Phạt bò chạy rông như phạt xe vi phạm giao thông - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 62.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 60.000 - 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 61.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 63.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 62.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Khánh Hòa 60.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 61.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi TP. Hồ Chí Minh 62.000 đ/kg
    •  
  • Phạt bò chạy rông như phạt xe vi phạm giao thông

    UBDN thị trấn Phú Lộc (H. Phú Lộc, Thừa Thiên Huế) đã “phạt” anh Dân 3 triệu đồng vì đàn bò của anh bị cho là “phá vườn người khác”. Trước đó, hộ bà Phạm Thị Mai cũng suýt bị phạt 2 triệu đồng vì 2 con bò con đi lạc đàn.

    Phạt bò chạy rông như phạt xe vi phạm giao thông

    Anh Dân bên đàn bò mới bị “tạm giữ” và bị phạt hành chính

     

    Mới đây, phóng viên báo Dân Sinh nhận được đơn của anh Võ Tiến Dân (SN 1982, hiện tạm trú tại tổ dân phố 7, thị trấn Phú Lộc) về việc anh bị chính quyền địa phương nơi đây xử phạt hành chính một cách vô lý. Trong đơn anh này trình bày, vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, vợ chồng anh có nhận nuôi hộ 10 con bò của một hộ gia đình khác trong làng. Ngày 5/6, anh đưa đàn bò từ trong núi (đa số người nuôi gia súc tại thị trấn Phú Lộc và xã Lộc Trì, H. Phú Lộc đều chăn thả tại vùng đệm của dãy Bạch Mã) ra tiêm thuốc thú y. Khoảng 6h sáng ngày 6/6 khi anh tiêm thuốc xong thì đàn bò ra ăn tại khu vực Đập Thôn của tổ dân phố 7 (cách nhà anh Dân khoảng 200m) thì có 3 người thuộc Tổ quản lý bảo vệ về chăn nuôi gia súc thị trấn Phú Lộc (sau đây gọi tắt là Tổ QLBV) vào đuổi bắt đàn bò của anh. Lúc này, anh Dân vừa đứng trông bò vừa nói chuyện với một người trong làng. Thấy người thuộc Tổ QLBV đuổi bắt bò của mình, anh Dân đến ngăn cản và hỏi lý do thì được cho biết đàn bò đã vi phạm Quy định về chăn nuôi gia súc trên địa bàn thị trấn Phú Lộc. Dù cố gắng giải thích nhưng anh Dân vẫn không thể ngăn cản người của Tổ QLBV đuổi đàn bò về nhốt tại một “chuồng tạm giam gia súc vi phạm” do UBND thị trấn Phú Lộc lập ra.

     

    Cùng ngày, anh Dân nhận được yêu cầu ra trụ sở Công an thị trấn Phú Lộc để giải quyết về hành vi chăn thả gia súc vi phạm của anh. Tại đây, Công an thị trấn Phú Lộc yêu cầu anh Dân nộp “phạt” số tiền tổng cộng là 3 triệu đồng, bao gồm: 200.000 đồng tiền vi phạm hành chính (có biên lai thu tiền); 1.800.000 đồng tiền công trả cho 9 người đuổi bắt đàn bò đưa về “chuồng tạm giam gia súc vi phạm” và 1.000.000 đồng tiền công bứt cỏ, chăn nuôi đàn bò trong một ngày. 2 khoản tiền sau không có hóa đơn thu tiền và tiền thu về sẽ được chia cho những người trong Tổ QLBV hoặc những người dân tham gia đuổi bắt bò, chăn nuôi bò. Việc xử phạt này được dựa trên Quy định về chăn nuôi gia súc trên địa bàn thị trấn Phú Lộc được ban hành theo Quyết định số 07/2017/QĐ – UBND ngày 19/1/2017 do Chủ tịch UBND thị trấn Phú Lộc ký ban hành.

     

    “Vợ chồng tôi vì khó khăn, nghèo khó mới phải đi nhận nuôi rẽ bò cho người ta, giờ lại bị chính quyền xử phạt với những khoản tiền vô lý. Để có tiền nộp phạt, tôi đã phải đi vay đi mượn của người khác, nhưng cũng chỉ mới được 2 triệu để nộp. Một triệu còn lại họ bắt tôi phải viết giấy ghi nợ”, anh Dân bức xúc.

    Phạt bò chạy rông như phạt xe vi phạm giao thông

    Biên lai thu tiền phạt hành chính đối với anh Võ Tiến Dân

     

    Trước anh Dân khoảng 2 – 3 ngày, hộ bà Phạm Thị Mai (53 tuổi, trú tại tổ dân phố 7) cũng rơi vào trường hợp tương tự. “Ngày hôm đó, do có việc bận nên tôi kêu đứa con đi giữ bò. Trong lúc con tôi chăn nuôi bò thì có 2 con bò con đi lạc đàn. Gia đình tôi chạy đi tìm khắp mà không thấy, đến sáng ngày hôm sau thì nhận được tin 2 còn bò bị nhốt trong chuồng của một gia đình khác. Chúng tôi hỏi ra thì được biết, 2 con bò bị người của Tổ QLBV bắt nhốt và nói về công an mà giải quyết”, bà Mai kể.

     

    Theo bà Mai, khi bà về Công an thị trấn Phú Lộc giải quyết thì bị yêu cầu nộp phạt 2 triệu đồng vì bò của bà phá vườn tràm người khác. Bà Mai cố giải thích là 2 con bò con của chỉ đi lạc đàn, chứ không phải thả rông nhưng không được chấp nhận. Bà Mai không chấp nhận nộp phạt và bỏ về nhà. Chiều cùng ngày, người trong lực lượng Công an thị trấn Phú Lộc lại đến tận nhà chở bà Mai về trụ sở giải quyết vụ việc. Trong lúc làm việc với ông Hoàng Như Toàn – Phó Trưởng Công an thị trấn Phú Lộc, do quá bức xúc nên bà Mai bị ngất (bà Mai vốn có tiền sử bệnh bứu mãn tính và phải điều trị theo đơn thuốc của bệnh viện từ năm 2013 đến nay).

     

    Thấy bà Mai nằm vật ra giữa trụ sở Công an, những người ở đây đã phải lấy dầu xoa bóp cho bà và gọi ông Nguyễn Cửu Thành, chồng bà Mai về chở bà về, đồng thời hẹn xử lý sau. Được biết, vào năm 2013, bà Mai đã vày 20 triệu đồng từ vốn vay phụ nữ để mau một con bò cái sinh sản. Sau 5 năm chăn nuôi, số bò trong đàn là 5 con nhưng chưa bán được con bò thương phẩm nào do giá bò quá rẻ. Bà Mai cho biết, bản thân bà thì bị bệnh mãn tính và phải điều trị thường xuyên, còn chồng bà cũng chỉ làm nghề thợ phụ hồ, thu nhập không ổn định, trong khi 4 đứa con của ông bà vẫn đang tuổi ăn tuổi học. Vì vậy, nếu số tiền phạt 2 triệu kia mà vẫn phải nộp thì sẽ gây nhiều khó khăn cho gia đình.

    Phạt bò chạy rông như phạt xe vi phạm giao thông

    Nơi UBND thị trấn Phú Lộc dùng làm chỗ “tạm giam” gia súc vi phạm

     

    Quy định hay nhưng đừng quá lạm dụng

     

    Thị trấn Phú Lộc là trung tâm hành chính, là bộ mặt của H.Phú Lộc. Nơi đây còn có tuyến đường rất quan trong chạy qua là Quốc lộ 1A. Ngoài ra còn có tuyến đường dẫn vào khu du lịch Bạch Mã. Do đó, việc đặt ra quy định về chăn thả gia súc nhằm ngăn chặn nạn trâu, bò ra Quốc lộ gây tai nạn; bảo vệ, gìn giữ văn minh, vệ sinh môi trường đô thị và tránh gây hư hại tài sản của người khác là rất cần thiết.

     

    Trao đổi với phóng viên, ông Trần Văn Nam – Chủ tịch UBND thị trấn Phú Lộc cho biết trước khi đi đến biện pháp mạnh tay, chính quyền nơi đây đã ra sức tuyên truyền cho người dân hiểu và nghiêm chỉnh chấp hành quy định về chăn thả gia súc đúng nơi khoanh vùng chăn thả và bảo đảm các yếu tố nêu trên. Việc đặt ra quy định đã đạt được sự đồng tình cao của người dân và đã mang lại nhiều tác động tích cực.

     

    “Đối với riêng trường hợp của anh Dân, chúng tôi đã nhiều lần nhắc nhở về việc thả rông đàn bò rồi chúng vào phá vườn tược của người khác. Hôm đó, nhận được tin báo của người dân nên chúng tôi mới cử lực lượng lên kiểm tra và đưa đàn bò về nhốt lại để gọi chủ nhân về xử lý vi phạm”, ông Nam cho biết.

     

    Nói về số tiền mà anh Dân phải nộp phạt, ông Nam cho rằng, tất cả đều được quy định một cách cụ thể, chi tiết trong Quy định về chăn thả gia súc trên địa bàn thị trấn Phú Lộc. Theo đó, tại Điều 2 của Quy định này, ngoài các biện pháp xử lý theo quy định, các hộ gia đình, cá nhân vi phạm còn phải chi trả thêm: chi trả công cho chủ bị hại và cán bộ Tổ QLBV với mức chi trả 200.000 đồng/người/ngày khi thực hiện nhiệm vụ; chi trả công chăm, giữ với số tiền 250.000 đồng/ngày đối với số lượng 1 con gia súc, 400.000 đồng/ngày đối với số lượng từ 2 – 5 con, từ 500.000 – 1.000.000 đồng/ngày đối với số lượng từ 5 con trở lên.

    Phạt bò chạy rông như phạt xe vi phạm giao thông

    Danh sách tính tiền nhân công đuổi bắt và tiền chăm sóc đàn bò của anh Võ Tiến Dân do Tổ QLBV thị trấn Phú Lộc lập

     

    CAO TIẾN

    Nguồn: báo Dân sinh

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.