[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Để ngành heo ở ĐBSCL phát triển bền vững, Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam xin giới thiệu góc nhìn của PGS.TS Đỗ Võ Anh Khoa, Trưởng Bộ môn Chăn nuôi, Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ (ảnh).
Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất lương thực lớn của cả nước. Chăn nuôi luôn gắn liền với hệ thống nông nghiệp, vốn có từ lâu đời của người dân nơi đây. Ở đó, chăn nuôi heo tập trung chủ yếu ở quy mô vừa và nhỏ. Mặc dù trong thời gần đây có sự chuyển biến tích cực về tổng đàn, qui mô,… theo các dự án/ chương trình tái cơ cấu nông nghiệp của các địa phương, nhưng nhìn chung, ngành chăn nuôi heo ở ĐBSCL vẫn chưa phát triển tốt, so với các vùng khác trong phạm vi cả nước. Đặc biệt trong thời gian gần đây, giá heo liên tục xuống thấp và kéo dài, gây tác động xấu đến hệ thống sản xuất cũng như tâm lý chung và tinh thần của người chăn nuôi.
Đâu là nguyên nhân
Thực tế cho thấy, ngoài những ưu ái mà tự nhiên ban tặng (khí hậu, nước ngọt, lao động, phụ phẩm dùng làm thức ăn chăn nuôi…) thì ngành chăn nuôi heo ở Đồng bằng sông Cửu Long vẫn khó thoát khỏi những khó khăn và thách thức vốn có của nó. Cụ thể là:
Về con giống: hệ thống trại giống cấp I chưa đủ để cung cấp con giống, nhiều công ty/trung tâm giống bỏ cuộc (không tiếp tục sản xuất hoặc sản xuất con giống cầm chừng,chất lượng con giống ngày càng đi xuống),nhiều người chăn nuôi vùng nông thôn sâu vẫn còn khuynh hướng tự mua/giữ giống theo kinh nghiệm trước đây,…Tuy nhiên, con giống giờ đây không phải là khan hiếm vì có nhiều công ty/trang trại sản xuất con giống. Việc tăng đàn là rất nhanh bởi trong cơn bĩ cực về giá vừa qua các công ty/trang trại không bán được con giống và chuyển sang nuôi thịt, những heo thịt này sẽ dễ chuyển thành hậu bị trong thời gian ngắn, khả năng tăng đàn sẽ là rất nhanh, không giống như trước đây phải chờ đợi nhiều thời gian để tái xây dựng đàn giống sinh sản.
Về chuồng trại: chủ yếu là hệ thống chuồng hở, cũ kỹ, chắp vá hoặc nâng cấp, chưa đưa quy hoạch trước đó, vì vậy còn tồn tại nhiều bất cập và lỗi kỹ thuật, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, năng suất lao động và năng suất chăn nuôi… Một số trang trại tự phát mới hình thành không được tư vấn, nên vẫn còn nhiều lỗi kỹ thuật trong khâu thiết kế và xây dựng.
Về môi trường: là vấn đề nan giải cho khá nhiều trang trại/khu vực đang tổ chức sản xuất. Việc tăng quy mô trong diện tích còn hạn hẹp, chưa có hệ thống xử lý chất thải, hệ thống cách ly, hệ thống xử lý heo chết,… đã bộc lộ nhiều điểm yếu, khó xử lý về môi trường chăn nuôi.
Về thức ăn: hiện nay các công ty thức ăn đã phát triển rộng khắp hệ thống phân phối đến tận làng xã, nên việc chăn nuôi heo khá thuận lợi. Vấn đề là giá cả thức ăn luôn có nhiều biến động, ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sản xuất.
Về nước uống: mặc dù hạn-mặn đã từng xảy ra, nhưng không ảnh hưởng nhiều đến quy mô đàn và hiệu quả chăn nuôi heo. Tuy nhiên, về lâu dài cũng cần suy nghĩ về bài toán nước uống sạch cho heo nếu hạn-mặn tái diễn.
Về dịch bệnh: dịch bệnh thường xảy ra như tai xanh, lở mồm long móng, tiêu chảy cấp,… và gần đây nhiều đàn có biểu hiện sảy thai truyền nhiễm với tỉ lệ cao, cũng như bệnh đóng dấu son đã vắng bóng khá lâu thì nay quay lại trên diện rộng.
Về quản lý sản xuất: các trại chưa được cung cấp/trang bị tốt kiến thức và phương tiện (phần mềm, máy vi tính,…) để phục vụ cho công tác quản lý chuyên nghiệp. Hầu hết thông qua ghi chép theo kiểu truyền thống bằng sổ sách. Việc kết nối dữ liệu giữa các trang trại để đánh giá chất lượng, quản lý đàn ở tầm vi mô và vĩ mô chưa được đầu tư đúng mức.
Về đất đai xây dựng: nền đất yếu, giá đất đắt đỏ, khó tìm diện tích lớn, quy hoạch đất cho chăn nuôi chưa rõ ràng, chi phí đầu tư cao, khó thuyết phục nhà đầu tư lớn, mặc dù một số địa phương đang có chính sách rất tốt để thu hút đầu tư, phát triển chăn nuôi.
Về qui mô: vẫn tồn tại nhiều ở hình thức chăn nuôi vừa và nhỏ, gây không ít khó khăn cho công tác vệ sinh phòng dịch cũng như đảm bảo chất lượng sản phẩm được đồng nhất với số lượng ổn định đủ để cung cấp cho thị trường một cách thường xuyên và liên tục. Hiện nay, nhiều công ty đã định hướng và phát triển hệ thống chăn nuôi heo quy mô lớn (1.200-2.400 nái/trang trại).Các hộ chăn nuôi vừa và nhỏ khó tiếp tục duy trì và phát triển nếu chỉ trông chờ vào các chính sách bảo hộ của nhà nước.
Về thị trường tiêu thụ: so với các vùng khác, ĐBSCL còn nguồn thực phẩm tự nhiên dồi dào, cộng với thu nhập thấp nên lượng thịt tiêu thụ trong bữa ăn hàng ngày có phần giới hạn. Việc tăng qui mô đàn, tăng quy mô sản xuất sẽ sinh ra lượng thực phẩm thừa, vì thế phải trở ngược về TP Hồ Chí Minh và các tỉnh khác tiêu thụ, nên giá heo hơi ở một số tỉnh thường rẻ hơn miền Đông Nam Bộ. Gần đây, giá heo hơi sụt giảm dưới giá thành sản xuất, nhiều hộ chăn nuôi đã treo chuồng hoặc không còn mặn mà với nghề nuôi heo nữa.Tuy nhiên, nếu chỉ nhắm vào thị trường trong nước thì cung đã vượt cầu, trong khi thị trường ngoài nước là không hạn định. Gần đây lô hàng thịt gà đầu tiên đã xuất khẩu được sang Nhật Bản, vì thế con heo có quyền hi vọng đạt chuẩn xuất khẩu sang một số thị trường ngoài nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore, Hồng Kông,…Điều cần lưu ý là với khả năng tái đàn nhanh (như đã phân tích ở phần giống) thì giá thị trường trong nước sẽ ít biến động mạnh, biên độ dao động của giá sẽ không lớn và thời gian tăng giá sẽ không kéo dài như trước đây.
Về hệ thống giết mổ: mặc dù đa số các địa phương đều có hệ thống lò mổ tập trung, nhưng nhiều báo cáo khoa học cho thấy, sự nhiễm vi sinh trong thịt ở các lò mổ còn khá cao. Điều này là do hệ thống công nghệ và quy trình giết mổ chưa đạt tiêu chuẩn, kể cả hệ thống bảo quản sản phẩm sau giết mổ.
Về kỹ thuật: về cơ bản hiện nay đã đào tạo đủ đội ngũ kỹ thuật (trình độ từ trung cấp đến đại học), tuy nhiên vẫn còn thiếu công nhân lành nghề (người trực tiếp sản xuất) và thiếu cán bộ quản lý trang trại ở mức độ chuyên nghiệp, ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả kinh tế và sự phát triển của trang trại. Nhiều chương trình tập huấn kỹ thuật, hỗ trợ xây dựng mô hình,… đã được triển khai nhưng thật sự chưa đạt hiệu quả cao.
Về vốn: mặc dù có nhiều chính sách ưu đãi vốn từ chính phủ nhưng người chăn nuôi vẫn còn khó khăn trong việc tiếp cận với nguồn vốn này.
Chăn nuôi heo ở Đồng bằng sông Cửu Long
Đâu là giải pháp cơ bản
Để chăn nuôi heo được phát triển tốt, bền vững và có chiều sâu, cần có nhiều giải pháp đồng bộ. Dưới góc nhìn của một nhà khoa học, có mấy đề xuất sau:
Một là: phải nâng cao trình độ cho người trực tiếp sản xuất và người quản lý sản xuất. Việc trang bị kiến thức cần có chương trình dài hạn. Khái niệm “trang bị và trang bị lại” hay “tập huấn và tập huấn lại” cần phải đưa vào những chương trình này, bởi các chương trình tập huấn hiện nay tỏ ra kém hiệu quả,thiếu cập nhập và thiếu đồng bộ.
Hai là: cần có định nghĩa một cách khoa học hơn về quy mô chăn nuôi nhỏ, vừa và lớn (có thể định nghĩa số đầu heo mà một lao động có thể nuôi là một đơn vị sản xuất chăn nuôi và đây chính là quy mô chăn nuôi nhỏ nhất/siêu nhỏ. Từ đó có thể quy đổi tối thiểu bao nhiêu đơn vị sản xuất thì được xếp vào quy mô vừa và lớn). Điều này sẽ tránh lãng phí lao động và lao động không tập trung đầu tư trên nghề nuôi heo.
Ba là: cần thẩm định điều kiện chăn nuôi (đất đai, chuồng trại, qui mô, môi trường…) trước khi cấp giấy phép chăn nuôi, từng bước đưa chăn nuôi vào hệ thống quản lý chặt chẽ và toàn diện, giúp cung cấp dữ liệu đầy đủ và chính xác để làm tốt công tác quản lý (sản xuất, thị trường, dịch bệnh,…) ở tầm vĩ mô.
Bốn là: cần có chính sách hỗ trợ sửa chữa nâng cấp chuồng trại, xử lý chất thải,…cũng như chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tham gia các chương trình phát triển chăn nuôi thay vì hỗ trợ con giống và các vấn đề khác.
Năm là: nhà nước cần phối hợp với các doanh nghiệp để tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cho người chăn nuôi. Ở đó, nhà nước cần làm tốt vai trò quản lý, giám sát, hướng dẫn,…việc thực thi, cũng như làm tốt thị trường trong và ngoài nước,đây có thể là mong mỏi lớn nhất của nhà chăn nuôi đối với nhà nước trong giai đoạn hiện nay.
Sáu là: xây dựng tốt hệ thống giết mổ và bảo quản sản phẩm sau sau giết mổ, đảm bảo sản phẩm khi đến tay người tiêu dùng phải sạch và an toàn theo tiêu chuẩn của thị trường xuất khẩu.
Bảy là: từng bước nâng tầm quy mô chăn nuôi hoặc xây dựng mô hình liên kết hộ chăn nuôi/cụm chăn nuôi để công tác quản lý đàn, quản lý dịch bệnh,… được kiểm soát chặt chẽ và đồng bộ, cũng như sản phẩm chăn nuôi ổn định về số lượng và đồng nhất về chất lượng. Có như vậy thì người chăn nuôi heo ở cấp độ nông hộ mới tham gia được thị trường trong nước và xuất khẩu, nơi mà tiêu chuẩn an toàn và chất lượng thực phẩm được đặt ra ngày càng cao.
PGS. TS ĐỖ VÕ ANH KHOA
Tóm lại, những khó khăn, thách thức và giải pháp chỉ là gợi ý trong góc nhìn còn khá hạn hẹp. Tuy nhiên, để phát triển ngành hàng heo ở ĐBSCL nói riêng và Việt Nam nói chung cần lưu ý (i) sự trỗi dậy của các ông lớn trong chuỗi sản xuất-tiêu thụ trong thời gian gần đây, và có thể trong 10 năm tới thị phần con heo Việt Nam chỉ gói gọn và tập trung cho 5-10 ông lớn; (ii)qui mô chăn nuôi vừa-nhỏ (và cũng có thể là những trang trại lớn) chưa có hệ thống kết nối chuỗi tốt sẽ khó phát triển và chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ trong cơ cấu đàn. Chăn nuôi heo từng bước sẽ không còn là sân chơi và là thu nhập chính cho người nghèo nữa.
- chăn nuôi li>
- chan nuoi heo li>
- nuôi heo li>
- ĐBSCL li> ul>
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
Tin mới nhất
T2,25/11/2024
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Kiểm tra tỷ lệ bảo hộ sau tiêm phòng gia súc, gia cầm
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất