Bộ Nông nghiệp Pháp đã ra lệnh cho những người chăn nuôi của nước này nhốt gia cầm trong khu vực kín để ngăn chặn khả năng lây lan của chủng cúm gia cầm bắt nguồn từ các loài chim di cư.
Vịt trong trang trại tại Montsoue (Pháp). Ảnh: Reuters
Kênh RT (Nga) đưa tin Bộ Nông nghiệp Pháp đã công bố quy định mới này ngày 4/11 với lý do tỷ lệ lây nhiễm gia tăng trong các hành lang chim di cư là lý do để coi nguy cơ lây nhiễm tiềm ẩn cúm gia cầm trên toàn quốc là cao.
Biện pháp của Bộ Nông nghiệp Pháp nhằm bảo vệ các trang trại, vì cho đến nay chưa ghi nhận trường hợp nào lây nhiễm sang con người.
Bộ Nông nghiệp Pháp đã thông báo về động thái này sau khi chủng cúm gia cầm H5 rất dễ lây lan được phát hiện tại một trang trại ở nước láng giềng Hà Lan. Phát hiện này đã khiến Hà Lan ra quyết định tiêu hủy 36.000 con gia cầm. Hà Lan sau đó cũng đưa quy định “phong tỏa” đối với gia cầm trên lãnh thổ.
Vương quốc Anh cũng ban bố một Khu vực Phòng chống Cúm Gia cầm trên toàn quốc vào ngày 3/11, yêu cầu nông dân tăng cường các biện pháp ngăn ngừa lây nhiễm dịch bệnh. Động thái này diễn ra sau khi Anh phát hiện ra một số trường hợp cúm gia cầm ở các loài chim hoang dã tại nước này.
“Kể từ đầu tháng 8, có 130 ổ cúm gia cầm đã được phát hiện ở động vật hoang dã hoặc tại các trang trại châu Âu”, Bộ Nông nghiệp Pháp cho biết hôm 4/11. Trong số này có ba trường hợp ghi nhận ở các loài chim nuôi tại Đông Bắc nước Pháp. Ba ổ dịch cúm gia cầm được phát hiện ở Pháp này có liên quan đến chủng H5N8.
Hãng thông tấn Reuters (Anh) cho biết trong mùa Đông năm 2020, Pháp đã tiêu hủy khoảng 3 triệu con gia cầm tại vùng Tây Nam nước này để giải quyết tình trạng lây lan virus từ chim hoang dã đến gia cầm.
Hà Linh/Báo Tin tức
- dịch cúm gia cầm li>
- cách ly gia cầm li> ul>
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
- Thị trường nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
- Thị trường nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất