[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Những diễn biến vừa qua của ngành chăn nuôi lợn cho thấy tính cần thiết phải tìm những thị trường tiềm năng và ổn định để xuất khẩu thịt lợn.
Thị trường bấp bênh là nguyên nhân chính khiến ngành chăn nuôi lợn gặp khó
Trung Quốc – Thị trường lớn, hấp dẫn nhưng bấp bênh
Trung Quốc là nước sản xuất và tiêu thụ nhiều thịt lợn nhất thế giới, với tỉ lệ xấp xỉ 50% sản lượng thịt lợn toàn cầu. Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), từ năm 2015 trở lại đây, đầu lợn ở Trung Quốc bắt đầu giảm, một phần do ảnh hưởng của dịch bệnh xảy ra nhiều nơi. Nhưng yếu tố quan trọng nhất là Chính phủ rất quyết liệt thực thi Luật bảo vệ môi trường. Nhiều trang trại chăn nuôi lợn phải vĩnh viễn đóng cửa, do gần các khu dân cư, khu công trình sinh hoạt cộng đồng, gần khu vực sông ngòi. Năm 2015, sản lượng thịt lợn đạt 54,07 triệu tấn, giảm 3.25% so với năm 2014, năm 2016 đạt 52.99 triệu tấn, giảm 3,47% so với năm 2015.
Theo FAO, người Trung Quốc tiêu thụ gần 144.000 tấn thịt lợn mỗi ngày, tương đương 53 triệu tấn/năm.
Do cung không đủ cầu, từ năm 2015 đến nay, hàng năm Trung Quốc đều phải nhập trên 1 triệu tấn thịt lợn đông lạnh, vượt xa Nhật Bản, trở thành nước đứng đầu thế giới về nhập khẩu thịt lợn. Năm 2015, Trung Quốc đã nhập 1,02 triệu tấn, tăng 35,2% so với năm 2014. Năm 2016, quốc gia này cũng đã nhập tới 2,18 triệu tấn, tăng hơn 2 lần so với năm 2015. Dự kiến, năm 2017 sẽ nhập tới tới 2,3 triệu tấn, tăng 5,5% so với năm 2016.
Theo thống kê của FAO, người Trung Quốc rất thích ăn thịt lợn, từ khi bắt đầu mở cửa cải cách (năm1979), thịt lợn chiếm tới 93,1% “rổ thịt” của người Trung Quốc. Đến nay, tỉ trọng thịt lợn vẫn còn chiếm tới 65,1% nhu cầu các loại thịt của người dân nước này. Sản lượng thịt lợn bình quân đầu người/năm của Trung Quốc đã tăng rất nhanh: từ 7,2kg/người (năm 1979) lên 41,5kg/người năm 2016. Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ dự tính, từ năm 2012 – 2016, tiêu thụ thịt lợn của Trung Quốc đã tăng 6,1%.
Thực tế, số lượng thịt lợn nhập khẩu của Trung Quốc năm 2016 còn cao hơn nhiều so với số lượng FAO thống kê, bởi ngoài số lượng thịt lợn đông lạnh nhập khẩu từ các nước EU (Đan Mạch, Tây Ban Nha, Anh, Đức…), Hoa Kỳ, Canada,…Trung Quốc cũng nhập khẩu khá lớn lợn thịt lợn sống, chủ yếu từ Việt Nam qua con đường tiểu ngạch qua các cửa khẩu, lối mở, lối mòn mà chủ yếu là Lạng Sơn và Quảng Ninh… Ước tính, năm 2016, Trung Quốc đã thu mua từ Việt Nam trên 600.000 tấn thịt lợn hơi, với giá trị đạt trên 1 tỷ USD. Ngoài ra, đất nước đông dân nhất thế giới này còn nhập khẩu thịt lợn sống từ các nước Thái Lan, Lào, Campuchia…
Chính sách khuyến khích nhập khẩu thịt lợn và thu hẹp sản xuất trong nước để bảo vệ môi trường
Trung Quốc đang là một thị trường lớn và hấp dẫn đối với đối với các nhà xuất nhập khẩu thịt lợn, do số lượng nhập lớn, chiếm 30 – 40% tổng lượng thịt lợn xuất khẩu toàn cầu, giá mua cũng khá cao. Giá thịt lợn tại Trung Quốc đang cao nhất thế giới, nên các nhà nhập khẩu nước này đều muốn tăng số lượng nhập khẩu do chênh lệch giá khá cao.
Số liệu của Tổng cục Hải quan Trung Quốc cho thấy, năm 2016 giá thịt lợn trung bình tại Trung Quốc là 4,3 USD/kg lợn mảnh, cao hơn gần 2 lần so với giá thịt lợn nhập khẩu.
Trung Quốc đã cho phép trên 50 cảng rải khắp các tỉnh để tiếp nhận thịt lợn nhập khẩu.
Từ tháng 12/2016, Trung Quốc cũng cho phép nhập khẩu thịt lợn từ các nước EU chuyển bằng đường sắt, giúp giảm 30 ngày so với vận chuyển bằng đường biển, qua đó giúp giảm chi phí vận chuyển, giao dịch và tăng khả năng giao thương…
Cục chăn nuôi Trung Quốc bày tỏ lo ngại về một số quy định của chính phủ như: Hạn chế mở rộng chăn nuôi lợn, nghiêm ngặt trong thực hiện bảo vệ môi trường, khuyến khích nhập khẩu thịt lợn… đang là các thách thức đối với ngành chăn nuôi lợn của Trung Quốc mà trực tiếp đã liên tục làm suy giảm đầu lợn nái và đàn lợn nuôi thịt tại Trung Quốc vài năm gần đây. Theo Cục Chăn nuôi Trung Quốc, đến tháng 12/2016, dự kiến đàn lợn nái và lợn thịt thương phẩm của Trung Quốc đã giảm tương ứng là 3,6% và 4,2% so với cùng kỳ nâm 2015. Năm 2016, sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm 3,4% xuống còn 52,99 triệu tấn. Ước tính năm 2017, số lượng đầu heo của nước này sẽ giảm tiếp 3,4 triệu con. Tuy nhiên, các công ty sản xuất lợn quy mô lớn của Trung Quốc lại không lo ngại nhiều vì giá bán lợn hơi vẫn đạt cao, chăn nuôi lợn vẫn có lãi lớn và tỷ trọng thịt lợn nhập khẩu cũng chỉ chiếm từ 5-7% tổng nhu cầu tiêu dùng thịt lợn tại Trung Quốc. Hơn nữa, người tiêu dùng Trung Quốc cũng vẫn chuộng thịt tươi hơn là thịt lợn đông lạnh nhập khẩu.
Khả năng mở rộng thị trường xuất nhập khẩu thịt lợn sang Trung Quốc
Với những lợi thế đang có của ngành chăn nuôi lợn Việt Nam như khả năng tăng đàn cao, Việt Nam đang đứng trong TOP 5 các nước sản xuất nhiều thịt lợn nhất thế giới, dư thừa thịt lợn lớn, để có thể xuất khẩu. Chúng ta lại có thuận lợi rất lớn mà các nước xuất khẩu khác không có được. Đó là, hai nước có chung đường biên giới khá dài, nhiều cửa khẩu. Thói quen tiêu dùng thịt lợn tươi giống nhau giữa công dân hai nước…
Nhưng qua thực tế thời gian qua, cho thấy không thể tiếp tục bán thịt lợn sống sang Trung Quốc theo con đường tiểu ngạch. Đây là con dao hai lưỡi, lợi nhuận thì nhất thời và thoáng qua còn hậu quả thì nặng nề và kéo dài. Người chăn nuôi Việt Nam luôn ở thế bị động và lệ thuộc, bị thương lái thu gom ép và thường xuyên thay đổi bất ngờ.
Đa số người chăn nuôi nước ta vẫn sản xuất theo tâm lí đám đông, thấy hàng xóm có lời là đổ xô vào nuôi, rất ít quan tâm đến phương án tiêu thụ sản phẩm. Quản lý nhà nước kể cả cấp trung ương lẫn địa phương; nặng về chỉ đạo tăng trưởng sản xuất, nhưng cũng chưa theo sát thực tiễn sản xuất, coi nhẹ công tác bảo vệ môi trường, chưa kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh của toàn bộ đầu lợn xuất bán và hoạt động xúc tiến thương mại còn coi nhẹ….
Chúng ta đang trong giai đoạn tập trung các giải pháp giải cứu đàn lợn do sản xuất cung vượt cầu, phụ thuộc gần như hoàn toàn vào thị trường Trung Quốc. Nhưng ngay từ bây giờ, cần bình tĩnh để tổ chức lại sản xuất chăn nuôi lợn với quy mô hợp lý (trong khi chưa mở được hướng xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc, quy mô đàn nái tối đa khoảng 3 triệu con; tổng đàn lợn cả nước chỉ nên khoảng 26 – 27 triệu con…); giảm dần các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, kiên quyết dừng các hộ nuôi, các trang trại chăn nuôi không đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y và an toàn sinh học, ảnh hưởng lớn tới môi trường. Ngành lợn phải tổ chức sản xuất theo chuỗi, khép kín từ sản xuất tới giết mổ, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Nhà nước rất cần những giải pháp quyết liệt để hình thành các vùng chăn nuôi lợn tập trung, kiểm soát dịch bệnh và hình thành nhiều cơ sở giết mổ lợn và kho bảo quản lạnh để dự trữ thịt lợn đông lạnh, đa dạng chế biến, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Hiện nay, các cơ quan liên quan 2 nước Việt Nam và trung Quốc đang khẩn trương thảo luận để tiến tới ký Hiệp định xuất khẩu thịt lợn sang Trung Quốc bằng con đường chính ngạch. Tuy cần thời gian nhất định để đàm phán nhưng để xuất khẩu chính ngạch, chăn nuôi lợn Việt Nam phải tự mình vượt qua những khó khăn và thách thức rất lớn: về giá cả, về yêu cầu đảm bảo an toàn dịch bệnh cho đàn lợn, chịu sự kiểm soát chặt chẽ của các cơ quan chức năng của cả hai nước và thêm nhiều thủ tục khi thực thi hoạt động xuất nhập khẩu qua biên giới.
Về lâu dài, xuất nhập khẩu lợn sống sẽ giảm dần do ảnh hưởng bởi các yếu tố gây stress khi vận chuyển, làm giảm sức khỏe động vật và ảnh hưởng tới chất lượng thịt khi giết mổ. Thay vào đó, là xuất khẩu lợn mảnh dạng mát và cấp đông vận chuyển thông qua container, để tăng hiệu quả, giảm rủi ro phát sinh do quá trình vật chuyển lợn sống, giảm hao hụt và các chi phí vận chuyển. Liệu khi đó, giá thịt lợn mát, thịt lợn cấp đông từ Việt Nam có cạnh tranh được với thịt lợn đông lạnh nhập từ Hoa Kỳ và EU….???
Ngành chăn nuôi lợn của nước ta phải hướng tới đích xuất khẩu, về lâu dài sang một số thị trường lớn vùng Đông Bắc Á như Nhật Bản, Hàn Quốc và một số nước khác. Nhưng trong thời gian gần, thị trường Trung Quốc dễ tiếp cận và khả thi hơn cả. Nhưng phải nhanh chóng và kiên quyết tổ chức lại để có giá bán cạnh tranh và chất lượng đảm bảo. Hoạt động xúc tiến thương mại và phát huy lợi thế quan hệ truyền thống anh em láng giềng hữu nghị giữa hai nước cũng là yếu tố quyết định.
TS. Đoàn Xuân Trúc
Phó Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam
Theo Bộ Nông nghiệp Trung Quốc, năm 2016, nước này đã nhập khẩu 3,11 triệu tấn thịt lợn trị giá gần 5,81 tỷ USD, tăng 95,15% về lượng và 111,4% về giá trị so với năm 2015. Trong đó, thịt lợn đông lạnh khoảng 1,62 triệu tấn, tăng 108,4%, nội tạng đạt 1,45 triệu tấn, tăng 82,5%. Các số liệu công bố trên đây đều chưa tính đến lợn sống nhập của Việt Nam, của Thái Lan qua đường tiểu ngạch.
- chăn nuôi lợn li>
- xuất khẩu thịt lợn li>
- xuất khẩu chính ngạch sang trung quốc li>
- giải cứu thịt lợn li> ul>
- Bình Thuận: Toàn tỉnh hiện có trên 220 cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung
- FAO: Sản lượng ngũ cốc thế giới năm 2024 dự đoán sẽ giảm nhẹ 0,4%
- Lựa chọn chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà thịt giống
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 12/11/2024
- Pháp: Nâng mức nguy cơ dịch Cúm gia cầm từ trung bình lên cao
- Liên minh Đổi mới ngành công nghiệp thịt heo Trung Quốc-ASEAN chính thức ra mắt
- Đồng vốn sinh lời từ mô hình kinh tế trang trại
- Hypor: Chăn nuôi heo bền vững từ con giống tốt
- Hà Tĩnh: Gần 80% trang trại chăn nuôi lợn quy mô lớn thiếu giấy phép môi trường
- Đồng Nai: Mô hình nuôi gà tre thảo mộc đạt OCOP đầu tiên
Tin mới nhất
T5,14/11/2024
- Bình Thuận: Toàn tỉnh hiện có trên 220 cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung
- FAO: Sản lượng ngũ cốc thế giới năm 2024 dự đoán sẽ giảm nhẹ 0,4%
- Lựa chọn chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà thịt giống
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 12/11/2024
- Pháp: Nâng mức nguy cơ dịch Cúm gia cầm từ trung bình lên cao
- Liên minh Đổi mới ngành công nghiệp thịt heo Trung Quốc-ASEAN chính thức ra mắt
- Đồng vốn sinh lời từ mô hình kinh tế trang trại
- Hypor: Chăn nuôi heo bền vững từ con giống tốt
- Hà Tĩnh: Gần 80% trang trại chăn nuôi lợn quy mô lớn thiếu giấy phép môi trường
- Đồng Nai: Mô hình nuôi gà tre thảo mộc đạt OCOP đầu tiên
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất