Pháp: Nghề chăn nuôi và sản xuất biogas phát triển mạnh - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 67.000 - 69.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội 69.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 68.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 64.000 - 68.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 67.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 66.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 63.000 - 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 66.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Trà Vinh 63.000 đ/kg
    •  
  • Pháp: Nghề chăn nuôi và sản xuất biogas phát triển mạnh

    Michel Mahé ở tỉnh Seine-et-Marne, Pháp. Ông vừa chăn nuôi bò sữa, vừa cung cấp khí sinh học (biogas).

     

    Những người chăn nuôi như Michel Mahé cho biết mùi hôi của phân động vật là mối bận tâm hàng đầu của họ nên ý tưởng loại bỏ mùi hôi này luôn thôi thúc họ. Giải pháp là sản xuất biogas: nước thải gia súc được dẫn vào bể lên men bằng đường ống ngầm, tại đây sẽ xảy ra quá trình kỵ khí và sản sinh khí sinh học. Sau đó khí này được công ty GRDF (một công ty con của tập đoàn điện lực EDF) phân phối. Bên cạnh đó, các chất thải nông nghiệp được xử lý thành phân hữu cơ không mùi.

     

    Mỗi năm, quá trình này sử dụng 10000 tấn nguyên liệu đầu vào: trong đó 1/3 phân chuồng, 1/3 sản phẩm trồng trọt, 1/3 thực phẩm nông nghiệp dư thừa… Hỗn hợp được nghiền trong máy trộn trước khi cho vào bể chứa 3.600 m3. Trong bể bê tông, hỗn hợp nghiền được xử lý ở nhiệt độ 40°C không có oxy, được đậy bằng một chiếc nắp cong chuyên dụng. Khí metan được tinh chế thành nhiều chất khác và được công ty GRDF kiếm tra chất lượng. Sau khi được tinh chế, khí sinh học trên được đưa vào mạng lưới khí quốc gia cách đó 7km. Mạng lưới này cung cấp đủ cho 1.500 hộ gia đình.

    Một cơ sở sản xuất biogas ở Pháp

     

    Ngành sản xuất biogas đang bùng nổ ở Pháp. Giống như khí tự nhiên (có nguồn gốc từ hoá thạch), khí sinh học có thể được sử dụng để sưởi ấm, nấu ăn và làm nhiên liệu cho động cơ (bioGNV), hơn nữa đây còn là loại khí có thể tái tạo.

     

    Ở Pháp, khí sinh học được những người nông dân sản xuất là chủ yếu, việc này giúp họ tăng thu nhập, tạo việc làm và sản xuất phân bón…

     

    Hiện nay, Pháp có 133 điểm kết nối khí sinh học vào mạng lưới khí chung, trong đó 32 địa điểm được xây dựng vào năm 2019. Năm ngoái, sản lượng khí sinh học tăng gấp đôi, từ 1 đến 2 TWh, nhưng vẫn chiếm phần rất nhỏ trong mức tiêu thụ khí đốt 450 TWh của Pháp. Chính phủ Pháp muốn lượng khí tái tạo đạt 10% tổng lượng khí tiêu thụ vào năm 2030. Nhưng với GRDF, có thể đạt tới 30% vì chất thải nông nghiệp có tiềm năng tạo ra đến 150 TWh.

     

    Tổng giám đốc GRDF Edouard Sauvage cho biết: “Đây là một cuộc cách mạng đang diễn ra. Chúng tôi tin rằng đến năm 2050, khí tự nhiên sẽ được thay bằng khí tái tạo, thông qua các cách khác nhau như sản xuất khí sinh học, hoặc các kỹ thuật như xử lý hỗn hợp sinh khối hoặc sản xuất hydro”.

     

    Các ngân hàng cũng đang hỗ trợ cho giải pháp này. Ông Mahé, người đã đầu tư 6 triệu euro (18% được viện trợ từ ngân hàng khu vực) vào dự án biogas, dự báo sẽ thu lợi nhuận trong 10 năm tới.

     

    Ở Pháp có 1000 dự án biogas đang được nghiên cứu, nhưng các nhà sản xuất khí sinh học muốn có sự hỗ trợ từ chính phủ: theo Kế hoạch năng lượng đa phương của Pháp (PPE), dự kiến sẽ có 6 TWh được kết nối với mạng lưới khí chung vào năm 2023.

     

    Ông Mahé tự hào về dự án của mình. Bước tiếp theo, ông dự định sẽ trang bị cho trại chăn nuôi mình những tấm pin năng lượng mặt trời.

     

    Biên dịch: Nh. Thạch (theo AFTP)

    Nguồn tin: PetroTimes

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.