Hơn 40 năm chăn nuôi thủy sản, sinh vật mới với nhiều chủng loại khác nhau, nhưng từ đầu năm 2019 đến nay, lão nông Ngô Hữu Phước (64 tuổi, ngụ ấp Đông Hậu, xã Ngãi Tứ- Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long) đột ngột mở trang trại sản xuất trứng ruồi đen, ruồi thương phẩm đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế bất ngờ và đầy lạc quan.
Một góc trang trại nuôi ruồi của ông Phước.
Ông Phước cho biết: “Đây là loại sinh vật đặc biệt dễ nuôi, ít bị dịch bệnh, tốc độ sinh sản và tăng trưởng rất cao. Đặc biệt chi phí nuôi rất ít tốn kém, giá bán rất ổn định; chất đạm trong chúng cao hơn rất nhiều so với các loại côn trùng khác lại không có mùi hôi nên đảm bảo về môi trường”.
Theo lời ông Phước, loại ruồi đen ông nuôi có tên khoa học là Hermetia Illucens, không gây hại và dịch bệnh như các loại ruồi thông thường khác.
Từ 2kg trứng ruồi giống ban đầu ông mua với giá 350.000 đ/kg đến nay ông đã tạo được nguồn trứng ruồi rất ổn định và phát triển rất tốt. Hiện sau 2- 3 ngày là ông có được một lứa ruồi con từ 30- 50kg, mỗi ký có 70- 80 trứng có màu sắc trắng sáng, đẹp mắt.
Hiện tại dù giá bán trứng ruồi, ấu trùng rất cao, xấp xỉ 15 triệu đồng mỗi ký nhưng ông Phước không bán. Ông để nuôi lớn làm thức ăn cho trên 150.000 con cá bống tượng đang được thả nuôi trên 50ha mặt nước. Giá ruồi thương phẩm sau khi sinh cũng được ông bán với giá từ 25.000- 30.000 đ/kg.
Theo tính toán của ông Phước, cứ 1kg trứng ruồi sẽ phát triển thành 4 tấn ruồi thành phẩm. Đây chính là con số đã được kiểm chứng và khá hấp dẫn với người chăn nuôi.
Ông Ngô Hữu Phước bên trang trại nuôi ruồi đen.
Ông Phước chia sẻ kinh nghiệm khi phát triển đàn ruồi của mình: toàn bộ khu vực chúng đẻ đều phải bao lưới kín để chúng không thoát ra ngoài và không bị những côn trùng khác xâm nhập. Nhiệt độ trong chuồng phải đạt từ 25- 27 độ C.
Thức ăn chính là xác đậu nành được ông mua từ các cơ sở chế biến gần đó với giá từ 500- 600 đ/kg. Đặc biệt hơn cả là ruồi con rất thích ăn chuối chín vì có mùi ngọt, vì vậy mỗi ngày ông phải cho chúng ăn từ 20- 30kg chuối chín.
Giai đoạn nuôi ban đầu là mua trứng về ấp thành nhộng, sau 20- 25 ngày, chúng có màu đen, tự lột vỏ và biến thành ruồi thương phẩm.
Giai đoạn 2 là chúng sẽ đẻ trứng ruồi và tiếp tục lớn để thành nhộng rồi thành ruồi. Đặc điểm rất khác thường là sau khi trưởng thành hoàn chỉnh, chúng chỉ sống được từ 7- 9 ngày rồi tự chết. Như vậy tổng số ngày ruồi sống chỉ từ 40- 45 ngày.
Vì vậy người nuôi phải tranh thủ cho chúng đẻ trong thời gian ngắn ngủi này, từ đó người nuôi cần có biện pháp chăm sóc rất đặc biệt để thu hoạch ấu trùng từ ruồi.
Theo nhiều tài liệu và kinh nghiệm của những người từng nuôi loại côn trùng độc lạ này thì: ruồi thương phẩm, trứng ruồi, ruồi con rất được các loại thủy sản, gia súc, gia cầm ưa chuộng như: cá hô, sặt rằn, chạch lấu, cá bống tượng, chim, yến, và nhiều loại thú quý khác dù giá hiện khá cao.
Đặc biệt nhất là chúng có khả năng xứ lý rất tốt rác thải, biến chúng thành nguồn phân hữu cơ vi sinh rất tốt cho các loại cây trồng.
Sản phẩm ấu trùng của ruồi lính đen giàu chất dinh dưỡng với 42% protein; 34% chất béo. Riêng chất béo trong trứng có chứa nhiều axit lauric, loại axit này có công dụng tiêu diệt các loại vi rút gây bệnh sởi hay vi khuẩn Clostridium.
Lão nông Ngô Hữu Phước đúc kết mô hình của mình: “Trước đây, tôi chuyên nuôi trùn quế làm thức ăn cho trại giống cá bống tượng của mình cùng các loại thức ăn khác.
Từ khi sản xuất thành công trứng ruồi, ruồi thành phẩm làm thức ăn thay cho trùn quế chi phí đầu tư giảm trên 50%, ngược lại cá nuôi tăng trưởng rất nhanh so với trước. Với tình hình này, tôi sẽ mở rộng trang trại nuôi ruồi vừa làm thức ăn cho trang trại của mình vừa bán cho người nuôi trồng để tăng thêm thu nhập”.
PHAN THỊ ANH THƯ
Nguồn: Báo Vĩnh Long
- nuôi ruồi lính đen li>
- nuôi ruồi li> ul>
- Thiết lập và tăng cường lá chắn miễn dịch cho lợn
- Nuôi bò thịt tuần hoàn, giảm ô nhiễm môi trường, lợi nhuận tăng 29%
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Thịt nuôi cấy có thể trở thành thực phẩm sử dụng rộng rãi trên thế giới
- Bình Thuận: Toàn tỉnh hiện có trên 220 cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung
- FAO: Sản lượng ngũ cốc thế giới năm 2024 dự đoán sẽ giảm nhẹ 0,4%
- Lựa chọn chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà thịt giống
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 12/11/2024
- Pháp: Nâng mức nguy cơ dịch Cúm gia cầm từ trung bình lên cao
- Liên minh Đổi mới ngành công nghiệp thịt heo Trung Quốc-ASEAN chính thức ra mắt
Tin mới nhất
T6,15/11/2024
- Thiết lập và tăng cường lá chắn miễn dịch cho lợn
- Nuôi bò thịt tuần hoàn, giảm ô nhiễm môi trường, lợi nhuận tăng 29%
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Thịt nuôi cấy có thể trở thành thực phẩm sử dụng rộng rãi trên thế giới
- Bình Thuận: Toàn tỉnh hiện có trên 220 cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung
- FAO: Sản lượng ngũ cốc thế giới năm 2024 dự đoán sẽ giảm nhẹ 0,4%
- Lựa chọn chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà thịt giống
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 12/11/2024
- Pháp: Nâng mức nguy cơ dịch Cúm gia cầm từ trung bình lên cao
- Liên minh Đổi mới ngành công nghiệp thịt heo Trung Quốc-ASEAN chính thức ra mắt
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất