấn
- Giá trâu bò thấp, người chăn nuôi gặp khó
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Tập huấn phòng, chống dịch bệnh động vật năm 2024
- Mavin nhận giải thưởng danh giá về Trách nhiệm xã hội
- Thiết lập và tăng cường lá chắn miễn dịch cho lợn
- Nuôi bò thịt tuần hoàn, giảm ô nhiễm môi trường, lợi nhuận tăng 29%
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất