Kể từ cuối tháng 11/2021 đến nay, Pháp đã buộc phải tiêu hủy hơn 13 triệu con gia cầm nhằm ngăn chặn chuỗi lây lan của dịch bệnh, vốn được cho là do các loài chim hoang dã di cư mang tới.
Hàng triệu gia cầm bị tiêu hủy tại Pháp để ngăn dịch cúm gia cầm. (Nguồn: AFP)
Bộ Nông nghiệp Pháp thừa nhận nước này đang phải đối mặt dịch cúm gia cầm tồi tệ nhất từ trước đến nay và tình hình này đến nay vẫn chưa thể kiểm soát.
Theo bộ trên, kể từ cuối tháng 11/2021 đến nay, Pháp đã buộc phải tiêu hủy hơn 13 triệu con gia cầm nhằm ngăn chặn chuỗi lây lan của dịch bệnh, vốn được cho là do các loài chim hoang dã di cư mang tới.
Số gia cầm bị tiêu hủy tăng đột biến sau khi virus gây dịch cúm xuất hiện tại các khu vực chăn nuôi gia cầm lớn nhất của nước Pháp.
Số liệu thống kê của Bộ Nông nghiệp Pháp cho thấy, tính đến ngày 8/4, nước này đã ghi nhận 1.230 đợt bùng phát dịch cúm gia cầm tại các trang trại chăn nuôi kể từ khi ổ dịch đầu tiên được phát hiện vào ngày 26/11/2021. Tốc độ lây nhiễm dịch bệnh trong gia cầm đã tăng hơn 10% chỉ trong vòng 8 ngày.
Sự lây lan của dịch cúm gia cầm khiến chính phủ của nhiều quốc gia lo ngại, không chỉ vì những tác động tới ngành chăn nuôi gia cầm, mà còn cả khả năng hạn chế lưu thông thương mại cũng như những rủi ro rằng căn bệnh này có thể lây truyền cho con người.
Chủng virus cúm gia cầm H5N1 đã nhanh chóng lan rộng ở châu Âu trong những tháng gần đây. Không chỉ có nước Pháp, nhiều quốc gia khác ở châu lục này (trong đó điển hình là Italy) cũng đã phải tiêu hủy một lượng lớn gia cầm.
Cúm gia cầm lây lan chủ yếu qua phân của các loài chim hoang dã bị nhiễm bệnh. Virus H5N1 có độc lực cao, có thể khiến gia cầm mắc bệnh và chết, đồng thời có thể lây nhiễm sang các động vật khác như mèo, lợn và hổ.
Tuy phần lớn trường hợp con người không bị mắc bệnh này nếu ăn phải thịt của gia cầm nhiễm virus, nhưng trong một số trường hợp hiếm gặp, cúm gia cầm vẫn có thể lây nhiễm sang người có tiếp xúc gần với những con gia cầm bị bệnh./.
Thanh Phương (TTXVN/Vietnam+)
- cúm gia cầm li> ul>
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- Ứng dụng chế phẩm vi sinh để xử lý bã dong riềng làm phân bón hữu cơ và thức ăn chăn nuôi
- Hải Dương sẽ thực hiện cấm chăn nuôi tại 270 khu dân cư ở các phường, thị trấn
- Giá trâu bò thấp, người chăn nuôi gặp khó
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Tập huấn phòng, chống dịch bệnh động vật năm 2024
- Mavin nhận giải thưởng danh giá về Trách nhiệm xã hội
- Thiết lập và tăng cường lá chắn miễn dịch cho lợn
- Nuôi bò thịt tuần hoàn, giảm ô nhiễm môi trường, lợi nhuận tăng 29%
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Thịt nuôi cấy có thể trở thành thực phẩm sử dụng rộng rãi trên thế giới
Tin mới nhất
T7,16/11/2024
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- Ứng dụng chế phẩm vi sinh để xử lý bã dong riềng làm phân bón hữu cơ và thức ăn chăn nuôi
- Hải Dương sẽ thực hiện cấm chăn nuôi tại 270 khu dân cư ở các phường, thị trấn
- Giá trâu bò thấp, người chăn nuôi gặp khó
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Tập huấn phòng, chống dịch bệnh động vật năm 2024
- Mavin nhận giải thưởng danh giá về Trách nhiệm xã hội
- Thiết lập và tăng cường lá chắn miễn dịch cho lợn
- Nuôi bò thịt tuần hoàn, giảm ô nhiễm môi trường, lợi nhuận tăng 29%
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Thịt nuôi cấy có thể trở thành thực phẩm sử dụng rộng rãi trên thế giới
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất