[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Đến xã Liên Hà (huyện Đông Anh, TP Hà Nội) hỏi về chăn nuôi, ai cũng sẽ nói ngay về vợ chồng ông Hoàng Minh Ngọc – bà Dương Thị Mừng chuyên chăn nuôi gà giống. Điều đáng ghi nhận, là gia đình ông Ngọc đã ứng dụng chăn nuôi công nghệ cao với trang thiết bị tiên tiến, kết nối mạng trong quản lý điều hành trong giao dịch kinh doanh. Đặc biệt, ông Ngọc còn áp dụng công nghệ xử lý môi trường và nhân giống gà bằng phương pháp Thụ tinh nhân tạo, nên ông còn có tên mà người chăn nuôi đặt cho là ông Ngọc “bắn tinh gà”.
Bỏ kinh doanh ô tô về nuôi gà…
Tiếp xúc với ông trong hơn 2 giờ liền trong chuồng nuôi, là người có chuyên môn mà tôi cũng thấy nhiều ngỡ ngàng về những điều tưởng như đơn giản, song lại là một quá trình dày công tâm huyết phấn đấu của một con người xuất phát từ nghề nông thực thụ. Ông Ngọc nói luôn: “Các anh yên tâm mặc dù đứng trong chuồng gà để làm việc nhưng các anh không sợ “ngạt” vì môi trường chuồng nuôi đã được xử lý rất tốt”. Hơn hai tiếng đứng ở chuồng nuôi nói chuyện, tham quan và làm việc, chúng tôi cảm nhận không phải đứng trong chuồng gà nữa, gần như không bị mùi hôi, mùi phân gà ám ảnh …. thậm chí, còn thấy man mát mùi thơm của lúa gạo trong chuồng nuôi.
Ông Ngọc (trái) và tác giả bài viết trong trại chăn nuôi gà
Tâm sự với chúng tôi, ông vào nghề với 2 bàn tay trắng qua thời gian bươn trải với bao nghề, kể cả việc kinh doanh ô tô, trong nước, đi nước ngoài rồi cái duyên với “chăn nuôi” tới, ông Ngọc quay về với chăn nuôi gà từ năm 2006. Vất và với chăn nuôi nhỏ lẻ, hiệu quả không cao, ông đề xuất với lãnh đạo xã xin ra khu chăn nuôi mới, được xã đồng tình ủng hộ cao, ông quyết định đầu tư. Cơ sở để ông mạnh dạn đầu tư đó là chủ trương định hướng của Hà Nội là: phát triển chăn nuôi theo vùng, xã trọng điểm, chăn nuôi theo quy mô lớn ngoài khu dân cư; chăn nuôi sinh học công nghệ cao và chủ trương sản xuất giống để có hiệu quả kinh tế cao… Ngoài ra, ông Ngọc nhận định xu thế tiến bộ của thế giới muốn phát triển được phải chăn nuôi theo hướng sinh học gắn với bảo vệ môi trường, đưa công nghệ cao vào sản xuất…
Với tổng diện tích ông được xã tạo điều kiện ra ngoài khu dân cư là 9.800 m², ông đầu tư xây dựng chuồng nuôi theo công nghệ chăn nuôi khép kín sử dụng điều chỉnh nhiệt bằng điện. Điều ông lưu tâm nhất đó là hệ thống xử lý môi trường để không gây ô nhiễm môi trường cho chính những người chăn nuôi và cho khu vực xung quanh, ông chắc chắn rằng công nghệ xử lý môi trường của mình rất đảm bảo; đến nay, ngành chức năng phê duyệt và định kỳ kiểm tra chấp thuận để khu chăn nuôi được hoạt động đảm bảo vệ sinh môi trường.
Khi mới vào nghề, ông Ngọc gặp không ít khó khăn từ hạ tầng đến liên kết các chăn nuôi trong khu vực, việc bố trí xe cộ, phương tiện đi lại, đường vào đường ra sao cho thuận lợi và đảm bảo quy trình an toàn dịch. Ông cũng đã đầu tư thời gian, kể cả kinh phí để đi học hỏi kinh nghiệm từ các khu chăn nuôi. Với sự nhiệt huyết của ông, đi đến đâu được mọi người giúp đến đó, kể cả đến tận trang trại của ông để tham gia, góp ý hướng dẫn về kỹ thuật. Đặc biệt về quản lý trang trại, ông mạnh dạn đầu tư công nghệ nối mạng qua hệ thống Intenet để điều hành. Kinh nghiệm này ông luôn nghĩ phải ứng dụng ngay nhằm giảm chi phí đầu vào và điều quan trọng là giúp ông đi đến đâu (kể cả ở trong nước hay đi nước ngoài) ông vẫn “biết và sát đàn gà” đến đó. Chính công nghệ này đã giúp ông giảm nhân công, giảm chi phí đầu vào từ đó tăng thu nhập, hơn nữa kịp thời phát hiện những bất thường về dịch bệnh trên đàn gà để kịp thời xử lý.
Đầu năm 2016 trang trại đi vào hoạt động đến nay ông đã có trang trại hoạt động khá ổn định và hiệu quả. Với 3,5 vạn gà đẻ cùng với một mạng lưới gia công 22 hộ với khoảng 3,5 vạn gà nữa để cùng ông hợp tác tiêu thụ. Hiện tại, hàng tháng các trang trại của ông xuất bán bình quân khoảng 45 vạn con gà giống (bình quân khoảng 1,5 vạn con/ngày) đi các tỉnh thành cả nước (giống gà xuất bán chủ yếu là gà ta lai, gà Ai cập lai, Mía lai …). Chất lượng gà giống được mọi người chăn nuôi ghi nhận, ông Ngọc cho rằng: “Chất lượng gà của tôi không đảm bảo, thì chắc chắn tôi không thể tồn tại và phát triển được”.
Nhân giống bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo
Công nghệ mà ông say xưa kể và chia sẻ với chúng tôi đó là công nghệ nhân giống bằng phương pháp “Thụ tinh nhân tạo gà” mà ông được mọi người dân tặng cho cái tên “ông Ngọc bắn tinh gà”. So với các nước tiên tiến trên thế giới, công nghệ này không còn mới, song với người chăn nuôi như ông thì đây là cái mới và hiệu quả. Ông cũng mới áp dụng từ khi lập trang trại đến nay nhưng quả thật thấy một hiệu quả rất cao. Lợi thế mà ông chia sẻ về ứng dụng công nghệ này đó là chủ động chọn được giống tốt (gà trống có phẩm chất giống, khỏe mạnh, có ngoại hình đẹp, không bệnh tật …). Điều chỉnh được thời gian khai thác tinh cho đàn gà trống, chăm sóc nuôi dưỡng cho đàn gà trống riêng để đạt phẩm chất giống tốt. Loại thải ngay những con trống kém chất lượng, không đạt tiêu chuẩn. Đảm bảo không lây nhiễm bệnh tật khi không may gà trống mang bệnh (nhất là những bệnh mãn tình khó phát hiện). Hơn nữa khi áp dụng thụ tinh nhân tạo sẽ tạo được sự đồng loạt cho đàn gà mái cũng phối tinh một lúc tạo phản xạ cho đàn gà mái đẻ trứng đồng loạt vừa đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm vừa đỡ nhân công khi đi thu trứng trong chuồng nuôi. Trứng gà trong chuồng nuôi được đồng loạt thu cùng thời điểm vừa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm vừa chủ động cho việc chọn trứng ấp nở đạt tỷ lệ cao. Hiện nay ứng dụng công nghệ này, tỷ lệ ấp nở trứng trong đàn gà của ông đã đạt 85 – 87 % (trước đây cho gà nhảy trực tiếp chỉ đạt dưới 80 %), một tỷ lệ vừa nâng cao chất lượng giống vừa cho thu nhập cao và chủ động được việc xuất bán giống gia cầm. Lợi thế là tính toán được ngay số lượng đàn “gà trống” để chủ động tạo đàn “gà mái” cho phù hợp với quy mô trang trại. Đặc biệt khi cần giống gà gì chỉ cần đi chọn mua giống gà đó (chọn gà trống mang về khai thác tinh) để về áp dụng tại trang trại và chỉ trong thời gian ngắn là có kết quả. Cũng từ công nghệ này, còn mang tinh từ trang trại này đến trang trại khác để nhân giống, không cần trang trại nào cũng phải nuôi “gà trống” nữa.
Một lợi thế nữa, là khi áp dụng thụ tinh nhân tạo còn chủ động phát hiện những gà mái kém chất lượng để loại thải ngay. Ông Ngọc hồ hởi chia sẻ việc ứng dụng công nghệ này ông cùng các cộng sự, đội ngũ nhân công giúp việc cũng nhàn hơn rất nhiều về việc phát hiện chất lượng giống, tìm con trống, con mái sao cho tốt vì phải thông qua đời sau để chọn lựa (lứa gà con sinh ra) mới biết để tính việc chọn giống và quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, rất mất thời gian. Nguy hiểm hơn nếu không may con gà trống bị bệnh sẽ có hệ lụy cho một loạt gà mái và thế hệ con sinh ra.Lợi ích là vậy song nói về đầu tư thì thật đơn giản chỉ cần đầu tư 3 – 4 cán bộ kỹ thuật/dây (người tâm huyết, có trình độ kỹ thuật cao, khéo tay trong các thủ thuật) và một bộ dụng cụ cho công tác thụ tinh nhân tạo (súng bắn tinh, bình đựng tinh, dung dịch pha tinh …). Đúng là một lợi ích đáng kể, từ việc làm này cũng đã giúp ông liên kết được nhiều trang trại khác để chọn giống, nhân giống và liên kết nhiều chiều trong chăn nuôi.
Nói về công nghệ xử lý môi trường, ông cho biết đã bao năm từ ngày bước chân vào nuôi gà ông trăn trở vì biết rằng môi trường không tốt thì ảnh hưởng đủ thứ từ sức khỏe người trong gia đình, người chăn nuôi đến người tiêu dùng, an toàn thực phẩm, vấn đề tiêu thụ sản phẩm. Từ trăn trở đó ông đã ngày đêm mày mò, ngày đêm dùng nhiều sản phẩm ứng dụng và không biết bao thời gian “ăn, ngủ” tại chuồng nuôi để tìm ra chế phẩm xuất phát từ sản phẩm nông nghiệp. Đó là dùng cám gạo phối hợp với rỉ mật đường ủ với chế phẩm sinh học. Tất cả những sản phẩm này đều dễ mua, dễ kiếm ngay tại nơi sinh sống, nơi mở trang trại và điều quan trọng hơn là người chăn nuôi nào cũng có thể ứng dụng được, kể cả chăn nuôi theo phương thức hộ gia đình. Về nguyên liệu,dùng cám gạo 100 kg cùng 20 kg rỉ mật và khoảng 0,5 kg đến 01 kg men ủ phối trộn ủ từ 5 – 7 ngày là đưa vào sử dụng, đơn giản là rắc đều trong nền chuồng nuôi là được. Hai công nghệ trên (thụ tinh nhân tạo và xử lý môi trường) ông luôn sẵn sàng tư vấn và chia sẻ với người chăn nuôi bởi ông nghĩ chăn nuôi phải tạo sự liên kết và tương trợ với nhau mới phát triển bền vững.
Thời gian tới, ông Ngọc mở rộng trang trại, nhất là hệ thống chăn nuôi gia công để tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động và tăng thu nhập. Đồng thời tiếp tục đưa công nghệ cao vào thực tiễn sản xuất kể cả đi học kinh nghiệm ở nước ngoài để ứng dụng có hiệu quả hơn. Tiếp tục thực hiện tốt hơn công tác lai tạo giống, đưa các giống mới và duy trì các giống bản địa của Việt Nam, đồng thời làm tốt công tác xử lý môi trường. Ông cũng mong muốn các cấp, các ngành quan tâm hơn đến các chính sách, đặc biệt các chính sách về liên kết chuỗi, tiêu thụ sản phẩm về giống và môi trường để phát triển chăn nuôi hiệu quả và bền vững.
Hy vọng mô hình này của ông Ngọc sẽ được nhân rộng, thông tin chi tiết mọi người có thể liên hệ trực tiếp để được ông chia sẻ và như ông nói, ông sẵn sàng truyền nghề thụ tinh nhân tạo gà miễn phí và hướng dẫn cách xử lý môi trường cho các hộ nông dân khi có nhu cầu.
- Địa chỉ: Hà Lỗ, xã Liên Hà huyện Đông Anh, TP Hà Nội
- Điện thoai 0988160149
- Email [email protected])./.
Nguyễn Ngọc Sơn
Chi cục trưởng – Chi cục Thú y Hà Nội
Chăn nuôi gà hơn kinh doanh ô tô
Với phương thức và cách làm trên những năm qua ông Mừng chia sẻ “chăn nuôi gà” hơn “kinh doanh ô tô” mà ông đã làm trước đây. Thuận buồm xuôi gió, trừ chi phí gia đình ông có thu nhập không đưới 2- 3 tỷ đồng/năm, hơn nữa ông cũng đã tạo công ăn việc làm khoảng 30 đến 40 lao động làm tại trang trại của ông và từ 22 hộ nuôi gia công với thu nhập khoảng 4 – 6 triệu đông/tháng.
- chăn nuôi gà li>
- xác định giới tính gà li>
- phương pháp thụ tinh nhân tạo li>
- bắn tinh gà li> ul>
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
- Thị trường nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
- Thị trường nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất