Phân bón hữu cơ từ chất thải chăn nuôi đã được người dân sử dụng lâu đời trong nông nghiệp Việt Nam.
Tuy nhiên, bắt đầu từ thập niên 90 của thế kỷ trước, chúng ta đẩy mạnh khuyến cáo nông dân sử dụng phân bón hóa học nhằm tăng năng suất và sản lượng nông nghiệp, việc sử dụng phân bón hữu cơ từ phân chuồng ngày càng trở nên ít phổ biến.
Xưởng sản xuất phân bón hữu cơ sinh học
Trải qua 3 thập kỷ phát triển nông nghiệp mạnh mẽ dựa trên nền tảng đầu vào hóa học, nông nghiệp Việt Nam đã và đang đối mặt với những hậu quả khá nghiêm trọng: (i) ô nhiễm môi trường nông nghiệp; (ii) mất an toàn vệ sinh thực phẩm; (iii) đất đai trở nên cằn cỗi, cây trồng kém đáp ứng với phân bón; (iv) năng suất sản lượng tăng nhưng thu nhập của nông dân có xu hướng giảm do chi phí đầu vào cao, nhu cầu thị trường giảm do nguồn cung tăng, thị trường nông sản thế giới không ổn định.
Đã đến lúc nông nghiệp Việt Nam cần một hướng đi mới bền vững và hiệu quả hơn, một trong những hướng đi đó là sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ đã được Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường khởi xướng tại hội nghị “Bàn giải pháp thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hữu cơ” ngày 4/4/2017 tại Hà Nội.
Hiện tại, mỗi năm nước ta tiêu thụ khoảng 11 triệu tấn phân bón, trong đó hơn 90% là phân bón hóa học (số liệu thống kê năm 2016 cho thấy Việt Nam nhập khẩu khoảng 4,2 triệu tấn phân bón hóa học với trị giá 1,25 tỷ USD), phân bón hữu cơ chỉ chiếm xấp xỉ 1 triệu tấn. Khi sử dụng phân bón hóa học, khoảng 50% lượng phân bón được cây trồng sử dụng để tạo sinh khối, 50% còn lại sẽ bị rửa trôi xuống nguồn nước gây ô nhiễm môi trường.
Mặt khác, hàng năm, ngành chăn nuôi Việt Nam thải ra khoảng 80 triệu tấn chất thải rắn, trong đó chỉ khoảng 20% được sử dụng hiệu quả (làm khí sinh học, ủ phân, nuôi trùn, cho cá ăn, …), còn lại 80% lượng chất thải chăn nuôi đã và đang bị xả bỏ ra môi trường gây ô nhiễm.
Như vậy, nếu có giải pháp để sử dụng hiệu quả nguồn chất thải chăn nuôi làm phân bón hữu cơ nhằm thay thế một phần lượng phân bón hóa học nhập khẩu thì sẽ tiết kiệm được ngoại tệ, tạo thêm việc làm và thu nhập bổ sung cho nền kinh tế.
Phân bón hữu cơ là một trong những yếu tố quan trọng trong chuyển đổi nông nghiệp Việt Nam theo hướng nông nghiệp hữu cơ. Tuy nhiên, tình hình sản xuất và tiêu thụ phân bón hữu cơ hiện tại còn quá nhỏ bé so nhu cầu trong nước về phân bón hữu cơ nhằm phục vụ sản xuất nông nghiệp công nghệ cao và những cây trồng có giá trị xuất khẩu như tiêu, cà phê, điều, cây ăn quả, cao su, vải…
Hiện tại, đa số các doanh nghiệp sản xuất phân bón hữu cơ tại Việt Nam đang sử dụng than bùn làm nguyên liệu chính do nguồn nguyên liệu tập trung, ổn định, thuận tiện vận chuyển. Tuy nhiên, nếu sử dụng chất thải chăn nuôi làm phân bón hữu cơ thì sẽ có sản phẩm đầu ra chất lượng cao hơn nhiều.
Do vậy, một số doanh nghiệp phân bón đang tìm kiếm giải pháp thay thế nguyên liệu than bùn bằng chất thải chăn nuôi nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng đây là hướng đi đúng cần được Nhà nước quan tâm hỗ trợ bằng các chính sách và công nghệ phù hợp.
Một số hạn chế của phân bón hữu cơ cần được khắc phục như: (i) cần bón một khối lượng lớn phân trên một đơn vị diện tích nên bất tiện hơn về vận chuyển và sử dụng so với phân hóa học; (ii) tác động của phân bón hữu cơ không nhanh chóng như phân bón hóa học; (iii) chi phí đầu vào cao hơn so với phân bón hóa học. Những hạn chế này có thể được khắc phục phần nào khi sử dụng phân bón hữu cơ khoáng.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, việc kết hợp giữa phân bón hữu cơ và phân bón hóa học thành phân bón hữu cơ khoáng sẽ có nhiều tác dụng tích cực như: (i) giảm thất thoát phân bón hóa học khi bón cho cây trồng; (ii) giúp cho phân bón hữu cơ có tác động nhanh hơn lên sinh trưởng và năng suất cây trồng; (iii) giảm khối lượng phân bón hữu cơ cần sử dụng trên đơn vị diện tích. Như vậy, nếu phát triển phân bón hữu cơ khoáng sẽ giúp cho nông dân thuận tiện khi sử dụng và tin tưởng hơn khi nhìn thấy tác động nhanh và rõ rệt của phân bón đối với cây trồng.
TS Nguyễn Thế Hinh
Nguồn: Nông nghiệp Việt Nam
Thúc đẩy sản xuất và sử dụng phân bón hữu cơ khoáng từ chất thải chăn nuôi sẽ đem lại lợi ích lớn cho nền kinh tế và giúp giảm ô nhiễm môi trường bền vững. Đây là hướng đi đúng đắn và hiệu quả cần được các Bộ, ngành quan tâm khuyến khích và hỗ trợ phát triển.
- phương pháp chăn nuôi li>
- chăn nuôi làm giàu li>
- chăn nuôi gia súc li>
- chăn nuôi hiệu quả li>
- cách chăn nuôi li>
- phân bón hữu cơ li>
- thực phẩm sạch li>
- nhà chăn nuôi li> ul>
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- Bình Định: An Lão phát triển chăn nuôi trâu, bò
- Lâm Đồng: 100% cơ sở trang trại chăn nuôi quy mô lớn an toàn sinh học
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 31/12/2024
- SHG: Khánh thành trại chăn nuôi lợn công nghệ an toàn sinh học 183 tỷ đồng
- Trung Quốc chiếm 46% trong tổng sản lượng thịt lợn thế giới năm 2024
- Thoát nghèo nhờ nuôi dê
- Giá thịt lợn tại Vương quốc Anh tăng mạnh
- Những tiến bộ gần đây trong đánh giá năng lượng ở lợn
- Kinh nghiệm quản lý và đầu tư phát triển chăn nuôi của một số quốc gia phát triển và bài học cho Việt Nam (kỳ i)
Tin mới nhất
T6,03/01/2025
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- Bình Định: An Lão phát triển chăn nuôi trâu, bò
- Lâm Đồng: 100% cơ sở trang trại chăn nuôi quy mô lớn an toàn sinh học
- Một số kết quả chính của ngành chăn nuôi năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 31/12/2024
- SHG: Khánh thành trại chăn nuôi lợn công nghệ an toàn sinh học 183 tỷ đồng
- Trung Quốc chiếm 46% trong tổng sản lượng thịt lợn thế giới năm 2024
- Thoát nghèo nhờ nuôi dê
- Giá thịt lợn tại Vương quốc Anh tăng mạnh
- Những tiến bộ gần đây trong đánh giá năng lượng ở lợn
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất