Hoà Thạnh là một trong 6 xã biên giới của huyện Châu Thành (tỉnh Tây Ninh), người dân chủ yếu sản xuất nông nghiệp, ngoài trồng trọt, người dân trên địa bàn còn phát triển chăn nuôi nông hộ, các hộ nông dân chủ yếu nuôi gà thả vườn, việc phòng ngừa dịch bệnh gặp nhiều khó khăn.
Mô hình nuôi gà trên sàn theo hướng VietGAHP của ông Đỗ Đăng Chinh.
Trước đây, có tình trạng gà bị dịch bệnh, chết hàng loạt khiến các hộ chăn nuôi bị thiệt hại nặng.Những năm gần đây, nhiều người chăn nuôi chủ động chuyển chăn nuôi theo hướng VietGAHP, áp dụng nhiều biện pháp phòng ngừa dịch bệnh, góp phần thúc đẩy phát triển chăn nuôi theo hướng hiện đại.
Từ năm 2021 đến nay, hộ ông Đỗ Đăng Chinh, ngụ ấp Hiệp Phước, xã Hoà Thạnh chuyển hướng sang chăn nuôi gà theo mô hình VietGAHP. Đây được xem là hướng phát triển mới, vừa đem lại thu nhập ổn định cho người chăn nuôi, vừa cung cấp sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng.
Sau 2 năm áp dụng theo quy trình chăn nuôi sạch, mô hình của gia đình ông Chinh hiện có khoảng 2.000 con gà thịt khoảng 90 ngày tuổi, trọng lượng trung bình 1,5kg đến hơn 2kg/con, với giá bán như hiện nay, sau khi trừ hết chi phí đầu tư, trung bình mỗi lứa, gia đình ông Chinh thu về khoảng 30 triệu đồng lợi nhuận.
Ông Chinh cho biết, trước đây gia đình ông có khoảng hơn 1 ha đất sản xuất lúa, mỗi năm canh tác 3 vụ, để tăng thêm thu nhập, ông tận dụng diện tích vườn xung quanh nhà để nuôi gà, mỗi lứa từ 100 đến 200 con. Nhận thấy chăn nuôi gà mang lại lợi nhuận khá hơn so với làm lúa, ông quyết định tăng dần số lượng, phát triển chăn nuôi với quy mô lớn hơn, trở thành hướng đi mới trong phát triển kinh tế gia đình.
Tuy nhiên, việc chăn nuôi theo kiểu truyền thống nhiều rủi ro do dịch bệnh, không bảo đảm vệ sinh môi trường, nên hơn 3 năm trở lại đây, ông Chinh quyết định dốc hết vốn liếng của gia đình để đầu tư mô hình trang trại tại khu vực giáp ranh giữa ấp Hiệp Phước và ấp Hoà Hợp (xã Hoà Thạnh). Mô hình chăn nuôi của ông Chinh khá độc đáo, gà được nuôi nhốt trên sàn cao, cách mặt đất khoảng 1,5m, nền chuồng được thảm xi măng, rải vôi, phân gà được ông rải thêm 1 lớp men vi sinh nên không bị hôi, không gây ô nhiễm môi trường.
Ông Đỗ Đăng Chinh cho biết, trước khi đầu tư đã tham khảo nhiều nơi, với nhiều mô hình, cách làm khác nhau, ông nhận thấy việc để gà tiếp xúc với mặt đất, tạo độ ẩm cao sẽ tạo điều kiện cho virus, vi khuẩn phát triển, từ đó rất dễ phát sinh mầm bệnh trong chăn nuôi nên lựa chọn mô hình làm sàn cho gà ở. Bên cạnh đó, ông cũng không quên thực hiện các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học như: tiêm vaccine phòng ngừa tất cả các loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và sử dụng men vi sinh trong xử lý phân gà, đồng thời, trong quá trình nuôi, ông thường xuyên vệ sinh chuồng trại, phun thuốc sát trùng cả khu vực xung quanh.
Theo ông Chinh, dù là mô hình chăn nuôi nào đi nữa thì việc thực hiện tiêm vaccine phòng bệnh cho đàn gà vẫn là quan trọng nhất, người chăn nuôi không nên chủ quan mà bỏ qua bất kỳ loại vaccine nào, bởi khi phát sinh trong môi trường chăn nuôi tập trung, mầm bệnh sẽ lây lan rất nhanh, khó phòng trị hiệu quả, nguy cơ thiệt hại là rất lớn.
Bên cạnh đó, con giống cũng hết sức quan trọng, ông Chinh nhập con giống từ các doanh nghiệp lớn như CP, Dabaco… Theo ông Chinh, để bảo đảm có nguồn con giống sạch bệnh, người chăn nuôi đừng nên tiếc tiền mà mua gà con bán trôi nổi, nên mua ở các trang trại lớn, có chứng nhận chăn nuôi theo quy trình VietGAHP, hạn chế tối đa việc sử dụng kháng sinh, giảm tỷ lệ hao hụt nên chi phí chăn nuôi giảm đáng kể so với phương pháp nuôi truyền thống.
Ông Trần Thanh Long- Chủ tịch Hội Nông dân xã Hoà Thạnh cho biết, Hoà Thạnh là xã thuần nông, diện tích đất canh tác nông nghiệp gần 3.000 ha, chủ yếu là trồng lúa và cây mì. Để phát triển kinh tế, nhiều hộ đã phát triển chăn nuôi nông hộ, tăng thu nhập. Trong đó, hiện có một số hộ phát triển với quy mô lớn, bước đầu, Hội Nông dân xã tập hợp được 4 hộ cùng tham gia Tổ hợp tác chăn nuôi gà thả vườn theo chuẩn VietGAHP tại Chi hội ấp Hiệp Phước, trong đó, hộ ông Đỗ Đăng Chinh là người tiên phong, mạnh dạn đầu tư mô hình chăn nuôi gà trên sàn cao theo tiêu chuẩn VetGAHP, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Theo ông Long, chăn nuôi gà của gia đình ông Chinh là mô hình chăn nuôi đầu tiên của xã với số lượng lớn, có áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học theo tiêu chuẩn VietGAHP, đây là hướng đi mà ngành nông nghiệp địa phương đang hướng tới, để hỗ trợ và khuyến khích hội viên phát triển sản xuất.
Hội Nông dân xã hỗ trợ cho ông Chinh 25 triệu đồng từ Quỹ hỗ trợ nông dân, phối hợp với Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Châu Thành giải ngân 30 triệu đồng. Ngoài ra, Hội Nông dân còn phối hợp với ngành chăn nuôi thú y địa phương thường xuyên quan tâm, thăm hỏi, hỗ trợ kỹ thuật chăn nuôi, bảo đảm việc chăn nuôi được ổn định.
Tuy nhiên, theo ông Long, hiện nay, đầu ra sản phẩm VietGAHP vẫn còn bấp bênh nên chưa khuyến khích được nhiều nông dân tham gia. Để củng cố mô hình, thời gian tới, Hội Nông dân xã tiếp tục trao đổi với các doanh nghiệp tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm gà VietGAHP. Đồng thời nhân rộng cho các hộ khác trên địa bàn, nhằm định hướng người dân dần chuyển đổi sản xuất theo hướng an toàn, đáp ứng nhu cầu thị trường.
Minh Dương
Nguồn tin: Báo Tây Ninh
- chăn nuôi gà li>
- vietgahp li> ul>
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
Tin mới nhất
T7,23/11/2024
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất